Ấm lòng với những phần ‘cơm treo’
Để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn đang vất vả mưu sinh trong xã hội, tại TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều mô hình như quán cơm 0 đồng, cửa hàng quần áo 0 đồng, chợ 0 đồng và gần đây thêm mô hình “ cơm treo” miễn phí.
Tại một điểm “cơm treo” trên đường Lê Văn Việt (thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đều đặn mỗi ngày đều có cơm, bánh hamburger miễn phí dành cho người khó khăn.
Trước cửa quán của mình, chủ quán đặt sẵn chiếc bàn, trên đó có thùng nhựa đựng cơm và trà đá miễn phí. Chủ quán còn cẩn thận dán thêm mấy tấm bảng bên cạnh: “Cơm treo. Gửi tới cô chú anh chị khó khăn. Nếu có thì hãy lấy dùng ạ. Chúc cô chú anh chị ăn ngon miệng”. “Cơm treo” tại quán hoạt động vào 2 khung giờ: trưa từ 11 – 13 giờ và chiều từ 17 – 19 giờ. Phần cơm ở quán rất đa dạng để người lao động chọn lựa.
Bên trong thùng nhựa có đặt những tấm thẻ “cơm treo”. Người lao động lấy thẻ và vào quán chọn món ăn, sau đó các nhân viên sẽ phục vụ món ăn theo yêu cầu. Việc thực hiện các món ăn theo yêu cầu sẽ giúp người nhận cơm luôn được ăn những suất cơm còn nóng và không bị hư hỏng.
Các nhân viên sẽ thay nhau nhận thẻ “cơm treo” khách đưa. Trong khi chờ nhận cơm, các bạn sẽ chủ động mời khách vào bên trong ngồi cho mát.
Một nhân viên của quán “cơm treo” cho biết : “Chỉ cần vài phút chúng em sẽ làm xong những phần cơm nóng hổi cho các cô chú, người lao động khó khăn. “Cơm treo” tặng cho khách như thế nào thì tụi em cũng bán cho người dân như vậy. Các bạn nhân viên cũng ăn cơm của quán, mỗi ngày 1 – 2 bữa. Suất cơm nào cũng ngon, cũng chất lượng với nhiều phần đồ ăn ngon và nóng hổi”.
Video đang HOT
Chủ quán “cơm treo”, anh Huỳnh Tấn Minh (36 tuổi) cho biết, mô hình “cơm treo” này xuất phát từ mô hình “cà phê treo” ở Canada. Tại đây, khách uống cà phê sẽ trả tiền thêm một ly cà phê để mời một người xa lạ không đủ tiền mua. Ly cà phê được trả trước này được chủ quán chuyển thành 1 phiếu và treo hoặc dán lên bảng, người không có tiền vào quán và lấy phiếu này để mua cà phê. Tâm đắc với ý tưởng này, anh cũng thực hiện “cơm treo” để giúp đỡ người khó khăn đi ngang qua quán cơm của mình. Mỗi ngày anh ủng hộ 20 phần cơm và hiện nay anh đang rủ thêm bạn bè cùng thực hiện để có thêm nhiều phần cơm ngon cho người khó khăn.
Quán có nhiều món ăn nhưng đa phần thực khách nhận “cơm treo” thường chọn món cơm gà chiên mắm.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (60 tuổi, ngụ ở Bình Dương) hàng ngày chạy xe ôm tại một bệnh viện trên đường Lê Văn Việt (thành phố Thủ Đức) cho biết: “Trước giờ tôi thường xin cơm từ thiện ở chùa hoặc quán cơm chay ở đường Làng Tăng Phú. Tuy nhiên, khi biết có thùng cơm miễn phí gần bệnh viện nơi mình làm việc, tôi vui lắm vì từ giờ tôi sẽ không tốn tiền xăng chạy đi xa xin cơm miễn phí”.
Sau khi nhận phần “cơm treo” nóng hổi, chú Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm: “Tôi mong có thật nhiều thùng cơm như thế tại TP Hồ Chí Minh để những người tài xế, người lao động khó khăn như tôi sẽ có cơm ăn miễn phí, giúp tiết kiệm các khoản chi phí sinh hoạt mỗi ngày”.
Cô Lê Thị Bạch Tuyết làm nghề bán vé số, mỗi ngày đến nhận “cơm treo” cho biết, hàng ngày cô đến đây 2 lần để xin cơm trưa và tối. “Chủ quán ở đây rất tốt bụng, ngoài cơm treo, chủ quán còn có ‘hamburger treo” cho người khó khăn”, cô cho biết.
Mở quán cơm được 3 năm, hai vợ chồng anh Huỳnh Tấn Minh còn làm buffet miễn phí cho mọi người được hơn 1 năm rưỡi và hiện nay mô hình “cơm treo” đã hoạt động hơn 1 tháng nay.
Cô giáo 'xóa mù bơi' cho hàng nghìn học sinh miền sông nước
Suốt 8 năm qua, cô Đỗ Thị Ngọc Quý, giáo viên thể dục Trường tiểu học Trà Nóc 2 (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã dạy bơi miễn phí cho khoảng 1.500 học sinh.
Chia sẻ về cơ duyên mở lớp dạy bơi, cô Đỗ Thị Ngọc Quý nói: Miền Tây sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt nên trẻ được tiếp xúc với nước từ sớm. Vì thế, ai cũng nghĩ các em ở đây đều rành rẽ bơi lội nhưng thực tế lại có rất nhiều trẻ không biết bơi hay bơi đúng cách.
Trong mỗi buổi học, trẻ được hướng dẫn kỹ thuật bơi, thở dưới nước, kỹ năng phòng tránh và cứu người đuối nước. Mỗi em cần 10 buổi để bơi thành thạo, tuy nhiên nhiều em chỉ học 3-4 buổi có thể nổi được trên nước, bơi được 10-15m.
"Hồi năm 2016 trở về trước, cứ đến hè là lại nghe thông tin nhiều nơi xảy ra trẻ em đuối nước. Chính vì lo lắng trước những nguy hiểm, rủi ro do đuối nước với trẻ em, tôi đã đề xuất việc tổ chức dạy bơi miễn phí. Cũng rất mừng là đề xuất lập tức được nhà trường và phụ huynh ủng hộ, học sinh thì tỏ ra rất thích thú khi được học bơi", cô Quý chia sẻ.
Với cô Quý, hạnh phúc lớn nhất là khi thấy học sinh của mình biết bơi, không có học sinh đuối nước và các em biết cách ứng cứu khi gặp người đuối nước.
Do trong trường không có hồ bơi, cô Quý đi liên hệ một hồ bơi gần trường để tổ chức dạy bơi cho các em. Thêm một lần may mắn khi chủ hồ bơi cũng ủng hộ hết mình, chấp nhận miễn vé cho học sinh nghèo, giảm giá vé cho các em còn lại. Được ủng hộ, có bể bơi, lớp dạy bơi của cô Quý nhanh chóng trở thành nơi phụ huynh gửi gắm con em. Đặc biệt các phụ huynh có con cuối cấp 1 luôn trông ngóng ngày con mình tới lượt nhập học.
Theo cô Quý, kinh phí duy trì lớp dạy bơi chủ yếu vận động từ nguồn xã hội hóa, phụ huynh đóng góp để trả tiền thuê hồ bơi... Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học miễn phí.
8 năm qua, cô Quý dạy bơi cho 1.500 học trò.
"Tôi dạy bơi cho các em hoàn toàn không nhận thù lao. Ở lớp các em không chỉ được dạy bơi mà còn được dạy các kỹ năng cần thiết khi ở trong nước, kỹ năng cứu người đuối nước", cô Quý cho biết.
Lớp học bơi của cô Quý thường bắt đầu vào 16h20 chiều thứ Hai, Tư và Sáu, sau giờ tan học, cô Quý đón các em học sinh lên chiếc ôtô 16 chỗ, đưa tới hồ bơi để dạy miễn phí. Lớp "xóa mù bơi" của cô sẽ kéo dài 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi, nhiều phụ huynh cũng đến để theo dõi quá trình tiến bộ của con mình.
Trước khi cho xuống hồ, cô Quý làm "thủ tục" điểm danh, hỏi thăm sức khỏe từng học sinh, kiểm tra đồ bơi, hướng dẫn các em khởi động kỹ. Từng em nhỏ lần lượt được cô Quý dìu, hướng dẫn kỹ thuật bơi, tiếng cười đùa, tiếng đập nước bì bõm rộn vang.
Trung bình chỉ học cùng cô Quý khoảng 5 buổi các em sẽ biết bơi, 10 buổi sẽ biết bơi thành thạo. Không ít học sinh qua tay cô đã thành "kình ngư nhí", giật giải ở các cuộc thi bơi lội.
Hạnh phúc lớn nhất của cô Quý là được nhìn thấy sự thay đổi ở mỗi học trò của mình: "Có những em đến với khóa học bơi miễn phí, trước đó còn trong tình trạng sợ nước, có em nhìn thấy bể bơi là cứng hết người, òa khóc nức nở, những bạn này để học hết chương trình bơi thì cần mất nhiều thời gian hơn... Nhưng sau khi học một thời gian, các em không còn sợ nước nữa, khi làm được như vậy, bản thân các em tỏ ra rất vui và tự hào vì mình đã vượt qua được nỗi sợ. Và tôi cũng thấy vui lây".
Đến nay, cô Quý đã 8 năm liên tục mở lớp dạy bơi cho học sinh cấp 1 trong quận. Tổng cộng đã có khoảng 1.500 học sinh được cô xóa mù bơi, trong đó gần một nửa là các em có hoàn cảnh khó khăn được học miễn phí.
Với những cống hiến của mình, năm 2022, cô Quý được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen "Vì có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2017-2018 đến năm 2021-2022, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc".
Trong giảng dạy, cô Quý là giáo viên tiêu biểu của Trường Tiểu học Trà Nóc 2, có nhiều sáng kiến dạy học được công nhận ở các cấp. Năm 2023, cô đạt giải Nhì trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học quận Bình Thủy.
Gen Z mê đồ cổ, trở thành nghệ nhân dân gian ở tuổi 23 Đam mê với văn hóa dân gian, yêu thích sưu tầm đồ cổ, Hoàng Việt Anh không chỉ sở hữu bộ sưu tập đồ sộ mà còn nhiều lần hiến tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình, trở thành nghệ nhân dân gian VN khi chỉ mới 23 tuổi. Dáng người cao, có chất giọng rất đặc biệt trình...