Ám ảnh phu đá
Lê Dũng, 28 tuổi ở Hòa Hiệp Bắc, Đông Hòa, Phú Yên trong lúc nghỉ ngơi đã phân trần rằng: “Làm phu đá cực lắm nhưng được cái là không cần vốn mà kiếm tiền cũng khá nên ham “.
Điạ điểm mà Dũng và một số người cùng khai thác đá nằm dưới chân đèo Cả thuộc địa bàn xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, nhìn lên thấy sừng sững núi Đá Bia – thắng cảnh số một của tỉnh Phú Yên.
Đây là khu đất của người anh họ nên Dũng và chục người anh em chia nhau ra làm, được bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Mỗi ngày trung bình một phu đá như Dũng đẽo được khoảng ba chục viên thu nhập chừng 200 ngàn đồng.
Dũng bảo : “Anh cứ đi dọc đường sẽ thấy người ta làm đá tưng bừng lắm, nhiều chỗ ban đêm họ còn chặn xe để nổ mìn”.
Quan sát sơ bộ trên địa bàn xã Hòa Xuân Nam có đến vài chục điểm khai thác đá chẻ tự phát nằm hai bên Quốc lộ 1.Người ta thấy chỗ nào có đá là kéo nhau đến khai thác bất kể chính quyền có cấm đoán.
Một người đàn ông ở Hòa Xuân Tây đang chẻ đá ở thôn Hảo Sơn nói rằng: “Đá có mà đầy ra, làm đến bao giờ mới hết, dân khổ quá thì cứ vậy mà làm chứ có thấy ai cấm đâu”.
Công việc cực nhọc và nguy hiểm nhưng các phu đá không hề được bảo hộ nên đã có nhiều sự cố xảy ra gây thương tật thậm chí chết người. Gần nhất là ngày 3 tháng 6 vừa qua, một phu đá đã bị đè chết khi đang khai thác một địa điểm dưới chân đèo Cả.
Một phu đá có thâm niên không giấu diếm nói: ” Mưa như mấy bữa nay rất dễ đá bị trượt xuống do đất bị ngấm nước”.
Một điểm khai thác đá chẻ ngay dưới chân núi Đá Bia thuộc rừng đặc dụng đèo Cả.
Video đang HOT
Một tảng đá granit lớn vừa bị hạ lăn xuống dưới chân núi.
Nguy cơ đá lăn luôn đe dọa những phu đá và cả những ngôi nhà dưới chân núi.
Với những dụng cụ thô sơ, phu đá rất dễ bị thương trong khi làm việc.
Dấu tích của một vụ nổ mìn còn in lại trên đá, địa điểm này chỉ cách ban quản lý rừng đặc dụng đèo Cả chưa đến 100 mét.
Bằng chứng sống của một vụ tai nạn do nổ mìn phá đá.
Mỗi viên đá chẻ loại 1 hiện có giá bán là 8 ngàn đồng nên rất nhiều người đổ xô đi khai thác.
Một lò rèn tại chỗ phục vụ cho việc khai thác đá.
Hai phu đá ngồi nghỉ ngơi trước hải đăng Vũng Rô, bất kỳ chỗ nào có đá là có người đến dựng lều khai thác đá chẻ.
Người phu đá lọt thỏm giữa những tảng đá lớn.
Làm việc trên những tảng chênh vênh.
Đã bước vào mùa mưa lũ, những vách núi lở loét tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn chết người.
Chân dung một phu đá chẻ.
Theo Bee.net.vn
Hai công nhân mỏ đá tử vong do máy xúc lật
Lúc 20h30 ngày 17.9, trên quốc lộ 8B (đoạn đi vào mỏ đá Hồng Lĩnh) thuộc địa phận phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh xảy ra một vụ tai nạn thương tâm làm 2 công nhân mỏ đá Hồng Thủy tử vong trên đường lái mái xúc đi lấy thiết bị.
Khoảng thời gian trên 2 công nhân lái chiếc xe máy xúc của DN tư nhân Hồng Thủy tại Hồng Lĩnh (khai thác đá tại Hồng Lĩnh) đi lấy thiết bị tại TX Hồng Lĩnh, trên đường lên dốc thì xe trục trặc, xe trôi trở lại và lật xuống hố. Hai người ngồi trong ca-bin bị mắc kẹt và bị đè chết ngay tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 2 người tử vong. Ảnh: Long Sơn
Chiếc máy xúc của DN tư nhân Hồng Thủy tại Hồng Lĩnh không có biển kiểm soát cũng như giấy tờ kiểm định. Ảnh: Long Sơn
Danh tính nạn nhân được xác định là Nguyễn Viết Hùng (SN: 1975), và Võ Trí Dũng (SN: 1972) trú cùng một ngõ tại xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Cả 2 nạn nhân cùng làm cho DN tư nhân Hồng Thủy. Theo quan sát chiếc máy xúc bị lật không có biển kiểm soát, không có giấy tờ kiểm định.
Thời điểm PV có mặt tại hiện trường (lúc 23h30 ngày 17.9 không thấy bóng dáng của lực lượng công an cũng như Phòng lao động thương binh và xã hội TX Hồng Lĩnh).
Sau tai nạn người nhà đã đưa nạn nhân về an táng.
Theo Lao Động
Nghệ An: Trông mỏ đá Lèn Num, bàng hoàng nhớ "đại họa Lèn Cờ" Tại khu vực Lèn Num thuộc xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), hàng chục năm nay người dân tự do khai thác đá trái phép. Điều đáng nói là Lèn Num chỉ cách UBND xã Quỳnh Xuân hơn 1,5km. Khu vực Lèn Num cách QL 1A chừng hơn 1 km, nằm sát con đường nhựa đi sâu vào xã Quỳnh Tân....