Ẩm thực cuối tuần: Chọn cá chình nguyên con, nửa làm lẩu mắm, nửa đem nướng muối ớt
Một tuần bận rộn cũng qua và những bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng cho hai ngày nghỉ cuối tuần lại đến. Hôm nay, Trưa nay ăn gì gợi ý cá chình nguyên con chia thành hai phần: một nửa đem nấu lẩu mắm, nửa còn lại ướp muối ớt và nướng.
Nhắc đến cá chình, thực khách thưởng thức qua rồi không chỉ nhớ về chúng bởi phần ngoại hình mà còn là chất lượng thịt. Dù ngoại hình giống lươn nhưng cá chình không có vảy, sống ở cả vùng nước ngọt và nước biển.
Chính vì dưỡng chất và độ thơm ngon, thịt cá chình nghiễm nhiên nằm trong thực đơn hải sản ở những nhà hàng cao cấp, được quan tâm không kém cạnh các loài hải sản giá trị khác như tôm hùm, cua biển. Tại nhà hàng, cá chình thường bán theo dạng combo, mua một con và nấu thành 2-4 món ăn. Trong đó, phổ biến nhất là combo 2 món: thịt cá chình nướng muối ớt và lẩu mắm cá chình.
Cá chình nướng muối ớt: Đây là cách chế biến được ưa chuộng nhất nhằm giữ lại độ béo ngọt của thịt cá. Nhờ gia vị ướp là muối ớt mà thành phẩm thịt cá săn lại, gắp miếng nào, vừa vị miếng đó. Để làm cá chình nướng muối ớt, người nấu cần sơ chế cá thật kỹ, loại bỏ nhớt và dùng dao tách thịt, cắt khúc vừa ăn.
Trước khi nướng thì thịt cá cũng nên ướp qua ít gia vị như nước mắm, tiêu, bột ngọt để khử mùi. Trong thời gian đợi thịt thấm gia vị, người nấu trộn hỗn hợp sốt muối ớt để quét lên mặt cá. Đó là hạt nêm, bột ngọt, tương ớt, màu đường, sốt đồ nướng. Cuối cùng, đợi lò than nóng, than cháy rực lửa thì cho cá lên nướng đều hai mặt.
Dù chỉ là nướng cá nhưng mẹo để thịt cá giòn mặt ngoài, mọng nước mặt trong là nướng một mặt, khi nào thịt chuyển màu nâu cánh gián thì trở mặt. Mỗi mặt chỉ trở đúng một lần tránh thịt cá bị nát. Cuối cùng, dọn thịt cá lên đĩa, kèm ít rau salad, chén nước mắm chua ngọt hoặc chén muối ớt cho những ai muốn ăn đậm đà hơn.
Lẩu mắm cá chình: Chọn điểm nhấn ẩm thực hiện đại, đầu bếp fusion món lẩu mắm mới lạ hơn khi dùng thịt cá chình. Thông thường, lẩu mắm chỉ dùng cá lóc, cá basa, cá bông lau, cá điêu hồng bởi hương vị miền Tây dân dã nhưng khi kết hợp với thịt cá chình thì cũng rất bắt vị. Thịt cá chình sơ chế tương tự món nướng muối ớt, cắt khoanh vừa ăn. Nước dùng lẩu mắm nấu từ mắm chưng, là hỗn hợp nhiều loài cá miền Tây nên có vị thơm riêng.
Nước dùng đã có, thịt cá cũng đã sẵn sàng, lúc này việc đơn giản của người bán là chọn thức ăn kèm. Đó là bông súng, điên điển, hoa chuối, rau muống và không thể thiếu rau nhút. Một số nhà hàng làm mới topping khi có thêm những viên thịt thả lẩu mà giới trẻ ưa chuộng, khổ qua cà ớt, chả cá nhồi ớt ngoài bún tươi.
Qua khảo sát, giá cá chình tươi khoảng 240.000 đồng/kg (trọng lượng từ 2 – 5kg). Còn tại các nhà hàng, cá chình nướng muối ớt có giá bán 250.000 đồng/phần; lẩu mắm cá chình khoảng 500.000 đồng/phần (set ăn dành cho nhóm khách 2-4 người). Món nước gợi ý: Các loại trà nóng để trung hòa vị món ăn, khi thưởng thức cũng ngon miệng hơn.
Những món đặc sản miền Tây ăn một lần là ghiền 'ngay tắp lự', cá lóc nướng trui 'đỉnh của chóp'
Du khách không chỉ bị "đốn tim" bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi những món ngon miền Tây hấp dẫn như cá lóc nướng trui, lẩu mắm hay bún cá Châu Đốc.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là một món ăn đặc sản của Châu Đốc, An Giang nói riêng và của vùng Tây Nam Bộ nói chung. Đây không chỉ là một món ăn trong bữa cơm hằng ngày mà còn là mồi nhậu rất "bén" mà cánh đàn ông đặc biệt yêu thích.
Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá lóc đồng, thật tươi và đem rửa cho sạch bùn nhớt. Sau đó, người ta xuyên một que tre qua thân cá (mà không cần đánh vảy hay làm ruột) rồi cắm xuống đất, phủ rơm khô lên và châm lửa đốt.
Nướng cá phải chín vừa phải, sao cho vảy cá cháy đều nhưng không làm khét thịt cá. Khi cá vừa chín tới, phần vảy cá cháy được cạo bớt và trút ra khỏi que tre rồi thưởng thức.
Cá lóc nướng trui ngon khi chín đều sẽ để lộ phần thịt trắng, khói bốc lên thơm phức. Ăn kèm là bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn... chấm kèm nước mắm chua ngọt, nước mắm me đều ngon hết sảy. Món ăn này là một trong những đặc sản của miền Tây.
Cơm tấm Long Xuyên
Dọc đường về Long Xuyên, du khách sẽ bắt gặp nhiều món ăn phổ biến như bún, phở, hủ tiếu, bánh canh... trong đó món cơm tấm Long Xuyên hẳn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị về món ăn tưởng chừng quen mà lạ này.
Video đang HOT
Khác với món cơm tấm Sài Gòn có miếng sườn to, phần thịt sườn trong cơm tấm Long Xuyên đều được cắt mỏng thành từng miếng nhỏ, vừa đẹp mắt lại vừa tiện lợi cho người ăn. Thịt sườn khi nướng cũng được cắt thành lát dài, ướp gia vị rồi mới đem nướng.
Đặc biệt, ngoài phần thịt sườn, đĩa cơm tấm ở Long Xuyên còn có thêm món trứng kho như món thịt kho tàu, trứng có màu gạch tôm và thấm gia vị rất tuyệt. Khi bày trí trên phần cơm, trứng cũng được cắt thành từng lát mỏng giúp người ăn không có cảm giác ngán.
Bún cá Châu Đốc
Bún cá là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng như bún cá Cà Mau, bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang... Trong số đó bún cá Châu Đốc nổi tiếng hơn cả vì gần như giữ được trọn vẹn hương vị nguyên sơ của bún cá (vốn có nguồn gốc từ Campuchia).
Nước lèo món bún cá Châu Đốc được ninh từ xương heo, nêm thêm mắm cá linh, mắm ruốc để tạo nên hương vị độc đáo. Phần cá phải là cá lóc, luộc chín rồi xào sơ qua với nghệ để giảm mùi tanh, tăng hương vị cho món bún cá.
Món bún cá Châu Đốc thường được ăn kèm rau diếp cá, húng quế, bắp chuối và bông điên điển, rất đặc trưng miền Tây.
Tung lò mò
Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò - một món ăn truyền thống của người Chăm (là những người theo đạo Hồi, không ăn thịt lợn).
Để làm món tung lò mò, bạn cần có ruột bò, thịt bò, mỡ bò và nhiều gia vị khác như tiêu, tỏi... để làm gia tăng hương vị cho từng khúc lạp xưởng. Món lạp xưởng bò thường được nướng hoặc chiên để ăn kèm với cơm rất ngon, thậm chí làm mồi nhậu cũng rất "bắt".
Lẩu mắm
Lẩu mắm là một trong những đặc sản của người miền Tây. Và món lẩu chỉ thực sự ngon khi nước lẩu được chế biến từ mắm cá linh hay mắm cá sặc Châu Đốc, An Giang. Nước lẩu được nấu từ xương heo kết hợp cùng mắm linh hoặc mắm sặc, sau đó thêm vào ít nấm rơm, cà tím để gia tăng hương vị. Những nguyên liệu ăn lẩu mắm thường là thịt ba rọi, tép bạc, cá basa, lươn, thịt bò, ốc bươu... tạo thành một nồi lẩu thập cẩm, đậm đà hương vị.
Đặc biệt, món lẩu mắm không thể thiếu rau sống ăn kèm là các loại bông điên điển, bông so đũa, lục bình... của miền Tây dân dã.
Chuột đồng nướng muối ớt
Chuột đồng nướng muối ớt là một trong những món ăn ngon hết sảy của người miền Tây. Loại chuột dùng để ăn thịt là chuột đồng, quanh năm ăn lúa nên chắc thịt, thịt béo và rất ngọt.
Thịt chuột khi làm sạch sẽ đem ướp với muối, sả, ớt và các loại gia vị khác trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm đều rồi cho lên bếp than nướng. Khi thịt chín sẽ có mùi thơm phức, miếng thịt săn lại và có màu vàng ruộm trông rất bắt mắt. Xé từng miếng thịt nóng hổi, chấm muối tiêu chanh và nhâm nhi vài ly rượu đế quả thì không có cao lương mĩ vị nào có thể sánh bằng.
Canh chua cá linh bông điên điển
Có hai thứ làm nên đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây là cá linh và bông điên điển. Cũng chính hai nguyên liệu này tạo nên món canh chua cá linh bông điên điển đặc trưng của người miền Tây. Món canh chua này cũng được nấu tương tự như các loại canh chua thông thường khác.
Món bún cá Châu Đốc ngon đậm chất Miền Tây
Món bún cá Châu Đốc là món ăn ngon đậm chất Miền Tây với vị ngọt của cá, thơm ngon của nước lèo nhưng cách chế biến lại cực kì đơn giản.
Món bún cá Châu Đốc ngon đậm chất Miền Tây
Nguyên liệu nấu bún cá Châu Đốc ngon chuẩn vị:
Bún tươi: 800 gram.
Cá lóc: 1 con.
Nước dừa: 400 ml.
Ngãi bún: 30 gram (bạn có thể mua ngãi bún tại các cửa hàng chuyên cung cấp nguyên liệu thực phẩm).
Nghệ củ: 20 gram.
Mắm ruốc: 10 gram (hoặc mắm cá linh, cá sặc).
Đường phèn: 15 gram.
Hành tím: 1 củ.
Sả: 80 gram.Nước lọc: 1 lít.
Ớt: 2 - 3 trái.Tỏi: 2 - 3 củ.
Rau ăn kèm (rau thơm, rau răm, bông điên điển, rau muống, bắp chuối, rau nhút, giá, hẹ).
Gia vị: muối, nước nắm, hạt nêm,...
Cách nấu món bún cá Châu Đốc ngon chuẩn vị:
Bước 1:
Cá lóc bạn rửa sơ cạo vảy, loại bỏ phần bụng cá. Sau đó dùng muối hạt chà sát toàn thân cá cho bớt nhờn, rửa lại bằng nước sạch và cắt nhỏ cá đi.
Tỏi, hành tím băm nhuyễn.Ớt bạn dùng dao cắt lát mỏng.Sả đem rửa sạch, bạn chia sả làm 4 phần bằng nhau. 1 phần bạn dùng dao cắt ngắn đoạn 7 - 8 cm và 3 phần còn lại bạn dùng dao băm nhuyễn.
Nghệ bạn dùng dao gọt vỏ và rửa sạch lại bằng nước.Phần rau ăn kèm bạn rửa sạch bằng nước, vớt ra rổ cho ráo.
Bước 2:
Đầu tiên, cho vào cối 20 gram sả, 20 gram nghệ và 30 gram ngãi bún và dùng chày giã nhuyễn.Tiếp theo, cho 400 ml nước dừa, 1 lít nước lọc và hỗn hợp giã nhuyễn của sả, nghệ và ngãi bún vào nồi. Sau đó, bắc nồi lên bếp và đun sôi.
Khi thấy nước sôi, bạn cho cá lóc đã làm sạch vào nồi, luộc chín cá trong vòng 15 phút. Sau 15 phút, bạn vớt cá ra và để nguội trong 10 phút.Sau khi lấy cá, bạn dùng vợt, vợt hết xác của nghệ, ngãi bún và sả ra ngoài.Tiếp tục, 10 gram mắm ruốc bạn khuấy đều với 30 ml nước lọc, sau đó cho vào nước lèo.Cho thêm vào nước lèo 10 gram hạt nêm, 5 gram muối, 15 gram đường phèn cùng với 20 gram sả băm, 20 gram hành tím băm và 20 gram tỏi băm vào nồi. Tiếp tục khuấy đều lên.
Bước 3:
Cá sau khi nguội đi, bạn tiến hành tách cá và bỏ xương đi. Khi tách xương cá bạn nhớ chia thịt cá thành những phần nhỏ vừa ăn.Chú ý nhẹ tay để phần thịt cá không bị vỡ, khi ăn sẽ không ngon.Tách cá xong, bạn cho cá vào chảo và xào thơm cá trong 3 phút với 20 ml dầu ăn, 40 gram sả, 20 gram hành tím và 10 gram tỏi.
Bước 4:
Bạn cho lần lượt bún, cá, ít rau thơm, bông điên điển và sau đó chan nước lèo lên.Bạn có thể lấy nước mắm thêm ít ớt để làm nước chấm để ăn với cá.Có thể ăn bún cá kèm với chả lụa, thịt heo quay hay hột vịt lộn.Rau ăn kèm là rau muống bào, bắp chuối bào, giá, rau răm, bông điên điển, rau thơm.Món bún đạt được yêu cầu là món bún có màu sắc bắt mắt, phần thịt cá lóc không vỡ, không xương, vị vừa ăn.
Mách nhỏ:
Ngãi bún là nguyên liệu vô cùng quan trọng để tạo nên hương vị cho món bún cá Châu Đốc.Có thể thay thế mắm ruốc bằng loại mắm cá linh hay cá sặc của miền Tây, mắm Châu Đốc có mùi đặc trưng nên có dịp du lịch thì bạn nên mua về để nấu nước dùng đúng chuẩn.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Những món lẩu đặc sản Việt Nam ngon 'hết nước chấm' Nếu là một "fan cứng" của món lẩu, bạn không thể bỏ qua những món lẩu đặc sản Việt Nam như lẩu bò, lẩu dê, lẩu gà, lẩu thả,... được chế biến công phu, hấp dẫn. Những món lẩu đặc sản Việt Nam được yêu thích nhất 1. Lẩu bò Lẩu bò là một trong những món lẩu đặc sản Việt Nam, gần...