Ám sát Đại sứ Nga: Lời cảnh báo ớn lạnh cho Putin
Trước khi bị cảnh sát bắn chết, tay súng ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov thét lên lời trăng trối cuối cùng rằng: “Đừng quên Aleppo, đừng quên Syria!”. Đây được cho là thông điệp cảnh báo chết chóc mà kẻ ám sát và những ai đứng sau người này (nếu có) muốn gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tay súng Mevlut Mert Altintas đứng bên cạnh thi thể Đại sứ Nga Andrey Karlov
Mevlut Mert Altintas, kẻ ám sát Đại sứ Nga Andrey Karlov sinh năm 1994, năm nay mới 22 tuổi và đã làm việc trong lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara 2, 5 năm.
Tay súng này đã dùng thẻ cảnh sát để lọt vào hội trường triển lãm ảnh ở Ankara ngày 19.12, mặc dù hôm đó hắn không được giao nhiệm vụ tại đây rồi lạnh lùng và rút súng nã nhiều phát đạn vào lưng Đại sứ Nga.
Trước khi bị cảnh sát bắn chết, Karlov thét lên những lời cuối cùng rằng: “Đừng quên Aleppo, đừng quên Syria! Chúng tôi đã thề với Nhà tiên tri Muhammad rằng sẽ tử vì đạo để trả thù cho Syria và Aleppo”.
Tay súng bắn chết Đại sứ Nga hét to trước khi bị cảnh sát hạ gục.
Ngay sau vụ ám sát, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng tuyên bố đây là “vụ giết người hèn nhát” và là một sự khiêu khích, nhằm mục đích để phá vỡ giải pháp hòa bình ở Syria cũng như mối quan hệ đang ấm lên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Nga Putin đã mạnh mẽ lên án vụ ám sát.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới phân tích đều cho rằng vụ ám sát sẽ không thổi bùng căng thẳng hoặc châm ngòi một cuộc xung đột mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bản thân Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã nhanh chóng khẳng định rằng, vụ việc sẽ không hủy hoại được nỗ lực xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn của 2 quốc gia.
“Chúng ta biết rằng đây là hành động gây hấn nhằm phá hủy quan hệ giữa Thỗ Nhĩ Kỳ và Nga trong tiến trình bình thường hóa quan hệ… Tất cả những gì chúng mong muốn từ vụ tấn công này sẽ không bao giờ đạt được”.
Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, vụ ám sát Đại sứ Karlov rõ ràng là sự trả thù cho việc Nga can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria hồi tháng 9.2015 khi kẻ ám sát đã tuyên bố động cơ giết người của hắn rõ ràng liên quan đến sự hỗ trợ của Moscow cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad để chống lại các nhóm khủng bố và lực lượng nổi dậy.
Trong hơn 1 năm qua, quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đóng một vai trò quan trọng, giúp chế độ Tổng thống Assad đảo ngược tình thế trên chiến trường, giành lại được những khu vực trọng yếu quan trọng. Không quân Nga cũng đã hết lòng yểm trợ để quân đội chính phủ Syria tái chiếm lại thành phố chiến lược Aleppo.
Việc đè bẹp quân nổi dậy ở đông Aleppo là một chiến thắng lớn cho chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad cũng như chính quyền Tổng thống Putin. Mặc dù chiến thắng tại Aleppo không giúp chấm dứt cuộc nội chiến Syria nhưng có thể định hình lại cục diện cuộc khủng hoảng kéo dài gần 6 năm qua tại quốc gia này.
Một câu hỏi đặt ra là sau chiến thắng quan trọng ở Aleppo, liệu Nga có tiếp tục can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến trong khu vực này để tiếp tục củng cố vị thế và tầm quan trọng của mình trên bàn cờ địa chính trị thế giới hay không. Và vụ ám sát Đại sứ Karlov sẽ là lời nhắc nhở dành cho ông chủ Điện Kremlin về cái giá mà Nga có thể phải trả nếu tiếp tục chính sách can thiệp.
Theo Danviet
Những mảnh đời trẻ em trong cuộc chiến Syria
Cậu bé Omran Daqneesh đã trở thành gương mặt biểu tượng của cuộc chiến Syria, nhưng Daqneesh chỉ là một trong rất nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột tại nước này.
Bức ảnh chụp Omran Daqneesh, 5 tuổi, với ánh mắt đờ đẫn và gương mặt bết máu trên xe cứu thương hôm 17/8 trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, lột tả cuộc chiến khốc liệt tại Aleppo giữa lực lượng chính phủ Syria và phe đối lập. Ảnh: AMC
8,4 triệu trẻ em, tức hơn 80% trẻ em Syria bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Ảnh: Reuters
Năm 2016, 13,5 triệu người Syria cần hỗ trợ nhân đạo, 6 triệu người trong số đó là trẻ em. Họ bị thiếu thốn lương thực, chăm sóc y tế và giáo dục do hậu quả chiến tranh. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông cứu một cô bé bị thương tại Aleppo. Ảnh: Reuters
Anh trai của cậu bé trong ảnh đã thiệt mạng tại khu vực do phiến quân kiểm soát tại tỉnh Idlib. Trong một trại tị nạn, 79% trẻ em có người thân thiệt mạng trong cuộc chiến ở Syria, theo Viện Chính sách Nhập cư có trụ sở tại Mỹ. Ảnh:Reuters
3,7 triệu trẻ em Syria được sinh ra kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra cách đây 5 năm. Điều đó có nghĩa là cứ ba trẻ em Syria thì có một em phải tiếp xúc với bạo lực ngay từ khi ra đời. Ảnh: Reuters
Ghazal, 4 tuổi (trái) và Judy, 7 tuổi, bế em bé 8 tháng tuổi, la hét khi xảy ra một vụ tấn công. Các nhà hoạt động nói vớiReuters rằng đó là một đợt pháo kích của lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus. Ảnh: Reuters
Sheima, 5 tuổi, trúng một viên đạn lạc tại Syria và bị mất cả hai mắt. Cô bé được điều trị ở một trạm xá tại Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Một cậu bé bị thương được chăm sóc ở bệnh viện sau cuộc không kích vào khu Douma ở Damascus, Syria. Ảnh:Reuters
Chỉ riêng tại Aleppo, khoảng 95% bác sĩ đã bỏ trốn, bị giam giữ, hoặc thiệt mạng, khiến người dân khó được điều trị y tế. Ảnh: Reuters
Cô bé mồ côi Gharam, 5 tuổi, tham dự một cuộc tập hợp được tổ chức bởi Damascus Lovers (Những người yêu Damascus) - nhóm chuyên hỗ trợ trẻ em mồ côi, ở Ghouta, khu ngoại ô phía đông Damascus. Ảnh: Reuters
Phương Vũ
Theo VNE
Cuộc chiến Syria đã thay đổi diện mạo thế giới như thế nào Cuộc nội chiến tại Syria đã ảnh hưởng sâu sắc đến vị thế và chính sách đối ngoại của các cường quốc thế giới cũng như khu vực Trung Đông. Tổng thống Putin và Tổng thống Obama trong cuộc hội đàm ở Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters Cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 5 năm tại Syria không chỉ gây ra thảm...