Ám ảnh thảm kịch chìm tàu chở người di cư
Làn sóng người di cư ồ ạt đến châu Âu tưởng chừng như đã tạm thời lắng trong năm 2018, song lại có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây.
Hàng nghìn người muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và xung đột từ Trung Đông và châu Phi vẫn đang đổ về châu Âu với hy vọng tìm cuộc sống tốt hơn, bất chấp nguy hiểm đe dọa tính mạng trong hành trình vượt biển qua Địa Trung Hải. Những thảm kịch chìm tàu, thuyền chở người di cư liên tiếp xảy ra mấy tháng nay đang nối dài danh sách những nạn nhân xấu số bỏ mạng trong hành trình gian lao tìm đường tới “miền đất hứa”. Điều này cũng cho thấy cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu vẫn diễn biến phức tạp.
Người di cư đến từ Gambia, Nigeria và Senegal chờ tàu cứu hộ trên Địa Trung Hải tháng 1/2017. Ảnh: AP/TTXVN
Vụ một tàu chở 150 người di cư từ Gambia bị đắm ngoài khơi vùng biển Mauritania, nằm ở Tây Bắc châu Phi ngày 4/12 là thảm kịch mới nhất liên quan tới người di cư với 57 người thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Đây cũng là một trong những vụ chìm tàu chở người di cư có số người thiệt mạng lớn nhất kể từ khi Tây Ban Nha tăng cường tuần tra trên tuyến đường biển từ Tây Phi tới châu Âu vốn nổi tiếng là nguy hiểm này từ giữa những năm 2000. Biện pháp này của Tây Ban Nha là nhằm ngăn chặn và làm nản lòng những nỗ lực vượt biên bằng tàu biển của người di cư từ châu Phi.
Trước đó, nhiều vụ chìm thuyền chở người di cư gây thương vong lớn cũng đã được ghi nhận trong những tháng gần đây. Có thể kể tới vụ chìm thuyền chở người di cư tại vùng biển quốc tế ngoài khơi Tunisia, cách bờ biển Sfax khoảng 74 km hồi tháng 5. Vụ tai nạn này đã cướp đi ít nhất 70 sinh mạng.
Tiếp đó, ngày 3/7, một con tàu chở 86 người di cư từ Libya đã bị đắm ngoài khơi thành phố Zarzis của Tunisia, khiến 82 người mất tích. Các ngư dân Tunisia đã phát hiện chiếc tàu bị đắm và cứu được 4 người, nhưng không thể tìm thấy những người khác.
Video đang HOT
Chỉ sau đó 3 tuần, hơn 145 người di cư đã được lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giải cứu khi chiếc thuyền chở họ bị đắm vì quá tải tại vùng biển phía Đông thủ đô Tripoli, gần thành phố cảng Khoms. Những người sống sót sau vụ chìm tàu cho biết có khoảng 400 người di cư ở trên thuyền khi rời bến. Người đứng đầu Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), Filippo Grandi đánh giá đây là thảm kịch chìm thuyền tồi tệ nhất trong năm nay.
Tháng 10 cũng ghi nhận một vụ lật thuyền chở hàng chục người di cư trên vùng biển gần đảo Lampedusa của Italy, khiến 13 người, đều là phụ nữ, thiệt mạng. UNHCR cho biết thuyền chở người di cư nói trên xuất phát từ Tunisia và những người có mặt trên thuyền là công dân Tunisia và một số nước Tây Phi khác. Chiếc thuyền gặp nạn do chở quá tải và di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, bản thân chiếc thuyền này cũng không đủ đảm bảo để vượt biển.
Gần đây nhất, trong tháng 11 cũng đã xảy ra 2 thảm kịch chìm thuyền chở người di cư tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu. Một vụ ngày 6/11 khi 9 người di cư thiệt mạng do chìm xuồng ngoài khơi bờ biển quần đảo Canary của Tây Ban Nha, nằm ở phía Tây châu Phi. Gần 3 tuần sau đó, thêm một thảm kịch tương tự, 4 người thiệt mạng và 16 người mất tích do chìm xuồng ở ngoài khơi tại vị trí gần bờ biển thành phố tự trị Melilla của Tây Ban Nha ở khu vực Bắc Phi.
Mặc dù số người di cư theo đường biển vào châu Âu đã giảm mạnh so với mức đỉnh năm 2015, song mỗi năm vẫn có hàng nghìn người chọn cách thức nguy hiểm này. Thống kê của UNHCR cho thấy hơn 1.000 người đã thiệt mạng trên Địa Trung Hải kể từ đầu năm đến nay. Đây là năm thứ sáu liên tục thảm kịch người tị nạn, di cư chết đuối khi vượt Địa Trung Hải xảy ra. Trong 6 năm qua đã có khoảng 15.000 người thiệt mạng trên đường vượt biển sang châu Âu. Thực tế này một lần nữa cho thấy tính cấp bách của những hành động khẩn cấp để giải quyết tận gốc vấn đề người di cư từ Trung Đông-châu Phi vượt Địa Trung Hải tới châu Âu.
Đây cũng sẽ là thách thức đối với các nhà lãnh đạo mới vừa nhậm chức ngày 1/12 của EU và Ủy ban châu Âu (EC), bởi di cư là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm cả về chính trị và ngoại giao, xuất phát từ một loạt các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị trong và ngoài EU.
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Bị hải mã tấn công, tàu hải quân Nga chìm ở biển Bắc Cực
Tàu hải quân chở đoàn thám hiểm của Nga bị chìm ở vùng biển Bắc Cực sau khi bị hải mã cái tấn công để bảo vệ hải mã con.
Foxnews đưa tin, theo một thông báo ngày 23/9, một con tàu của hải quân Nga khi đang thực hiện thám hiểm nghiên cứu ở biển Bắc Cực bị chìm sau khi bị một con hải mã cái tấn công để bảo vệ hải mã con.
Theo Ars Technica, tàu kéo Altai do Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga điều hành đã đưa các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Địa lý Nga và những người tham gia thám hiểm khác đến vùng biển gần chuỗi đảo xa xôi có tên Franz Josef Land ở biển Bắc Cực.
Hải mã là loài động vật to lớn và hung dữ. (Ảnh: Oceanwide-expeditions).
Theo thông cáo báo chí của Hiệp hội Địa lý Nga, trước khi con tàu đưa các nhà nghiên cứu lên bãi biển, gần Cape Heller, tàu đã bị một con hải mã cái tấn công để bảo vệ cho đàn hải mã con.
"Tàu chìm nhưng tránh được một thảm kịch nhờ hành động kịp thời của chỉ huy trên tàu. Tất cả những người tham gia lên bờ an toàn", thông cáo báo chí của Hiệp hội Địa lý Nga cho biết.
The Barents Observer đưa tin, hải quân Nga ra thông cáo báo chí, xác nhận vụ tấn công nhưng không cho biết con tàu bị chìm.
"Trong khi đáp xuống Cape Heller, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phải chạy trốn khi một con hải mã cái tấn công một con tàu viễn chinh để bảo vệ đàn hải mã con", Hạm đội phương Bắc, một đơn vị của Hải quân Nga cho biết. "Những rắc rối nghiêm trọng đã tránh được nhờ những hành động kịp thời và sự phối hợp tốt của các quân nhân Hạm đội phương Bắc. Họ đã đưa tàu ra khỏi những con hải mã mà không làm hại đến chúng".
Theo Ars Technica, đoàn thám hiểm có ý định thực hiện các cuộc khảo sát về băng hà và sinh học trên các hòn đảo trong quần đảo Franz Josef Land. Các nhà nghiên cứu cũng thu thập các cổ vật từ cuộc thám hiểm Áo - Hung năm 1874, lần đầu tiên lập bản đồ chuỗi đảo và cuộc thám hiểm 1898-1899 của nhà báo người Mỹ Walter Wellman - người sau này nổi tiếng vì cố gắng bay đến Bắc Cực bằng khí cầu.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Địa lý Nga cũng mong muốn tìm kiếm mộ của nhà thám hiểm Georgy Sedov, người thiệt mạng trong khi cố gắng đến Bắc Cực vào năm 1914.
(Nguồn: Foxnews)
KÔNG ANH
Theo VTC
Cựu Tổng thống Gambia đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì tham nhũng Chính phủ Gambia hôm thứ Sáu cho biết, có ý định truy tố cựu Tổng thống Yahya Jammeh về các cáo buộc trộm cắp và tham nhũng. Ông Yahya Jammeh, trong bức ảnh được chụp vào tháng 12 năm 2016, đã cai trị đất nước Tây Phi nhỏ bé Gambia trong vòng 22 năm. (Ảnh: AFP / MARCO LONGARI) Ông Jammeh, người trị...