Ám ảnh vì chồng thường xuyên tới thăm vợ cũ
Gần đây, Hoàng bỗng dưng thường xuyên lấy lý do có việc bận, phải làm thêm để đi ra ngoài. Cứ tưởng Hoàng có bồ nhí, Quỳnh âm thầm theo dõi và phát hiện ra rằng Hoàng thường xuyên tới thăm vợ cũ.
Nói còn chưa hết câu, Hoàng đã dắt xe đến cổng rồi. Nhìn cái dáng vội vội vàng vàng của anh, Quỳnh bực dọc nhủ thầm “Tôi chả biết tỏng rồi, anh lại đến thăm vợ cũ chứ gì nữa”. Càng ngẫm nghĩ càng bực, Quỳnh lầm bầm: “Tôi không tin là giữa hai người không có gì, nếu không sao anh không dám nói sự thật với tôi. Chuyện rõ rành rành là anh cố tình giấu mà, hai người này chắc chắn đang có quan hệ lén lút. Tưởng tôi ngu mà lừa được tôi mãi chắc. Cứ chờ xem”.
Quỳnh và Hoàng lấy nhau theo kiểu người đời vẫn thường gọi là “rổ rá cạp lại”. Hoàng đã có một con trai nay được 16 tuổi với người vợ trước, Quỳnh đã từng kết hôn nhưng chưa có con. Khi quyết định đi bước nữa với Hoàng, Quỳnh chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Với Quỳnh, mọi thứ chỉ đơn giản là “Ôi dào, gái đã qua một lần đò rồi còn đòi hỏi làm gì cho lắm, cơ hội có nhiều đâu mà kén cá chọn canh. Giờ đào đâu tình yêu đích thực, thấy hợp thì về ở với nhau, thế là ổn”.
Hình minh họa
Về người vợ trước của Hoàng, Quỳnh không biết gì nhiều ngoài những gì Hoàng kể cho cô. Quỳnh nghĩ rằng giữa họ cũng chả còn liên hệ gì nữa ngoài chuyện con cái nên cô cũng không muốn hỏi thêm Hoàng. Theo quyết định của tòa án, Hoàng phải đóng góp nửa số tiền sinh hoạt và học phí hàng tháng cho con. Vợ cũ của anh là người nuôi con. Tuy nhiên Hoàng và Quỳnh kết hôn chưa được bao lâu thì vợ cũ của anh bị kết án 3 năm tù vì dính vào một vụ án kinh tế. Vì vậy, con riêng của Hoàng đến ở cùng với anh và Quỳnh. Mọi chi phí của con đều do một tay Hoàng chi trả. Bố mẹ thì phải có trách nhiệm nuôi con, về chuyện này Quỳnh không có ý kiến gì.
Không lâu sau đó, Quỳn phát hiện ra Hoàng lén đưa con trai đến thăm mẹ. Biết chuyện, Quỳnh và Hoàng đã cãi nhau một trận. Cảm thấy lần này là mình sai khi giấu vợ, Hoàng đã chủ động làm lành và xin lỗi Quỳnh. Quỳnh tự nhủ chắc con trai Hoàng nhớ mẹ đòi đến thăm nên tặc lưỡi cho qua. Cuộc sống của hai vợ chồng cô lại vui vẻ như trước
Bẵng đi một thời gian, vợ cũ của Hoàng kết thúc thi hành án và quay trở về. Sau khi biết tin, Hoàng chủ động đề nghị tạm thời tiếp tục nuôi con thay vợ vì lo vợ cũ mới ra tù sẽ khó lòng xoay sở. Gần đây, Hoàng bỗng dưng thường xuyên lấy lý do có việc bận, phải làm thêm để đi ra ngoài. Cứ tưởng Hoàng có bồ nhí, Quỳnh âm thầm theo dõi anh. Quỳnh lại phát hiện ra rằng Hoàng thường xuyên tới thăm vợ cũ. Sau khi biết chuyện, Quỳnh làm ầm lên. Hai người lại cãi vã. Lần này Quỳnh bắt Hoàng viết một tờ giấy cam kết rằng nếu Hoàng định tới gặp vợ cũ phải xin ý kiến của Quỳnh trước đã.
Video đang HOT
Hình minh họa
Dù giấy Quỳnh đã cầm, nhưng trong lòng cô lúc nào cũng canh cánh Hoàng sẽ lại lén cô đi gặp vợ cũ. Cứ mỗi lần cãi nhau, Quỳnh lại lôi chuyện Hoàng giấu giếm cô đi gặp vợ cũ ra nói. Quỳnh bị ám ảnh tới nỗi, Hoàng đi đâu cô cũng cho là đến nhà vợ cũ, nói gì cô cũng cho là nói dối. Quỳnh chỉ ấm ức chưa bắt được tại trận hai người họ mà thôi
“Anh đi đâu mà giờ mới về?, “Ơ, anh bảo đi ăn sáng cà phê với bạn mà. Biết rồi còn hỏi”, “Có thật không? Anh đi với ai, bạn anh là ai? Hay là lại mò tới nhà vợ cũ để nối lại tình xưa đấy?”, “Em nói linh tinh gì thế? Anh đi với bạn là đi với bạn, sao phải nói dối”, “Đàn ông các anh là thế mà, trước mặt thì nói với tôi thế này, sau lưng anh lại làm thế khác, chả biết đâu mà lần. Một lần đã lừa tôi được thì sao không có lần thứ hai”, “Cô có bị điên hay không mà lúc nào cũng nghĩ tôi lừa dối cô. Nói năng thế mà nghe được à?”. Quá tức tối, Hoàng to tiếng đáp trả lại Quỳnh rồi hùng hổ phóng xe đi bỏ mặc Quỳnh đau khổ gào khóc.
Giờ chưa biết thật giả chuyện “tình cũ không rủ cũng tới” của Hoàng có là thật hay không nhưng cô không thể nào thoát được khỏi nỗi ám ảnh này. Cô bắt đầu thấm thía việc làm tập 2 của người đàn ông chẳng dễ dàng như cô nghĩ.
Theo Nguyetpham/Afamily
Người chồng đi chợ và bài học hôn nhân đắt giá khiến ai cũng thấm thía
Yêu một người là luôn biết dành hết tấm lòng với họ, chấp nhận họ, cho dù nhiều khi đối phương làm không vừa ý mình, nhưng nếu biết động cơ của họ là tốt thì nên động viên và tán thưởng họ
"Người già không bao giờ làm sai" là câu chuyện đồng thoại nổi tiếng của Andersen. Đại ý câu chuyện là: Ở một làng nọ có cặp vợ chồng già nghèo khổ, một hôm họ muốn mang con ngựa, thứ đáng giá duy nhất trong nhà, ra chợ đổi lấy thứ gì đó đáng giá hơn. Cụ bà nói với cụ ông: "Hôm nay trên trấn có phiên chợ, ông mang con ngựa này đi bán hoặc đổi lấy thứ gì hay hay. Xưa nay ông làm gì cũng không bao giờ sai, ông mau đi đi!"
Bà lão quàng khăn cổ cho ông lão rồi buộc khăn cẩn thận trông thật đáng yêu, lại lấy tay phủi phủi lên mũ của ông cụ mấy cái, cuối cùng trao cho ông một nụ hôn ấm áp. Thế rồi ông lão theo lời căn dặn của bà lão lên đường.
Lúc đầu ông lão đổi con ngựa lấy con trâu cái, lại dùng con trâu cái đổi lấy con dê, lại dùng con dê đổi lấy con ngỗng, lại dùng con ngỗng đổi lấy con gà mái, cuối cùng đổi con gà mái lấy túi táo chín.
Mỗi lần đổi ông lão đều nghĩ đây là việc bà lão mong muốn nhất, chắc chắn sẽ đem lại niềm vui cho bà lão.
Trong lúc ông lão xách túi táo nghỉ chân tại một quán rượu thì gặp hai người Anh quốc giàu có. Ông lão dương dương đắc ý kể lại quá trình mình đi chợ. Hai người kia nghe xong câu chuyện thì cười ngặt nghẽo, khẳng định chắc chắn về nhà ông sẽ bị bà lão nện cho một trận. Ông lão thì khăng khăng khẳng định không bao giờ có chuyện như thế, ông nói chân thành với hai người kia: "Tôi sẽ được tặng một nụ hôn chứ không bao giờ là một trận đòn". "Bà ấy sẽ nói: ông làm việc gì cũng đúng."
Thế là hai người Anh dùng một đấu tiền vàng đặt cược rồi cả ba người cùng đi về nhà ông lão.
Điều khiến hai người Anh quốc kia há mồm trợn mắt là: Bà lão vô cùng thích thú nghe ông lão kể lại quá trình đi chợ. Mỗi lần nghe ông lão kể mình đổi lấy một thứ là bà lão lại tỏ rõ vẻ tâm đắc, khâm phục. Đến cuối cùng khi nghe ông lão kể đổi lấy túi táo chín, bà lão tỏ ra kích động nhất: "Giờ tôi không thể nào lại không tặng ông một nụ hôn. Nhưng tôi cũng muốn kể với ông một chuyện. Ông biết không, hôm nay sau lúc ông đi, tôi đã nghĩ tối nay phải làm một món thật ngon cho ông ăn. Tôi nghĩ tốt nhất là chiên trứng và cho thêm chút rau thơm vào. Tôi đã có trứng, nhưng lại không có rau thơm. Vì thế tôi đến chỗ thầy giáo ở trường học, vì biết họ có trồng rau thơm. Nhưng vợ của thầy là một phụ nữ keo kiệt. Tôi xin cô ấy cho tôi mượn một ít. &'Mượn à?', cô ấy nói với tôi, &'Vườn rau của chúng cháu trồng gì cũng không mọc, đến một trái táo chín cũng không có, giờ cháu không có gì để cho cụ đâu'. Nhưng bây giờ tôi có thể cho cô ấy cả chục trái táo, thậm chí là cả một túi táo chín. Ông đúng là người tuyệt vời! Cảm ơn ông, người đàn ông của đời tôi!"
Nói dứt lời bà lão lại trao thêm cho ông lão một nụ hôn.
Hai người Anh quốc kia bội phục vô cùng, và cũng giữ lời hứa đưa cho ông lão túi tiền vàng.
Có thể nói, câu chuyện đồng thoại này không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn áp dụng cho cả đời sống hôn nhân của người lớn, đó là đạo lý tình yêu trong hôn nhân: Yêu một người là luôn biết dành hết tấm lòng với họ, chấp nhận họ, cho dù nhiều khi đối phương làm không vừa ý mình, nhưng nếu biết động cơ của họ là tốt thì nên động viên và tán thưởng họ, không nên tự cho mình thông minh mà gây tổn thương cho người mình yêu, vui vẻ chấp nhận người mình yêu là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Vợ chồng cần giữ nguyên tắc tôn trọng, khoan dung và động viên nhau. Như thế đời sống mới có hương có vị, nữ cần thế, nam cũng không ngoại lệ.
Ở đây đạo lý rất đơn giản, nhưng người ta hay xem nhẹ: Chồng dùng nửa tiền lương tháng của mình mua quần áo cho vợ, vợ lại trách móc đồ chồng mua không đẹp, dùng tiền phung phí, làm tình cảm hai người nặng nề; người vợ khổ nhọc nấu ăn cho chồng, muốn chồng được vui, nhưng chồng lại chê vợ nấu không ngon...
Ai cũng nhận thấy, ông lão trong câu chuyện "Ông lão không bao giờ làm sai" kể trên không phải người chồng tài giỏi, thông minh, bà lão có đủ lý do để trách móc, chê ông bần cùng, ngu xuẩn... Giả như bà lão chọn cách chê trách, có lẽ tình cảnh giữa hai người cũng không thay đổi được bao nhiêu, chỉ làm cho cuộc sống của họ đã nghèo lại càng thêm lạnh lẽo, càng thêm tuyệt vọng và đau khổ. Nhưng bà không oán trách mà chỉ biết tin tưởng và vui vẻ, tôn trọng và khoan dung, giúp ông lão thêm niềm tin bội phần, còn bà lão cũng vui vẻ vô cùng. Đây đúng là một phụ nữ vừa sáng suốt mà đáng yêu!
Nếu bạn phối ngẫu không phải kẻ nghiện ngập, lăng nhăng, nếu họ không phải phạm tội ác không thể tha, nếu chuyện khiến hai người cãi vã chỉ là chuyện nhỏ, vô thưởng vô phạt trong cuộc sống, chúng ta hãy nghĩ đến bà lão đáng yêu kia, nghĩ đến bà đã ứng xử thế nào khi ông lão dùng một con ngựa đổi lấy một túi táo chín...
Đôi vợ chồng lý tưởng, nhiều khi giả ngu, giả mù với nhau, thực ra chính là khoan dung cho nhau, đây mới gọi là tình yêu thực sự. Đã yêu thì đừng làm khó đối phương, đừng soi mói đối phương, đừng chỉ trích đối phương
Vợ chồng đồng lòng, đất cũng biến thành vàng. Việc nhà không có đúng hay sai, chỉ có hòa và bất hòa, gia hòa vạn sự vui. Tổ ấm là nơi để yêu nhau, không phải nơi để cãi lý lẽ. Nơi cãi lý là tòa án. Nhà phải có gốc và có hồn, hai thứ này đều do phụ nữ nắm giữ!
Theo Đại Kỷ Nguyên
Đêm động phòng tôi phải quỳ lạy van xin mẹ vợ tha thứ Đến lúc này tôi mới thấm thía thế nào là phận "chó chui gầm chạn" mang thân ở rể. Nhưng tôi sẽ cố cố nhịn nhục lần này nhưng sau này, chính tay tôi sẽ đuổi thẳng cổ bà ta ra khỏi căn nhà này đầu tiên. Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo. Nghèo đến nỗi đến bây...