Âm mưu dùng tiền giả làm suy yếu Anh của phát xít Đức
Phát xít Đức từng lên kế hoạch làm giả đồng bảng Anh với số lượng lớn để tạo ra lạm phát và suy yếu nền kinh tế Anh trong Thế chiến 2.
Những đồng 5 bảng Anh giả được Đức Quốc xã in trong chiến dịch Bernhard. Ảnh: WarIsboring.
Năm 1967, khi các chuyên gia mở một chiếc đại phong cầm cổ ở nhà thờ San Valentino, Merano, Italy để xác định niên đại thì phát hiện 5 triệu bảng tiền mặt và một bản kế hoạch bí mật của phát xít Đức.
Các nhà băng sau đó xác định toàn bộ số tiền này là giả, được Đức Quốc xã sử dụng phục vụ chiến dịch Bernhard nhằm phá hoại nền kinh tế Anh thời Thế chiến 2, theo WarIsboring.
Chiến dịch Bernhard được đặt theo tên của Bernhard Kruger, thiếu tá thuộc đội cận vệ SS, thay mặt cơ quan An ninh Phát xít Đức (RSHA) chỉ huy chiến dịch.
Ban đầu, Heinrich Himmler, chỉ huy đội cận vệ SS, muốn in những đồng bảng giả để thả từ trên không xuống lãnh thổ Anh. Ông ta tin rằng việc rải những cơn mưa tiền xuống nước Anh sẽ khiến người dân vốn thiếu thốn trong thời chiến sẽ tranh nhau nhặt và đưa vào lưu thông, khiến lạm phát trở nên trầm trọng và nền kinh tế Anh sẽ suy yếu.
Tuy nhiên, đến năm 1942, phát xít Đức vạch ra một kế hoạch hành động bí mật và thực tế hơn so với việc rải tiền từ trên không. Theo đó, RSHA sẽ dùng tiền giả để mua các hàng hóa có giá trị, qua đó đẩy lượng tiền này vào lưu thông ở Anh cũng như trong toàn châu Âu.
Để bắt đầu chiến dịch, ngoài việc sử dụng nhân lực của Đức, Bernhard đã tận dụng các tù nhân là người Do Thái từng làm về in ấn, nghệ thuật, in thạch bản và có kỹ năng giỏi trong lĩnh vực tiền tệ.
Avraham Sonnenfeld là một trong 143 tù nhân Do Thái bị buộc tham gia vào chiến dịch làm tiền giả. Kinh nghiệm điều hành một cửa hàng in ấn ở Hungary đã cứu mạng ông khi thuộc hạ của Bernhard đến trại Auschwitz để tìm kiếm các tù nhân có tay nghề hữu ích trong việc in tiền giả.
Ngoài ra còn có Adolf Burger, một thợ in người Do Thái từng cố gắng cứu đồng hương của mình khỏi thảm họa Holocaust bằng cách làm giả giấy chứng nhận rửa tội để che dấu nguồn gốc tôn giáo của họ.
Sonnenfeld, Burger và những người khác được đưa đến một địa điểm bí mật ở trại tập trung Sachsenhausen gần Berlin, nơi tiến hành hoạt động in ấn.
Video đang HOT
Các nhà băng sau đó xác định rằng Chiến dịch Bernhard đã tiến hành hai đợt in tiền giả. Lô tiền giả đầu tiên thiếu chuyên nghiệp và các nhà buôn có thể dễ dàng phát hiện, nhưng đợt in ấn thứ hai cho thấy chất lượng những đồng bạc giả cao hơn rất nhiều.
Đội quân làm tiền giả cũng tìm cách làm giả thêm đồng USD. Việc này được Kruger giao cho Solly Smolianoff, một tên tội phạm chuyên in tiền giả. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Mỹ, các thành viên trong chiến dịch Bernhard hầu như không thể mô phỏng giấy, mực in và khuôn in để làm ra tờ USD giống như thật.
Friedrich Schwend, kẻ lưu thông đồng bảng giả trong chiến dịch Bernhard. Ảnh: WarIsboring.
Mỗi khi một lượng tiền giả được in ra, đại tá Friedrich Schwend, tay chân của Bernhard, lại sử dụng chúng để mua hàng hóa nhằm phân phối ra khắp châu Âu thông qua trụ sở của mình ở Italy.
Schwend sau đó khai với các quan chức tình báo Mỹ rằng hắn sử dụng một mạng lưới gồm năm điệp viên ở Bỉ, Italy, Hà Lan, Thụy Sĩ và Nam Tư để mua trang sức và các hàng hóa có giá trị khác bằng những đồng bảng Anh giả.
Các điệp viên này sau đó tuyển mộ thêm chân rết nhỏ hơn để phát triển sâu rộng hoạt động ngầm.
Tuy chiến dịch Bernhard chấm dứt khi chiến tranh kết thúc nhưng các quan chức Mỹ vẫn lo lắng bởi trên thực tế có những dấu hiệu cho thấy Bernhard có thể tiếp tục tài trợ cho các nhóm tàn dư của Đức Quốc xã nhằm chống lại phe Đồng minh.
Một lái xe cho đại sứ Hungary ở Thụy Sĩ thông tin rằng Schwend đã hứa hẹn trả cho anh ta những khoản tiền bằng đồng USD hay đồng bảng Anh nếu anh trở thành nhân viên làm việc trong các sứ quán ở Thụy Sĩ và cung cấp tin cho họ.
Sau khi bắt giữ Schwend, các sĩ quan tình báo Mỹ đã khai thác thông tin và sử dụng tên này như chim mồi để săn lùng các thành viên, tiền giả và trang thiết bị còn lại trong chiến dịch Bernhard để đảm bảo không một ai, không một thứ gì còn sót lại của chiến dịch có thể hồi sinh trong tay những nhóm tàn dư của phát xít.
Ngày nay, những đồng bạc giả trong chiến dịch Bernhard vẫn được các nhà sưu tầm săn lùng. Một đồng 20 bảng Anh giả nguyên bản hiện được những người sưu tầm mua với giá 600 USD.
Duy Sơn
Theo VNE
Ảnh cực độc: Hitler ném bom dữ dội Anh 1940 - 1941
Từ tháng 9 1940 5 1941, không quân Đức theo lệnh trùm phát xít Hitler ném bom dữ dội Anh suốt ngày đêm nhằm phá hoại nền kinh tế xứ sở sương mù.
Theo lệnh trùm phát xít Đức Hitler ném bom dữ dội Anh
, không quân Đức đã dội bom nhiều thành phố của Anh suốt nhiều ngày đêm từ tháng 9/1940 - 5/1941. Trong khoảng thời gian thực hiện cuộc không kích Blitz, không quân Đức quốc xã đã sử dụng hơn 100 tấn thuốc nổ ném xuống 16 thành phố của Anh, trong đó có cả thủ đô London.
Trong chiến dịch không kích đó, Đức quốc xã đó tập trung vào các trung tâm công nghiệp, quân sự và các thành phố của Vương quốc Anh. Trong đó, London là một trọng điểm nên bị Đức quốc xã ném bom 71 lần trong 57 đêm.
Trong 267 ngày không kích nước Anh, không quân phát xít Đức đã phá hủy hoặc làm hư hại 1 triệu ngôi nhà ở riêng London, đồng thời cướp đi sinh mạng của hơn 43.000 người (trong đó 1/2 là người dân ở thủ đô London).
Hàng ngàn người dân sống trong điều kiện thiếu thốn, chật chội ở các hầm trú ẩn tránh bom.
Những cuộc không kích dữ dội của Không quân Đức xuống các thành phố của Anh gây ra nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng, phá hủy nhiều ngôi nhà.
Khu vực Quảng trường Berkeley ở London thiệt hại nặng nề sau những cuộc dội bom ngày đêm của phát xít Đức.
Nhiều tòa nhà ở gần nhà ga St Pancras, London bị tàn phá bởi bom của phát xít Đức.
Một hố bom lớn bên ngoài Cung điện Buckingham, London sau khi Đức quốc xã ném bom tấn công khu vực này.
Đường phố Anh bị tàn phá nghiêm trọng trong thời kỳ Đức không kích nước Anh từ năm 1940 - 1941.
Ô tô Humber trúng bom của không quân phát xít Đức chỉ còn bộ khung sắt nằm trơ trọi trên đường phố.
Theo_Kiến Thức
Trận đụng độ đầu tiên của Mỹ với lực lượng thiết giáp Đức Trải qua những sai lầm, vấp váp, hy sinh đầu tiên, tiểu đoàn diệt tăng của Mỹ cũng đã có chiến thắng quý giá trước những cỗ xe tăng Panzer của Đức. Xe chiến đấu M6 gắn pháo diệt tăng của Mỹ trong Thế chiến 2. Ảnh: Wikimedia Năm 1939-1940, khi những cỗ xe tăng Panzer của phát xít Đức càn quét trên...