Ấm áp 3 món xào ngày lạnh
Lòng heo non xào dưa, lươn xào sả ớt, lưỡi heo xào chua ngọt là những món ăn sẽ khiến bữa cơm nhà bạn luôn hấp dẫn.
1.Lươn xào sả ớt
Nguyên liệu:
- Lươn : 200 gram – 1/2 quả ớt vàng và 1/2 quả ớt xanh, 1 quả ớt thóc – Sả : 4 củ – Lá lốt, tỏi, bột nghệ, gia vị, dầu hào
Cách làm:
- Lươn mua về bóp với muối cho ra nhớt, lấy giấy vuốt cho hết nhớt và rửa lại nhiều lần với nước cho sạch. Thái miếng vừa ăn.
- Sả ớt thái miếng mỏng, tỏi đập dập.
- Ướp lươn với 1 chút hạt nêm, dầu hào và bột nghệ để 15 phút cho ngấm.
- Phi thơm tỏi.
- Trút lươn vào xào đến khi thịt lươn săn lại.
- Lần lượt cho sả, ớt vào đảo đều.
- Đảo tiếp tầm 5 phút, nêm nếm lại cho vừa miệng và cho lá lốt vào.
- Bắc xuống, cho lươn xào sả ớt ra đĩa và dùng với cơm nóng.
- Thịt lươn ngọt cùng với mùi thơm đặc trưng của lá lốt, cay cay của sả và ớt làm món ăn trở nên hấp dẫn.
Thịt lươn không những ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe bởi lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết. Cùng làm và thưởng thức lươn xào sả ớt trong tiết trời giao mùa này nhé.
2. Lưỡi heo xào chua ngọt
Nguyên liệu:
- Lưỡi heo: 1 cái (300gr) – Cà chua: 1 quả – Hành khô: 1 củ – Tỏi: 1 củ
Video đang HOT
- Dầu hào, tương ớt, hạt tiêu, hành hoa, rau mùi, bột năng, đường, mắm, dấm, bột canh
Thực hiện:
- Cà chua rửa sạch, thái miếng. Hành hoa, rau mùi nhặt bỏ lá già và rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành khô và tỏi lột bỏ vỏ, băm nhỏ.
- Lưỡi heo cho vào nồi nước đun đến khi nước sôi.
- Gạn bỏ nước trong nồi đi, dùng dao cạo bỏ sạch lớp màng trắng trên mặt lưỡi, rửa lại với nước cho sạch.
- Thái lưỡi heo thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp lưỡi heo với 1 thìa ăn cơm dầu hào, 1 thìa sữa chua bột canh.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành và tỏi vào phi thơm. Cho lưỡi heo vào xào qua.
- Pha một bát hỗn hợp gồm 6 thìa ăn cơm dấm, 2 thìa ăn cơm đường, 1 thìa mắm, 1 thìa tương ớt.
- Đổ hỗn hợp chua ngọt cùng cà chua vào chảo lưỡi vừa được xào qua. Đun liu riu ở lửa nhỏ nhất để lưỡi heo ngấm gia vị cho tới khi cạn hết nước.
- Hòa một thìa cà phê bột năng với 3 thìa ăn cơm nước. Dùng thìa dầm tan cà chua. Đổ bát bột năng vừa pha vào đun cho nước sệt lại, cho hành và rau mùi thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp.
Xúc lưỡi heo ra đĩa, rắc hạt tiêu lên trên. Ăn nóng cùng cơm nhé.
3. Lòng non xào dưa chua
Với món này bạn vừa có thể thưởng thức với cơm mà cũng vừa có thể nhâm nhi được. Để làm món này, chị em nên chọn mua loại lòng non ngon, không có màu vàng ở mặt trong. Thường lòng có mặt trong màu vàng sẽ đắng.
Loại dưa để xào cùng với lòng chỉ nên chua vừa, nếu chua quá, vừa khó ăn mà cũng vì thế món sẽ giảm đi phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Lòng non ngon
- Dưa cải chua vừa
- Hành hoa, cà chua
- Nước mắm, gia vị, hạt tiêu
Cách làm:
- Lòng non rửa sạch bằng dấm, muối sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
- Cho lòng vào chần qua trong nồi nước sôi, để nguội, cắt khúc vừa ăn.
- Dưa chua vắt khô nước. Nếu dưa muối mặn có thể rửa qua nước lạnh, món ăn sẽ ngon hơn.
- Bắc chảo lên bếp, cho tỏi vào phi thơm, đổ dưa vào xào săn, nêm gia vị, nước mắm vừa ăn. Đợi một chút cho dưa ngấm gia vị thì cho cà chua cắt miếng cau và lòng vào xào gần chín thì cho tiếp hành hoa cắt khúc vào đảo đều. Tắt bếp, đổ ra đĩa, rắc chút hạt tiêu. Món này ăn nóng sẽ ngon hơn.
- Nếu quỹ thời gian không cho phép bạn có thể mua lòng non đã luộc sẵn và về xào theo đúng các bước trên, cũng sẽ có được một đĩa lòng xào thơm ngon.
Theo Eva
Mẹo phòng tránh khô mũi ngày lạnh
Chứng khô mũi thường gặp trong ngày lạnh dễ khiến cho cơ thể bị kích ứng và mắc cách bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang... Làm thế nào để phòng tránh?
Mùa đông khí hậu khô, người ta thường cảm thấy khô mũi, ngạt mũi, đau mũi, hoặc thậm chí bị chảy máu mũi. Nguyên do bởi vì lớp niêm mạc mũi rất mỏng, đặc biệt dễ bị tổn thương. Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, nên dễ bị đau và chảy máu. Chứng khô mũi cũng khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang... vô cùng khó chịu cho người lớn và nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Khi bị viêm mũi, viêm xoang, niêm mạc mũi bị sưng hay phì đại, đặc biệt là sưng và phì đại của khu vực gần vách ngăn mũi, làm chúng tăng chất nhầy, độ nhớt. Những chất nhầy này chảy ra gặp phải không khí khô lạnh, dễ bị đóng lại và tích lũy trong mũi, một thời gian dễ bị tắc khoang mũi, ảnh hưởng đến hơi thở.
Một vài thủ thuật dưới đây giúp bạn phòng tránh khô mũi trong mùa lạnh, từ đó hạn chế được việc mắc phải những chứng bệnh liên quan đến triệu chứng này.
1. Tránh kích thích bên ngoài
Tránh bụi, khí hoá chất độc hại hoặc kích thích mùi vị vào mũi. Bởi vì kích thích tiêu cực quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi, xảy ra rối loạn khứu giác. Nhiệt độ thích hợp cho mũi là 32 độ C, quá nóng hay quá lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của niêm mạc mũi.
Sử dụng khẩu trang sạch khi đi trong thời tiết lạnh giá hay những khu vực ô nhiễm là một cách bảo vệ mũi khỏi các kích thích bên ngoài.
2. Đừng kích thích mũi
Ngoáy mũi không chỉ là hành động khó coi mà còn là một thói quen sức khỏe xấu. Nó có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.
Không khí quá khô và ô nhiễm không khí thường khiến cho hô hấp bị hạn chế, nếu mũi bị giảm kháng khuẩn sẽ dễ bị viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác.
Ở bất kỳ mùa nào, việc rửa mặt bằng nước lạnh được ủng hộ vì giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh.
Trong nhà nên thường xuyên mở cửa sổ thông gió để giữ cho không khí ẩm và lưu thông tốt. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi.
3. Cải thiện lưu thông trong mũi
Dù bất cứ mùa nào thì việc rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi cũng được ủng hộ. Bởi vì, nó giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh cũng như làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh. Ngoài ra, tập thể dục phù hợp không chỉ nâng cao thể chất, mà còn có lợi cho viêm mũi, viêm xoang được nhanh chóng phục hồi.
4. Không nên cắt hết lông mũi
Nghe có vẻ hài hước nhưng có một số người cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi để lông mũi nên đã cắt trụi nó. Nhưng bạn có biết mũi là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí bên ngoài, vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động bên ngoài, chẳng hạn như bụi, khói... Những sợi lông mũi đảm nhân chức năng ngăn chặn này để bảo vệ khoang mũi, vì vậy không nên bị cắt bỏ.
5. Hỉ mũi (xì mũi) đúng cách
Những người bị cảm lạnh thường bị kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Hỉ mũi (xì mũi) giúp cho mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn tránh dùng lực quá mạnh khiến hai cơ đòn trên mũi bị tác động mạnh cùng lúc, ảnh hưởng đến chức năng mũi.
Việc hỉ mũi nên nhẹ nhàng, tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi, lần đầu thổi vào một bên, lần hai thổi phía bên kia
Hỉ mũi cũng phải đúng cách, nên nhẹ nhàng và làm lần lượt đối với từng ống mũi.
6. Chú ý vệ sinh và rửa mũi (đặc biệt với trẻ nhỏ)
Khi rửa mặt, một số người thường dùng khăn mặt ngoáy lỗ mũi, nhưng chỉ sạch vành ngoài, còn hốc mũi phía trong thì nhiều người chưa biết cách rửa.
Lý do bạn phải rửa mũi là do hoạt động hít thở thường xuyên liên tục, mà hốc mũi là nơi lọc không khí trước khi vào phổi, nên hốc mũi cũng là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí như: vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khí độc, bụi...
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, buổi sáng khi rửa mặt, buổi tối trước khi ngủ. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: tham gia giao thông, làm việc nơi nhiều hơi độc, khói bụi; nơi nhiều tác nhân gây bệnh (khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân; kiểm dịch động vật; chăm sóc vật nuôi; giết mổ gia súc gia cầm; tẩy độc môi trường, phun thuốc bảo vệ thực vật; sửa chữa, tẩy rửa xe cộ, máy móc, động cơ đốt trong...).
7. Phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá
Nghe có vẻ không liên quan nhưng phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá cũng có vai trò trong việc phòng chống khô mũi. Nguyên do bởi vì sự xuất hiện của mụn trứng cá bên trong có thể gây khó chịu ở mũi. Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá, bạn nên chú ý đến sức khỏe của da, để duy trì lưu thông thông suốt của các tuyến bã nhờn và nang tóc.
Lời khuyên: thường xuyên ăn nhiều rau quả, ăn ít hoặc không ăn thức ăn cay, ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt cho làn da.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Mẹo hay trị nghẹt mũi ngày lạnh Tình trạng nghẹt thường xảy ra ở mũi hoặc đường hô hấp, đặc biệt vào mùa lạnh. Các tác nhân phổ biến gây nghẹt mũi bao gồm cảm lạnh, cúm, dị ứng, nhiễm trùng và thường đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, đau họng và chảy nước mũi. Chứng nghẹt mũi có thể được trị khỏi bằng các loại...