Ấm lòng bát cháo tình thương
Tổ “ Bát cháo tình thương” được thành lập bởi những thành viên nhóm thiện nguyện Thiện tâm huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Hơn 5 năm qua, vào chủ nhật hằng tuần, các thành viên trong tổ lại đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp để phát cháo cho những bệnh nhân nghèo và người nhà của họ.
Tổ “Bát cháo tình thương” phát cháo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).
Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên tổ “Bát cháo tình thương” cho biết: “Huyện Quỳ Hợp có hơn 54% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Trong một lần đi thăm người thân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp, chứng kiến nhiều người nhà và bệnh nhân vì hoàn cảnh khó khăn mà không ăn bữa sáng, tôi suy nghĩ và bàn với các thành viên trong nhóm về việc cần làm điều gì đó để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như vậy. Mọi người hưởng ứng và quyết định thành lập tổ “Bát cháo tình thương”. Sau một thời gian hoạt động, ngoài những thành viên trong nhóm, đã có rất nhiều người dân đăng ký và tích cực tham gia”.
Trong suốt quá trình hoạt động, tùy vào điều kiện, các thành viên trong nhóm đóng góp từ bó củi, cân gạo, cân thịt… sau đó, phân công từng thành viên đảm nhiệm các công đoạn để nấu cháo hằng tuần. Từ mô hình “Bát cháo tình thương” này, đến nay trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã có nhiều mô hình, việc làm thiết thực góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn… Đây là những việc làm ý nghĩa, nhân văn, cần được nhân rộng trong cộng đồng.
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Cần những giải pháp mạnh hơn
Cũng giống như nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Quảng Ninh đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Video đang HOT
Chuyện ở Đầm Hà
Năm ngoái, vợ anh Đ.V.Đ ở xã Tân Lập, Đầm Hà, sinh con thứ hai là một bé gái. Con đầu của anh Đ. cũng là con gái. Anh kể: Tôi chịu rất nhiều áp lực. Bố mẹ, họ hàng thì suốt ngày phàn nàn phải có cháu nối dõi, thờ cúng tổ tiên. Đi với bạn bè thì bị trêu trọc. Thậm chí, năm nay tôi xây nhà, bạn bè còn bảo nhà có 2 cô con gái thì xây làm gì, lớn lên đằng nào chúng cũng lấy chồng... Áp lực quá, tôi bàn với vợ sang năm phải tìm cách sinh bằng được con trai.
Tỷ lệ chênh lệch trẻ nam/nữ vẫn cao ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. (Trong ảnh: Trẻ em xã Tân Lập, huyện Đầm Hà).
Anh Đ. chỉ là một trong rất nhiều trường hợp do áp lực từ gia đình, bạn bè mà dù đã có 2 con, vẫn quyết tâm sẽ sinh tiếp để có bằng được con trai. Bởi vậy mà riêng trong năm 2020, ở huyện Đầm Hà có 157 trường hợp sinh con thứ ba.
Được biết, trong những năm qua, huyện cũng đã tích cực công tác tuyên truyền về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Riêng trong năm 2020, huyện tổ chức 76 buổi tuyên truyền nhóm nhỏ tại các thôn, khu phố thông qua mạng lưới cộng tác viên cho hơn 1.100 lượt người; tổ chức 36 buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Giảm thiểu mất cân bằng giới tính với hơn 1.000 lượt người. Huyện còn thực hiện 180 lượt phát thanh tuyên truyền nội dung này trên phương tiện thông tin đại chúng... Tuy nhiên, là huyện có cả xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển với quan niệm trọng nam vẫn còn đè nặng. Bởi vậy, nhiều gia đình nơi đây vẫn quyết tâm phải sinh bằng được con trai.
Do đó, chênh lệch giữa trẻ nam, trẻ nữ khi sinh ở Đầm Hà vẫn còn lớn. Năm 2020, trong tổng số 706 trẻ sinh ra trên địa bàn huyện thì có 385 trẻ nam, 321 trẻ nữ. Như vậy, tỷ số giới tính khi sinh nam/nữ là 119,9/100, trong khi đó, kế hoạch mà ngành Y tế giao cho huyện cố gắng giảm tỷ lệ này 112/100.
Để không có những hệ lụy
Không chỉ Đầm Hà mà tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã trở thành nỗi lo toàn tỉnh. Ngay từ năm 2016, tỉnh đã ban hành kế hoạch số 5535/KH-UBND về việc thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Ninh .
Trên cơ sở này, các xã, phường, thị trấn đều thành lập câu lạc bộ "Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh". Qua đó, đến nay đã tổ chức gần 3.000 buổi sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức gần 9.000 buổi tuyên truyền nhóm nhỏ tại thôn khu, khe bản; tuyên truyền hàng chục nghìn lượt trên hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn...
Siêu âm thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
Hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn còn tổ chức lễ phát động, mít tinh cổ động, diễu hành hưởng ứng chiến dịch giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương; tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp..., tiến hành cho các cơ sở y tế liên quan ký cam kết không cung cấp các dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
Nhờ đó, tỷ lệ mất cân bằng giới tính trên địa bàn đã giảm đáng kể, năm 2015 là 113 bé trai/100 bé gái; đến năm 2019 tỷ số này là 106,1/100. Mặc dù tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh đã được kiểm soát theo xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao và vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại.
Nguyên nhân vẫn ở quan niệm con trai là người nối dõi tông đường, thờ tự bố mẹ... đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người; tư tưởng trọng nam hơn nữ; bất bình đẳng giới vẫn diễn ra ở nhiều khu vực. Cùng với đó, hiện các dịch vụ xã hội công để chăm sóc người già trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước còn rất ít, chất lượng chưa cao... dẫn đến việc nhiều người nghĩ rằng cần phải có con trai để dựa dẫm lúc tuổi già.
Chính vì nhận thức đó mà nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh tìm mọi biện pháp để sinh con trai. Trong khi đó, dù trong quy định của pháp luật cũng đã cấm lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng cách thức triển khai, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt cá nhân, những cơ sở có hoạt động hỗ trợ cho việc lựa chọn giới tính thai nhi còn chưa thực hiện triệt để. Nhiều cơ sở y tế, nhất là y tế tư nhân do cạnh tranh nên chưa chấp hành nghiêm quy định thông báo giới tính, vẫn cung cấp các dịch vụ lựa chọn giới tính.
Theo các nhà khoa học xã hội, hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra những tác động xấu đối với gia đình và xã hội. Kinh tế gia đình không ổn định, hạnh phúc không trọn vẹn; đối với xã hội, nhóm nam giới gặp khó khăn trong việc tìm vợ hoặc không thể lấy được vợ, làm tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ và các tệ nạn xã hội khác do nhu cầu tình dục của họ không được đáp ứng.
Để tiếp tục giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, từ đó góp phần giảm thiểu tình trạng này trong cả nước, Quảng Ninh cần có những giải pháp quyết liệt hơn; coi đây là nhiệm vụ quan trọng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị và bản thân mỗi người dân trên địa bàn.
Cách làm hay trong công tác giảm nghèo tại Đắk Lắk Tận dụng hiệu quả các chính sách giảm nghèo, xác định đúng đối tượng hộ nghèo và phát huy sức mạnh của ba lực lượng (bản thân đối tượng, cộng đồng, Nhà nước) là những cách làm hay mà tỉnh Đắk Lắk thực hiện nhằm giảm nghèo bền vững. Đoàn kiểm tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk...