Ấm lòng “bún ziu căm thù” giữa phố cổ Hà Nội, quán 30 năm nép mình dưới gốc đa vẫn nườm nượp khách
Quán bún riêu gánh được đặt cạnh di tích tấm bia “Khắc sâu căm thù” trên phố Hàng Bún là điểm đến quen thuộc của nhiều thế hệ người Hà Nội. Với hơn chục chiếc ghế nhựa kê gọn gàng ở vỉa hè, cùng bếp nước dùng lúc nào cũng đỏ lửa, gia đình cô Yến chủ quán vẫn níu chân khách hàng suốt hơn 30 năm qua.
Người ta vẫn nói tới Hà Nội qua những con phố cổ kính, con người thanh lịch. Tuy nhiên sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến ẩm thực đường phố, không chỉ đơn thuần là đồ ăn mà đó đã trở thành văn hóa. Ở đất Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta, không khó để bắt gặp những bà cụ với thúng xôi ở góc phố mỗi buổi sáng tinh mơ, những quán phở hay bún đậu tấp nập người, và những hàng bún riêu gánh không kém phần hấp dẫn, không kể ngày hè nóng nực hay ngày đông rét buốt.
Cũng như hầu hết các quán bún riêu cua đang hiện diện trên mảnh đất này, “bún ziu căm thù” chỉ là một gánh nhỏ nằm khiêm tốn trên vỉa hè đầu ngõ 50 phố Hàng Bún, quận Ba Đình, một trong ba mươi sáu phố cổ của Thủ đô. Điều làm nên cái tên đặc biệt vì gánh bán bên cạnh di tích tấm bia “Khắc sâu căm thù” từ khi được cô Yến mở ra cách đây hơn 30 năm.
Tuy chỉ là một quán nhỏ lề đường, nhưng theo quan sát, chủ quán luôn luôn giữ gìn khoảng sân xung quanh tấm bia cũng như vị trí khách ngồi luôn luôn sạch sẽ và không làm mất đi sự thiêng liêng của khu vực tưởng niệm. Theo duy tâm, đó chính là cách thành kính tôn trọng và tri ân “lộc” mà hàng bún riêu này đã và đang được hưởng.
Thứ hấp dẫn đầu tiên khi bước chân vào quán là mùi hương của nồi nước dùng đang sôi. Ngày trước, quán sử dụng bếp than tổ ong và sau này là nồi điện – một phương pháp hiện đại, tiện lợi và thân thiện với môi trường để đun nấu, đảm bảo cho nước dùng luôn nóng bất kể thời tiết.
Hương thơm tôi đang nhắc đến có phần đóng góp từ dấm bỗng (loại gia vị đặc trưng trong ẩm thực truyền thống miền Bắc được lên men từ bã rượu) cùng với cách gia giảm khác biệt của cô Yến đã khiến biết bao thực khách phải nhớ thương.
Video đang HOT
Gánh bún nhỏ của gia đình cô Yến cho chúng ta có kha khá lựa chọn để tự tạo ra một bán bún riêu cho riêng mình như gạch cua đồng, đậu phụ rán, thịt bò chần tái, giò tai hay chả cá loại mỏng và ốc vặn.
Ở Hà Nội, luôn có hai nhóm thực khách với định nghĩa về tô bún riêu khác nhau, một là nhóm khách hàng truyền thống chỉ thích bát bún riêu với một nguyên liệu duy nhất là gạch cua ăn kèm, nhóm còn lại thích sự phong phú và lựa chọn một tô bún đủ đầy. Nếu muốn đậm đà hơn, có thể xin nhà chủ quán một chút mắm tôm.
Dù pha trộn các loại nhân đủ loại hay chỉ độc gạch cua và nước dùng đúng kiểu truyền thống, bát “bún ziu căm thù” vẫn hoàn thành “trách nhiệm” của mình suốt hơn 3 thập kỷ qua là làm vừa lòng thực khách nhưng vẫn vẹn nguyên hương vị năm xưa.
Một bữa bún riêu sẽ không tròn vị nếu thiếu đi sự góp mặt của rổ rau sống ăn kèm. Dù không được điểm tên trong nhiều tài liệu ẩm thực song cái cay cay của tinh dầu, cái tươi mát riêng biệt của mỗi loại rau thơm cùng với cách tùy biến khéo léo qua từng món ăn và vùng miền để tạo ra những phiên bản độc đáo và có một vị trí khó thay thế trong bữa ăn truyền thống của người Việt.
Không chỉ giúp cân bằng khẩu phần và kích thích vị giác, các loại rau thơm còn được biết đến như những vị thuốc có tác động tích cực đến sức khỏe. Đối với bún riêu Bắc, rau sống là hỗn hợp được thái sợi của rau xà lách, hoa chuối non, tía tô và các loại rau gia vị được làm sạch cẩn thận.
Khác với nhiều quán ăn tự phát, rau ăn kèm ở “bún ziu căm thù” luôn phải là rau thơm mới, tuyệt đối không tái sử dụng của khách đã ăn xong. Theo chia sẻ của anh con trai chủ quán, việc lựa chọn và sơ chế rau ăn kèm là một trong những công đoạn mất thời gian bậc nhất của gia đình.
Hiện nay, cô Yến đã không còn trực tiếp bán tại địa điểm này nữa mà thay vào đó là vợ chồng người con trai. Ở vị trí một khách hàng quen, tôi nhận thấy không có gì đổi khác trong cách thức phục vụ hay chất lượng của đồ ăn. Và điều đặc biệt hơn cả, nét đôn hậu và cách tiếp đón khách nhẹ nhàng, từ ánh mắt tới lời nói khiến tôi cứ phải nhớ mãi.
Anh kể, từ ngày mở quán đến nay, toàn bộ công đoạn chế biến và bán hàng đều do gia đình phụ trách chứ không hề thuê nhân viên. Người ta nói nhà anh dại khi gánh có tiếng lâu đời nhưng không mở rộng, còn với cô Yến – mẹ anh và cả gia đình thì đây chẳng những là nơi kiếm tiền, mà còn là kỷ niệm của những ngày vất vả, không thể vì chạy theo doanh thu mà đánh mất hương vị và nét riêng của mình. Một bát bún riêu ở quán này có giá 30 – 40 nghìn đồng, không rẻ nhưng cũng phù hợp cho bữa ăn giữa khu phố cổ sầm uất.
Người Hà Nội ghé quán ăn “bún ziu” chẳng kể thời tiết, chẳng kể giàu nghèo và chẳng ai phiền lòng vì những ghế nhựa chật chội hay chỗ ngồi bình dân vì đó mới chính là cái thú, cái nét thân thuộc của ẩm thực đường phố. Xã hội đổi thay từng ngày, cuộc sống vật chất ngày một phong phú nhưng gánh “bún ziu” dưới gốc cây đa già cạnh tấm bia di tích vẫn sẽ tiếp tục hành trình lưu giữ văn hóa của mình.
Trời bắt đầu vào đông rồi, làm ngay một bát thôi nào. Quán bán từ sáng sớm đến chiều tối, nên bạn không phải ngại nếu bất chợt nổi hứng muốn đến nếm thử bún riêu ở đây nhé!
Theo Helino
Phở đậu bo hải sản dễ ghiền
Phở, món ăn quốc hồn quốc túy Việt Nam. Xin giới thiệu một món phở ngon, đẹp lộng lẫy mà thanh khiết ít mỡ màng, dùng hoài sẽ ghiền. Phở đậu bo hải sản rất dễ làm mà hấp dẫn vô cùng.
Nguyên liệu:
*Bánh phở: 250gr đậu bo xanh, 350 gr bột gạo, 50gr bột năng, 20 gr bột nếp, 1,5 lít nước, muỗng cà phê muối *Nước dùng phở: kg chân gà, kg xương heo rút sườn, 1 gói gia vị nấu phở (quế, hồi, đinh hương, hạt mùi, thảo quả), 3 viên nêm phở, 1 túi vải nhỏ, 2 lít nước, 1 củ gừng nhỏ, 4 củ hành tím
* Hải sản: kg nghêu, 200 gr tôm bạc thẻ, 200 gr mực, 200 gr nạc cá ba sa, 200 gr nạc cá chẽm *Rau húng quế, rau om, ngò gai, giá, thìa là, hành lá, tỏi, hành tím, hành tây, muối, tiêu, tương đen, tương ớt.
Thực hiện:
Bánh phở: Trộn bột gạo, bột năng, bột nếp với nước, muối ngâm khoảng một đêm, cứ 12 giờ thay nước 1 lần. Khi tráng bánh bỏ nước ngâm chế lại nước mới rồi hòa đậu bo đã luộc chín xay nhuyễn vô. Dùng rây lược lại cho bột thật mịn.
Bắc xửng hấp, để một mâm nhôm hay sắt hoặc dĩa sứ đã tráng dầu vô xửng, nấu nước sôi lăn tăn thì lấy vá múc bột tráng đều lên mâm, đậy nắp xửng lại chừng 5 phút, bột phồng lên là chín. Lấy mâm ra để khoảng 1 giờ thật nguội bánh săn mới lấy kéo cắt thành sợi phở. Tiếp tục đổ bột vô mâm khác tráng bánh cho hết bột.
Nước dùng phở: Nướng gia vị phở, 1 củ gừng nhỏ, 4 củ hành tím xong bỏ vô bao vải thưa nấu cùng xương heo, chân gà, nước chừng 1 giờ. Thêm 3 viên nêm phở sẽ rất đậm đà và ngọt ngào không cần bỏ đường, muối. Rắc nõn hành lá cắt khúc, hành tây thái khoanh lên mặt nước dùng, để lửa riu riu cho nước phở ấm nóng.
Hải sản: rửa nước muối thật kỹ. Cá chẽm lạng mỏng, mực khứa trám, tôm lột vỏ. Nạc cá ba sa trộn chung rau thìa là băm nhuyễn, tiêu, nước mắm, hành tỏi vo viên luộc hay chiên vàng.
Khi dùng để rau ra dĩa, lót giá dưới đáy tô bỏ bánh phở lên. Nhúng các loại hải sản vô nước phở nóng cho chín rồi bày lên tô phở, múc nước dùng chan vào tô phở nhiều ít tùy ý. Thêm tương đen, tương ớt, chanh, ớt tươi nếu thích.
DƯƠNG VĂN MINH LỘC
Theo tuoitre
Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ ở Sài Gòn Hủ tiếu dê, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu phá lấu hay hủ tiếu bột lọc là những món ăn lạ miệng nhưng ngon hết xảy ở nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ - Sài Gòn. Hủ tiếu dê Hủ tiếu dê là một trong những món ăn không quá phổ biến ở Sài Gòn, tuy nhiên theo thực khách...