Ấm lòng mùa lạnh giá với 4 món ăn ngon từ củ sắn
Các món ngon, dễ làm từ củ sắn rất thích hợp với thời tiết lạnh của mùa đông.
1. Chè sắn
Nguyên liệu:
- 2 củ sắn khoảng 500-600gr
-1 nhánh gừng nhỏ
- Muối, đường
-1 thìa canh bột sắn dây hoặc bột năng
- Dừa thái sợi, nước cốt dừa (nếu thích)
Cách làm:
Bước 1: Củ sắn gọt bỏ vỏ, thái khúc, ngâm vào âu nước muối pha loãng khoảng từ 6 đến 7 tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Cho sắn vào nồi, đổ nước ngập, luộc sắn chín.
Bước 3: Sắn sau khi chín, lấy ra thái quân chì nhỏ (Bạn nên luộc chín sắn rồi mới thái để sắn giữ được vị ngọt hơn so với thái miếng nhỏ rồi luộc)
Bước 4: Cho đường vào nồi, thêm một ít gừng thái sợi, đun sôi và khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
Bước 5: Nước sôi thì cho sắn vào đun cùng, hạ lửa nhỏ để vị ngọt của đường thấm sâu vào sắn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 6: Hòa lẫn bột sắn dây với một ít nước lọc để bột sắn dây tan, rồi rưới từ từ bát sắn dây vào nồi chè, vừa rưới vừa khuấy nhẹ tay cho bột sắn hòa với chè cho đến khi sắn sánh đặc lại và sôi nhẹ thì tắt bếp.
Bước 7: Múc sắn ra bát, rắc dừa sợi lên trên, dùng nóng. Nếu muốn vị béo hơn bạn có thể thêm chút nước cốt dừa sẽ rất ngon.
Nguyên liệu:
500gr củ sắn
500gr gạo nếp
200gr nước cốt dừa
Video đang HOT
100gr dừa nạo, hành lá, mỡ lợn hoặc dầu ăn, vừng rang
Gia vị: Bột canh, đường.
Cách làm:
Sắn lột vỏ ngâm nước gạo hoặc nước muối qua đêm cho sạch nhựa, cắt phần đầu phần đuôi sắn cho ra hết độc tố. Gạo vo sạch ngâm qua đêm.
Sau một đêm vớt sắn ra rửa lại cho sạch, bổ sắn làm bốn, tước bỏ gân ở giữa củ sắn, cắt miếng nhỏ vừa ăn, to hơn quân cờ chút để khi nấu sắn ko bị nát quá vẫn còn nguyên miếng.
Cho sắn vào nồi, đổ nước ngập thêm chút muối, đợi nước sôi vớt sắn ra ngay, gọi là luộc qua để bỏ bớt độc tố có trong sắn.
Skip 5 s
Gạo ngâm qua đêm vớt ra để ráo nước (vì vo sạch trước khi ngâm rồi nên không cần vo lại nữa. Nếu lúc này vo hạt gạo sẽ bị vỡ dẫn đến xôi nát).
Xóc gạo với 3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột canh, xóc thật đều, sau đó đổ sắn và dừa nạo vào trộn nhẹ nhàng cho thật đều.
Đổ tất cả nguyên liệu trên vào nồi cơm điện, thêm 200ml nước cốt dừa và chút nước (ít nước thôi không xôi nhão) cho xâm xấp trên gạo chút rồi nấu như nấu cơm bình thường, nếu sau khi nấu xong mà vẫn chưa chín thì lấy đũa đảo đều, bật thêm một lần nữa cho xôi chín hẳn.
Hành lá thái nhỏ, đun sôi chút mỡ lợn hoặc dầu ăn đổ vào bát hành thái nhỏ, trộn đều cho hành chín tái. Xôi chín trộn mỡ hành, múc ra bát rắc vừng lên trên.
Nguyên liệu:
Củ sắn 400 gr
Dừa nạo sợi 100 gr
Sữa đặc 50 gr
Nước cốt dừa 30 ml
Mè trắng rang 20 gr
Dầu ăn 100 ml
Cách chế biến:
Củ sắn mua về dùng dao cắt bỏ hai đầu rồi khía một đường dài trên thân củ sắn, dùng tay bóc sạch lớp hồng vỏ đi, sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 6 giờ trước khi chế biến hoặc để qua đêm để loại bỏ độc tố.
Sau khoảng 6 giờ, vớt củ sắn ra, xả lại 4 – 5 lần nước lạnh rồi để ráo, sau đó cắt củ sắn thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Bắc nồi lên bếp, cho củ sắn vào nồi, sau đó đổ nước vào xâm xấp mặt sắn và hấp khoảng 20 phút cho củ sắn chín mềm.
Cho củ sắn vừa hấp ra tô, để nguội khoảng 5 phút rồi dùng chày giã nhuyễn đến khi sắn dẻo, mịn là được.
Sau khi củ sắn đã dẻo mịn, thêm tiếp vào tô 100gr dừa nạo sợi, 50gr sữa đặc, 30ml nước cốt dừa sau đó dùng tay trộn đều cho các nguyên liệu hòa vào nhau.
Sau khi hỗn hợp đã được trộn đều, lấy 1 lượng bột vừa phải rồi vo tròn, sau đó dùng tay ấn dẹt xuống, kế đến rắc 1 ít mè trắng rang lên trên 2 mặt bột.
Bắc chảo lên bếp, cho 100ml dầu ăn vào và đợi nóng. Dầu bắt đầu sôi thì thả bánh sắn vào chiên đến khi bánh nở phồng và nổi lên trên mặt dầu, vỏ bánh có màu vàng nâu đẹp mắt thì vớt ra.
4. Bánh tằm
Nguyên liệu:
- Sắn – 500g
- Cùi dừa – 300g
- Bột năng – 10g
- Đường, muối, dầu ăn – vừa đủ
- Bột lá cẩm 4-5g (Tăng hoặc giảm lượng bột lá cẩm để có màu ưng ý)
Hướng dẫn:
- Sắn gọt vỏ, rửa sạch, ngâm qua đêm hoặc ngâm 5- 6 tiếng trong thau nước lạnh có pha chút muối.
- Dùng dụng cụ bào, bào sắn thật mịn.
- Dùng tay vắt sắn thật ráo nước, lọc qua rây, phần nước vắt từ sắn đã lọc để trong tô khoảng 15 phút cho lắng bột xuống, đổ hết nước ra, giữ lại phần tinh bột.
- Dừa nạo nhỏ, 1/3 để rắc lên bánh, phần còn lại cho nước sôi vào, ngâm 1 lúc rồi vắt lấy nước cốt dừa. (Hoặc bạn cũng có thể cho dừa nạo vào máy ép hoa quả, cũng ra nước cốt nhưng không được nhiều bằng tự vắt.)
- Bột lá cẩm tím hòa với khoảng 200ml nước nóng già vừa đủ, khuấy tan bột, để nghỉ khoảng 20 – 30 phút chờ lên màu, sau đó lọc qua rây lấy phần nước cốt màu tím đem đi chế biến.
– Phần sắn đã vắt ráo trộn với tinh bột khoai mì, thêm 3 muỗng bột năng, 2 muỗng đường, chút muối, 1/2 nước cốt dừa trộn đều.
- Lúc này hỗn hợp vẫn còn hơi khô và để ra tô.
- Cho từ từ nước cốt bột lá cẩm vào làm sao cho hỗn hợp sắn hơi ướt không để bị nhão.
- Để bột nghỉ 15-20 phút.
- Khuôn thoa dầu ăn, đổ từng phần sắn vào, dùng tay ấn dẹp xuống bề mặt khuôn.
- Đun nồi nước sôi, cho vào hấp đến khi sắn có màu trắng trong là đã chín.
- Để nguội, cắt thành từng lát dài cỡ ngón tay giữa hoặc thành từng miếng vuông vừa ăn.
- Lăn những miếng sắn qua hỗn hợp dừa bào vụn.
- Cho đường, chút muối, 1 muỗng cafe bột năng, bắc lên bếp nấu sôi với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nước cốt dừa đặc sánh lại thì tắt bếp.
- Khi ăn lấy bánh tằm ra đĩa, rưới ít nước cốt dừa lên trên, rắc thêm chút mè đậu phộng (nếu thích) ăn kèm.
Chè sắn - món ngon nhà nghèo
Cái ngon của chè sắn là phải ăn khi còn nóng ấm. Miếng sắn dẻo quẹo, vị gừng cay cay, thơm lừng. Mùi lá dứa thanh mát.
Hồi xưa, mỗi khi biết ngoại chuẩn bị nấu chè sắn, là chị em tôi chộn rộn đứng ngồi không yên. Chỉ mong sao mau đến buổi chiều, sau giấc ngủ trưa là được ngoại chia cho mỗi đứa một chén chè thơm nức mũi. Cái hồi gian khó ấy, được ăn chén chè sắn nóng hổi của ngoại, thật xa xỉ biết bao.
Chè sắn
Mỗi lần nhớ ngoại, tôi lại hay nhớ về những ngày mưa dài lê thê không dứt ở quê nhà. Khi mọi người chỉ biết quanh quẩn ngồi yên, mẹ tôi, ngoại tôi thường bày biện nấu ăn, chỉ mong lấp đầy cái bụng rỗng trong những ngày mưa gió buồn tênh.
Hồi ấy, bên hông vườn nhà tôi có khoảnh đất nhỏ, quanh năm mẹ tôi đều trồng sắn, loại sắn ba trăng bở khô, thơm bùi. Những chiều mưa ngút ngàn ấy, những món ăn từ củ sắn luôn được ưu tiên hàng đầu. Mà kỳ thực, ngoài sắn, hồi ấy cũng chẳng có gì nhiều để chế biến.
Ngoại tôi hay bảo: "Có sắn ăn là ngon rồi. Nhà ông A, ông B đầu thôn còn chẳng có để ăn kia kìa", nếu không may đứa nào trong chị em tôi than thở. Ông ngoại tôi hay kể, hồi ông còn nhỏ, ngày ba bữa cơm bà cố tôi đều nạo sắn để hấp đầy nồi. Ngán mùi sắn đến nỗi, cứ hễ thấy bà cố mở vung nồi cơm, ông tôi lại co giò bỏ chạy. Thế nên so với thời ông, chị em tôi vẫn còn sướng lắm.
Nhiều nơi gọi củ sắn là khoai mì. Ảnh: Internet
Từ củ sắn trong vườn nhà, mẹ tôi có thể biến hóa đủ món ăn, bánh tằm, bánh sắn nướng, bánh sắn hấp đủ cả. Còn ngoại tôi chỉ chuyên trị mỗi món chè sắn. Món chè sắn của ngoại nấu cực kỳ đơn giản. Chỉ có sắn, đường bánh và một miếng gừng. Nhưng đó là món chè mà chị em tôi luôn trông đợi nhiều nhất.
Hồi ấy, để kiếm được bánh đường nấu chè cũng chăng dê. Nên lâu lâu ngoại mới nấu một lần để cả nhà... tẩm bổ. Chè đậu các loại thì đừng mong mơ đến. Bởi mấy thứ đậu xanh đậu đỏ ít ỏi trong nhà, còn phải đem bán lấy tiền mua gạo.
Sắn nấu chè, ngoại hay ngâm qua nước vo gạo, để cho hết vị hăng, sau đó hấp chín cùng lá dứa. Miếng sắn khi chín, được hương dứa ướp nên mùi thơm dìu dịu, mát lành. Đường nấu chè là đường bánh được nấu thủ công, miếng đường vàng ươm màu mật. Ngoại đem đập giập, rồi nấu lên với nước giếng.
Chỉ cần một miếng gừng nhỏ là đủ cho một nồi chè năm bảy chén. Gừng cắt sợi, cho vào nồi nấu cùng. Đường tan, ngoại cho sắn đã cắt miếng vào nấu trên lửa liu riu. Khi miếng sắn đã đượm vị ngọt thanh của đường, ngoại tôi sẽ cho ít bột lọc đã pha sẵn trong chén nước, đổ từ từ vào nồi chè rồi khuấy đều, để nồi chè thêm sóng sánh.
Sự vừa đủ luôn khiến chén chè ngoại nấu ngon vô cùng. Vị ngọt vừa tới, không nhạt, không đậm, không gắt, không ngán. Độ sền sệt vừa tầm, không quá lỏng mà chẳng quá đặc. Những buổi chiều mưa lành lạnh, vừa ngồi co ro bên bếp, nghe tiếng củi lửa kêu tí tách, vừa chậm rãi thưởng thức chén chè sắn, thiệt chẳng còn gì thích thú bằng.
Cái ngon của chè sắn là phải ăn khi còn nóng ấm. Miếng sắn dẻo quẹo, vị gừng cay cay, thơm lừng. Mùi lá dứa thanh mát. Hôm nào sang, ngoại cho thêm ít đậu phộng đập giập vào, ăn bùi bùi mà thơm nức mũi, ngon không nỡ nuốt.
Sau này cuộc sống khá hơn, món chè sắn của ngoại lâu lâu mới hiện diện một lần trong những buổi chiều mưa lạnh. Rồi ngoại không còn, món chè sắn cũng không ai nấu. Để chiều nay, có người bạn về quê lên, tặng cho mấy củ sắn vườn. Tôi lại nhớ đến cái vị chè sắn của ngoại năm xưa đến quay quắt cả lòng.
Về Cà Mau ăn bánh tằm Về Cà Mau ăn đâu không biết nhưng không ăn bánh tằm cay hẻm Vĩnh Quang coi như chưa ăn bánh tằm Cà Mau. Về Cà Mau, chân trần bước trên đất mà thương quá người dân xứ biển bồi từng gánh đất, chắt chiu nước ngọt trồng rau trên đất nhiễm mặn. Cà Mau vẫn là xứ "quê mùa" nhưng không như...