“Âm mưu” của nàng dâu
Nếu như nhiều nàng dâu coi chuyện mẹ chồng già nua tuổi tác bỗng đòi &’đi bước nữa’ là điều đáng xấu hổ thì với một số nàng dâu khác, đó lại là cơ hội trời cho.
Mẹ chồng tái giá, con dâu sướng điên
Cúc vẫn đánh giá rằng mẹ chồng cô không tốt hơn, cũng không xấu hơn mức trung bình của các bà mẹ chồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều lúc cô vẫn ức chế không chịu nổi vì phải sống chung với một người luôn có quyền áp đặt, chỉ trích cô, bắt cô chịu đựng không ít điều phi lý mà không được phản kháng. Những việc lớn của gia đình, dù quyết định của mẹ chồng có “dở hơi” đến thế nào, Cúc cũng ngậm miệng, vì phận dâu con không có quyền lên tiếng, vả lại nếu quyết định đó có gây tai họa thì cả nhà phải chịu hậu quả chứ không phải chỉ mình cô.
Nhưng những chuyện liên quan đến cá nhân cô hay việc nuôi dạy bọn trẻ, mẹ chồng cũng can thiệp thô bạo khiến Cúc lắm khi có khát khao điên cuồng là ném vào mặt bà những lời chỉ trích thẳng thắn nhất. Nhưng cô cố nhịn, và ước gì có một phép lạ khiến bà đuổi hai vợ chồng cô ra ở riêng. Có điều, chồng Cúc là con trai duy nhất nên cái “mùa xuân” ấy chẳng bao giờ đến.
Sự ức chế của Cúc càng lớn hơn sau khi bố chồng qua đời do bạo bệnh. Sự cố này khiến mẹ chồng lâm vào khủng hoảng. Bà luôn cáu gắt, rất dễ nổi nóng, tính tình ngày càng khó khăn đến mức vô lý. Và người phải hứng chịu nhiều nhất dĩ nhiên là nàng dâu. Lắm lúc Cúc căng thẳng và giận dữ đến mức phải tự hỏi, chẳng lẽ suốt cuộc đời cô không bao giờ có tự do, chẳng lẽ phải đến lúc già nhăn nheo, cô mới thoát khỏi xiềng xích của mẹ chồng?
Thế rồi tự do quý giá đã đến bất ngờ dưới hình hài một người đàn ông 63 tuổi, hơn mẹ chồng Cúc 7 tuổi. Ông là người yêu của mẹ chồng, một người cũng góa vợ nhiều năm. Lúc đầu, họ tuyên bố chỉ là bạn tâm giao, cùng nhau chia sẻ vui buồn, nhưng sau khi mãn tang bố chồng, tình nhân của mẹ nói với gia đình hai bên là muốn có bữa tiệc nhỏ để đón bà về sống chung những năm cuối đời.
Ảnh minh họa
Chồng và hai cô em gái của chồng Cúc phản đối. Họ nói không yên lòng khi để mẹ đến nhà người khác, rồi thì con cái ông ấy sẽ đối xử với mẹ ra sao, rằng mẹ chừng ấy tuổi còn phải “đi làm dâu” thì tội quá, rằng mẹ cả đời phải phục dịch chồng con, giờ già rồi lại đi hầu một ông già khác, thật chẳng cái dại nào bằng. Thực ra trong thâm tâm, họ sợ tai tiếng, sợ người ta xầm xì rằng bà chừng ấy tuổi còn chưa trót đời, còn ham hố đến mức chỉ chờ mãn tang chồng là đi bước nữa.
Chỉ có cô con dâu là nhẹ nhàng khuyên giải mọi người, bảo phải đặt mình vào vị trí của mẹ để hiểu cho mẹ: “Mình là con dĩ nhiên sợ mẹ khổ, nhưng bản thân mẹ lấy việc phải vất vả vì những người mình yêu thương là hạnh phúc, giống như ngày xưa mẹ phục vụ bố và mấy anh em anh. Chúng mình muốn mẹ ở nhà để con cái phục dịch cho an nhàn, nhưng mẹ cô đơn, cần có bạn, mà chúng mình đâu có nhiều thời gian chia sẻ với mẹ. Người ta nói con chăm cha không bằng bà chăm ông, người già cũng cần có tình yêu, có bạn đời. Con cái không thể thay thế được”. Rồi Cúc đề xuất, nếu sợ mẹ về nhà bên ấy vất vả thì mấy anh em góp tiền thuê ôsin cho mẹ.
Video đang HOT
Thế là mẹ chồng Cúc đi lấy chồng. Từ đó, Cúc được tự do làm theo ý mình. Cô trẻ ra đến mấy tuổi. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng tốt hơn gấp trăm lần, vì khi không còn ở chung, Cúc hết ác cảm với mẹ, thậm chí còn yêu thương, lo lắng cho bà.
Lập mưu “đẩy” mẹ chồng sang nhà khác
Cũng thoát được “ách áp bức” của mẹ chồng nhờ một cuộc tái giá nhưng niềm hân hoan của Lý không phải từ trên trời rơi xuống như trường hợp của Cúc, mà là kết quả sự lao tâm khổ tứ của chính cô. Để có tự do, Lý đã phải mất nhiều chất xám để ủ mưu, rồi khi nghĩ ra thì lại vắt óc lập một kịch bản từ đề cương đến chi tiết, từng bước thực hiện một cách kiên trì suốt hai năm ròng.
Mẹ chồng Lý ly hôn cách đây rất nhiều năm, khi bốn đứa con còn thơ ấu, bởi ông chồng trăng gió của bà vì mê gái mà theo bồ vào Nam. Từ đó đến nay, bà quyết trả thù kẻ bạc tình bằng cách một mình dốc sức nuôi các con ăn học thành người. Tuy nhiên, những nỗi cực khổ của cuộc mưu sinh cùng nỗi cô đơn, uất ức đã in hằn lên tính cách của bà, khiến bà trở nên vừa hà khắc với con cái, nhất là con dâu, lại vừa hay dỗi hờn, làm mình làm mẩy mỗi khi con không theo ý mình. Là dâu trưởng, Lý lãnh đủ những trận nắng sớm mưa chiều đó.
Lý nghĩ, nếu không đời nào được phép ở riêng, thì cánh cửa duy nhất mở ra tự do cho cô là mẹ chồng đi bước nữa. Cô biết, để tránh chuyện mẹ chồng tái giá ít hôm đã đùng đùng vác đồ đạc quay về, dứt khoát phải tìm cho bà một người đàn ông tốt và phù hợp. Điều đó thật khó khăn, nhưng Lý xác định phải kiên trì. Đầu tiên, cô cố gắng gần gũi mẹ chồng, tỉ tê tâm sự, rồi vận động bà tham gia các câu lạc bộ khiêu vũ, tập khí công dưỡng sinh của người cao tuổi. Lý tự tay mua đồ tập cho mẹ chồng, “phụ đạo” cho bà về các điệu nhảy cổ điển. Khi hai mẹ con đã thành bạn tâm tình, cô dùng cách mưa dầm thấm lâu, rót vào đầu bà cái tư tưởng người già cũng cần tình yêu, cần sống cho chính bản thân mình, rằng chuyện đó không có gì xấu…
Ảnh minh họa
Lý thường xung phong chở mẹ đến các câu lạc bộ rồi vui vẻ làm quen với các cụ ở đó, nhất là các cụ ông. Thỉnh thoảng, cô in tài liệu về chăm sóc sức khỏe biếu các cụ, rồi từ từ làm cầu nối, khiến mẹ chồng thành tâm điểm của một nhóm bạn thân, thường xuyên cùng nhau giao lưu, gặp gỡ. Mẹ chồng Lý nhờ tâm lý vui vẻ, lại được cô con dâu ra sức tư vấn làm đẹp nên trẻ ra thấy rõ, thu hút được rất nhiều cụ ông. Khi đó, như một người bạn tâm giao, Lý tư vấn cho bà về chuyện tình cảm, để rồi cuối cùng, chuyện tình của bà với một ông lão bắt đầu. Với sự ủng hộ, khuyến khích của Lý, ông bà đã vượt qua được mặc cảm ngại ngần và sự khó chịu của con cái để thành vợ chồng.
Vậy là Lý “đuổi” được mẹ chồng mà không cần “phát động chiến tranh”. Có người thấy Lý nhiệt tình với sự tái giá của mẹ chồng như vậy, vẫn nói cô là thâm, là đểu. Nhưng Lý cho rằng, chẳng có gì sai nếu kết quả “âm mưu” của cô là có ít nhất hai người phụ nữ được hạnh phúc: cô và mẹ chồng. “Khi nghĩ cách để có tự do, tôi đã quyết tâm tìm một giải pháp để mẹ chồng được sống vui suốt quãng đời còn lại chứ không phải đẩy bà vào một sai lầm bất hạnh”, Lý nói.
Ngoài ra, điều làm Lý đắc ý nhất là “âm mưu” đó chẳng những giúp cô được ở riêng, mà còn từng bước một giúp mẹ chồng con dâu có tình cảm tốt đẹp với nhau.
Theo VNE
Làm sao tôi có thể quay về?
Đòn roi của anh tôi đã quen, nhưng vết thương trong lòng tôi thì sẽ không bao giờ lành được.
"Về ngay, mày mà không về thì đừng có trách. Tao sẽ đánh cho mày không còn biết tên họ mày luôn. Con Lan kia, mày có nghe không hử"- anh gào lên trong điện thoại. Tôi cúp máy. Đây là lần đầu tiên kể từ khi về làm vợ Tùng, tôi dám làm điều đó.
Chúng tôi cưới nhau đã 13 năm và có với nhau 2 mặt con. Nhưng trong suốt thời gian ấy, cái gọi là hạnh phúc thật là ngắn ngủi. Có lẽ lúc đó do mới cưới nên tôi cảm thấy việc đi đâu cũng có người đón đưa, làm gì cũng có người hỏi han, nói gì cũng có người chăm chú nghe, ăn mặc gì cũng có người xăm soi góp ý, đi đâu lâu một chút đã có người cằn nhằn... là hạnh phúc. Đâu có ai được chồng quan tâm, cưng thương như mình? Ngày đó tôi nghĩ vậy.
Nhưng chỉ được chừng 1 năm là tôi bắt đầu thấy ngộp với sự chăm sóc ấy. Tôi phản ứng. Hậu quả là tôi đã đón nhận cái tát tai đầu tiên của cuộc hôn nhân. Lúc đó tôi sững sờ, tôi thất vọng, nhưng rồi tôi vẫn phải tiếp tục sống với anh vì con và vì chính bản thân tôi.
Có người bảo do anh yêu quá nên ghen. Có người bảo vì anh già mà cưới vợ trẻ nên phải canh chừng không thằng khác cuỗm mất. Còn anh thì bảo: "Đàn bà con gái bây giờ ghê lắm. Không thấy báo chí đăng đầy đó sao?". Tôi bảo: "Yêu nhau thì phải tin nhau. Nếu không yêu thì làm sao mà sống với nhau cho được?". Anh lại nói: "Đừng nói chuyện tình yêu hay niềm tin ở đây. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Anh không muốn sau này người ta nói mình mất bò mới lo làm chuồng".
Lần thứ hai anh đánh tôi là hôm công ty tổ chức liên hoan cuối năm. Vui quá nên tôi về muộn. Nói là muộn nhưng cũng chưa đến 9 giờ tối. Anh không nói không rằng, vừa mở cửa đã tát như trời giáng khiến tôi lảo đảo. Sau đó anh nói một thôi một hồi về những loại đàn bà hư thân, mất nết bỏ chồng con đi tìm niềm vui bên ngoài. Anh nói và bắt tôi phải ngồi nghe. Mãi đến khi chiếc răng bị gãy khiến tôi ngậm một họng máu ộc ra ướt cả áo anh mới cho tôi đứng lên...
Tôi thật sự không hiểu vì sao anh lại cư xử như vậy. Ngày mới biết anh, tôi xem anh là thần tượng, là hình mẫu người đàn ông lý tưởng. Với sự cách biệt tuổi tác như vậy, tôi thấy anh thật chững chạc, vững chãi, đáng tin cậy. Chính vì vậy, khi anh ngỏ lời yêu và muốn cưới tôi, tôi đã chẳng ngần ngại nhận lời. Tôi đâu biết phía sau người đàn ông thành đạt ấy là một kẻ vũ phu, gia trưởng đến mức chính tôi đôi lúc cũng không tin được.
Đòn roi của anh tôi đã quen, nhưng vết thương trong lòng tôi thì sẽ không bao giờ lành được (Ảnh minh họa)
Tôi nhớ có lần mẹ tôi đột ngột ghé thăm, thấy mắt tôi tím bầm, bà hốt hoảng: "Con sao vậy?". Tôi nói dối bị ngã xe. Rồi có lần thằng em tôi ghé chơi cũng ngay lúc tôi vừa bị đánh thâm tím mặt mày. Lần này thì tôi không thể nói dối. Nghe xong, em tôi tức tối: "Để em đập thằng chả một trận". Tôi năn nỉ em đừng manh động vì dù sao thì đó cũng là chồng tôi, anh rể của em. Vậy là nó cho qua nhưng từ đó cứ gầm ghè.
Trận đòn mà tôi đau nhất là khi tôi vừa có thai đứa thứ hai được 3 tháng. Biết mình có thai nhưng tôi không nói với anh vì nghĩ chuyện ly hôn chắc chỉ còn tính từng ngày. Hôm đó tôi mệt nên không đi chợ. Bữa tối tôi mua đồ ăn sẵn ngoài tiệm về. Vừa trông thấy tôi bày biện các thứ lên bàn, anh đã bật dậy nắm tóc, vặn ngược cổ tôi ra sau: "Tao mà phải ăn những thứ này hả? Mày chết đi".
Nói rồi anh lắc mạnh xô tôi đập đầu vô tường. Rồi thì đấm, đá liên tục cho đến khi tôi không còn kêu la, không còn cử động. Lần đó tôi cứ nghĩ cái thai trong bụng không thể nào còn sống sót trước trận đòn tàn bạo ấy. Vậy mà con tôi vẫn sống.
Giờ nó đã được 6 tuổi. Còn đứa đầu đã 12 tuổi. Mỗi lần tôi bị đánh, hai đứa nhỏ lại hoảng loạn. Đứa lớn không học được, còn đứa nhỏ thì một tiếng động mạnh cũng làm nó sợ. Đến nước này thì tôi không thể tiếp tục. Nhân bữa thấy anh vui vẻ, tôi đặt vấn đề: "Mình ly dị đi anh. Thật sự em không muốn tiếp tục cuộc sống này nữa. Có thể là em không làm tròn bổn phận, không mang lại hạnh phúc cho anh. Ly dị rồi anh kiếm người khác, có thể là sẽ hạnh phúc hơn là sống với em...".
Khi nói những điều này, tôi đã chuẩn bị tinh thần để chịu đựng một trận đòn bất thần từ anh. Thế nhưng thật lạ. Anh chẳng hề động tay, động chân mà chỉ im lặng hút thuốc. Anh hút hết điếu này đến điếu khác, sau đó bỏ vào phòng riêng.
Hôm sau tôi đưa các con về ngoại. Nhân lúc anh đi làm, tôi thu dọn đồ đạc, viết đơn ly hôn để sẵn rồi gọi điện cho anh. Những ngày đầu anh im lặng nhưng sang đến ngày thứ ba thì anh gọi điện và bắt đầu mắng chửi. Sau đó anh đến tận công ty của tôi để tìm. Bảo vệ không cho vào, anh đứng ngay cửa chửi mắng. Đến lúc ấy bạn bè tôi mới té ngửa: Không ngờ tôi có một người chồng vũ phu, thô tục như vậy!
Hôm đó và những hôm sau, em tôi phải đưa đón và nhờ bạn bè ở công ty bảo vệ "hộ tống" tôi đi làm."Chị thành VIP rồi nghen"- em tôi đùa cho tôi đỡ căng thẳng. Tôi bảo nó: "Chị sắp chết ngộp tới nơi rồi. Nếu anh ấy không ký đơn ly dị thì sao?". Em bảo không ký cũng được, tôi cứ đơn phương gởi đơn ra tòa. Nếu cần mọi người sẽ làm chứng cho tôi trước tòa về việc tôi đã bị bạo hành mười mấy năm nay.
Tôi đã gởi đơn ra tòa. Khi được tòa mời lên lấy lời khai về, anh đã gọi điện năn nỉ tôi rút đơn, năn nỉ tôi quay về nhà. Khi tôi vẫn khăng khăng giữ nguyên quyết định, anh chuyển sang chửi mắng và dọa sẽ đón đường "đánh cho mày không còn biết tên họ mày luôn".
Đòn roi của anh tôi đã quen, nhưng vết thương trong lòng tôi thì sẽ không bao giờ lành được. Vậy thì làm sao tôi có thể quay về? Nhưng không quay về thì liệu con đường trước mặt mẹ con tôi có hết chông gai hay không?
Theo VNE
Căm hận vì bạn trai lén lút cưới vợ Anh bảo bị vô sinh khiến tôi khóc như mưa, rồi anh lừa tôi chuyện nhà nghèo làm rẫy trong khi anh làm công trình lương cao. Tôi năm nay 27 tuổi, đang làm việc tại Đà Nẵng. Tôi từng đọc rất nhiều câu chuyện, thấy mỗi người một hoàn cảnh. Riêng tôi, sau một thời gian cũng đã vơi bớt phần nào...