Ám ảnh những cái chết từ súng săn tự chế vùng giáp biên
Khoảng 5 năm trở lại đây, tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An xảy ra hàng chục vụ sử dụng bừa bãi súng săn tự chế dẫn tới chết người.
Từ vô tình…
Khoảng 5 giờ sáng ngày 28/5/2010, Moong Pho Minh (sinh năm 1986) trú ơ ban Huôi Pho, Keng Đu (Kỳ Sơn) cung anh Lương Ba Chuông ơ cung ban, vao khu vưc đinh Huôi Lep đi săn gà rừng. Mỗi người một nhiệm vụ, Chuông ngồi giả nhái tiếng gà rừng, còn Minh cầm sẵn khẩu súng săn trên tay phục sẵn ở bụi rậm.
Tiếng gọi túc túc của anh Chuông dụ được một một con gà rừng “vào bẫy”. Khuất tầm nhìn nhưng anh Minh vẫn tranh thủ bóp cò vì sợ gà đi mất. Sau tiếng súng phát ra, anh Chuông vội hỏi “chết chưa Minh”. Không thấy tiếng người bạn đáp trả, Chuông vội lao đến kiểm tra thì phát hiện bạn mình nằm gục dưới đất, trên người máu không ngừng chảy.
Súng săn tự chế bị tịch thu tại cơ quan điều tra
Nạn nhân được khẩn trương đưa đi cấp cứu nhưng vài ngày sau đó đã tử vong tại bệnh viện. Ngày 4/6, Minh bị cơ quan điều tra ra lệnh bắt tạm giam, khởi tố bị can về hành vi giết người.
Một diễn biến khác, sáng 19/3, Lương Văn Giót (sinh năm 1965 – Trạm trưởng trạm y tế xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn) cùng bạn là Vi Văn Tới (giáo viên trường THCS Na Loi) mang súng kíp vào rừng đi săn. Trong lúc cả hai chia nhau ra hai hướng đi tìm thú rừng, Tới phát hiện một bóng đen thập thò sau lùm cây liền giơ súng ngắm bắn.
Sau phát súng bóng đen đổ ập xuống đất phát ra tiếng “phịch”. Tới đinh ninh con thú bị trúng đạn nhẹ nhất cũng 30kg trở lên nhưng khi chạy lại tìm kiếm mới giật mình bởi đó chính là người bạn đi cùng.
Những lần siết cò súng dẫn đến nhiều cái chết tức tưởi đã đành, đến việc chính những người đi săn không cẩn thận đã kết liễu cuộc đời bằng chính khẩu súng của mình, như trường hợp anh Lương Văn Tá (sinh năm 1989) trú ở xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương.
Ngày 29/5/2010, anh Tá đi làm rẫy đã mang theo khẩu súng săn tự chế, 3 ngày sau đó người nhà không thấy anh trở về vội vã chia nhau ra tìm thì phát hiện nạn nhân đã tử vong vì phát đạn xuyên đầu. Bên cạnh thi thể vẫn còn khẩu súng nằm dưới đất.
Cách đây chưa lâu, chuyện về 3 em học sinh tại bản Nà Tổng, xã Tam Thái (Tương Dương, Nghệ An) nhân lúc bố mẹ đi vắng mang súng tự chế ra đùa nghịch. Một em gí súng vào ngực bạn trêu đùa chẳng may súng cướp cò gây ra cái chết oan nghiệt, như một lời cảnh tỉnh tình trạng sử dụng súng săn bừa bãi hiện nay. …
Đến những vụ giết người ghê rợn
Video đang HOT
Khoảng 8 giờ sáng ngày 8/4/2010, ông Lương Hồng Tân trú ở bản Can, xã Tam Thái, huyện Tương Dương đến nhà cô con dâu Lô Thị Thắm (sinh năm 1985) để thăm cháu. Gọi cửa không được, ông phá cửa vào trong thì phát hiện con dâu nằm bất động dưới sàn nhà, xung quanh máu chảy lênh láng, hai đứa con nhỏ (chị 4 tuổi, em 2 tuổi) ngồi trên giường mắt sưng húp bởi khóc quá nhiều.
Tại hiện trường, cơ quan công an phát hiện vùng gáy nạn nhân có một vệt lõm tròn do mảnh đạn súng kíp gây nên, đôi bông tai bằng vàng Tây thường ngày nạn nhân vẫn đeo nay “không cánh mà bay”.
Xâu chuỗi nhiều tình tiết cùng với thông tin quý giá do người dân cung cấp, tối hôm xảy ra sự việc, có người nhìn thấy Kha Văn Tỷ (sinh năm 1989, trú cùng bản) lượn lờ trước nhà. Lập tức Tỷ bị bắt khi đang ở trong rừng, tại cơ quan điều tra đối tượng thú nhận toàn bộ hành vi giết người của mình.
Đối tượng này khai báo, “con mồi” Tỷ nhắm đến không phải chị Thắm mà chính là chị Lô Thị Khương (sinh năm 1983, sống độc thân, buôn bán hàng tạp hóa, cách nhà chị Thắm 500m). Do thiếu tiền ăn chơi, lúc 19 giờ 30 phút ngày 7/4, Tỷ ôm súng kíp lẻn vào bếp nhà chị Khương chờ thời cơ ra tay. Lúc này có một người khách mua hàng xong ngồi lại nói chuyện khá lâu nên Tỷ đành vác súng bỏ đi.
Rất nhiều khẩu súng tự chế người dân bản hàng ngày sử dụng mà cơ quan chức năng không kiểm soát được hết.
Trên đường trở về nhà chợt nghĩ đến chị Thắm đeo đôi bông hoa tai vàng, chồng mới vào rừng hai ngày nên Tỷ đổi mục tiêu thực hiện. Đến nơi, qua khung cửa sổ, hắn thấy chị Thắm vừa ngồi vót nan tre vừa kể chuyện cho con nghe.
Sau khi quan sát một vòng, Tỷ kê súng vào khe cửa, chỉ cách nơi chị Thắm ngồi 1 mét, nhằm gáy nạn nhân lạnh lùng bóp cò.
Vụ án đau lòng xảy ra với đôi vợ chồng trẻ ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương cách đây chưa lâu cũng bắt nguồn từ khẩu súng tự chế. Moong Văn Thắng (sinh năm 1988) học đến lớp 5 thì bỏ ngang lên rừng làm rẫy rồi được bố mẹ mai mối với chị Học Thị Huyền trú cùng bản.
Kết duyên với nhau chưa được bao lâu, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Câu chuyện chỉ có vậy nhưng Thắng lạnh lùng dùng khẩu súng tự chế kết liễu cuộc đời người vợ 22 tuổi của mình. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, truy bắt, đối tượng vào nhà khóa trái cửa ôm lăm lăm khẩu súng.
Hơn 30 phút được lực lượng công an khuyên dụ để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Thắng vẫn kê họng súng sát đầu và siết cò. Sau tiếng nổ chát chúa, cơ quan chức năng phá cửa vào thì Thắng đã tử vong.
Cần xóa bỏ cách nghĩ lạc hậu
Theo số liệu thống kê, từ năm 2004 đến nay, trên địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An xảy ra hàng chục vụ sử dụng súng tự chế trái phép khiến ít nhất 20 người chết và bị thương. Cũng bởi nguy cơ tiềm ẩn từ các khẩu súng săn tự chế này, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an địa phương tuyên truyền, vận động dân bản địa giao nộp vũ khí.
Bên cạnh đó lực lượng BĐBP tích cực tuần tra kiểm soát, ngăn chặn không để tuồn vũ khí từ nước ngoài vào, bám dân, bám bản, vận động mọi người cùng ý thức trước thứ vũ khí luôn tiềm ẩn nguy cơ thương vong. Tuy nhiên, số lượng súng mà đồng bào tự nguyện giao nộp chỉ là con số rất nhỏ so với thực trạng tồn tại bởi cách nghĩ của người dân nơi đây còn lạc hậu.
Ngoài việc họ xem khẩu súng là vật dụng săn bắn động vật, khẩu súng còn mang ý nghĩa tâm linh, vật xua đuổi tà ma. Mỗi người con trai mới lọt lòng mẹ đã được người cha sắm cho một khẩu súng, cứ như vậy tính theo đầu người, chuyện một nhà có 7 người con trai có 7 khẩu súng cũng không phải hiếm gặp.
Chính vì những điều này mà trong quá trình chính quyền địa phương vận động, nhiều chủ hộ không chịu giao nộp mà chỉ ký cam kết là không sử dụng, hoặc giao nộp mang hình thức đối phó.
Theo VTC
Phim Việt - "bóp méo" gái quê
Trong những bộ phim truyền hình gần đây, hình ảnh các cô gái quê rất hay bị "bóp méo" theo con mắt chủ quan, hoặc là quê kệch thô thiển, hoặc là quá sành điệu. Khán giả đang mong chờ một hình ảnh khách quan hơn.
Thiếu thực tế
Bạn Lê Thị Thu Thanh- một khán giả truyền hình ở Ứng Hoà (Hà Nội) viết thư tâm sự: "Tôi là một khán giả trẻ, rất thích các chương trình dành cho lứa tuổi của mình và theo dõi khá thường xuyên.
Tôi cũng thích xem bộ phim "Bộ tứ 10A8" phát sóng trên VTV3 vào 20 giờ tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thế nhưng, thời gian gần đây, phim tập trung vào câu chuyện của cô bé osin Tươi trong gia đình LaLa với nhiều tình tiết vô lý làm tôi, một khán giả trẻ ở nông thôn cảm thấy rất buồn phiền.
Thứ nhất là diễn viên Thuý Hạnh trong vai osin Tươi quá lạm dụng giọng nói để thể hiện mình là người nhà quê bằng cách phát âm nói "chẳng giống ai". Hàng loạt những hành động cố tình để gây cười cũng khiến người xem thấy phản cảm, ví dụ Tươi thích được làm người mẫu, cứ thấy quần áo mới do LaLa thiết kế dù dở đến đâu cũng mặc vào rồi đi đứng vênh váo.
Người đẹp Quỳnh Nga vai sơn nữ Vũ Vũ trong phim "Lập trình trái tim".
Khi Thắm, cô em song sinh của Tươi từ quê lên thăm chị lại càng có nhiều chuyện phi thực tế hơn nữa, rõ ràng đó là một cô gái chuyên mò cua bắt ốc, vậy mà cầm đến chiếc điện thoại Iphone của LaLa lại có thể sử dụng thành thạo..."
Khán giả ở nông thôn không thể không cảm thấy "chạnh lòng" khi hình ảnh các cô gái quê dịu dàng nền nã bị "vẽ nhọ bôi hề" quá tay như vậy.
Hàng loạt những vai osin trên màn ảnh gần đây cũng bị các đạo diễn "nhào nặn" một cách không thương tiếc theo suy nghĩ chủ quan của họ.
Trong phim truyền hình "Tết thiếu osin" hay trong chương trình "Xả xì choét" trên Đài truyền hình Hà Nội vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần, nghệ sĩ hài Vân Dung cũng đang làm cho hình ảnh các cô gái ở nông thôn lên thành phố làm osin bị méo mó. Vân Dung liên tục xuất hiện với những bộ đồ xanh xanh đo đỏ, tóc buộc vổng lên với 2 chiếc nơ loè loẹt của trẻ nhỏ và chuỵện "ngồi lê đôi mách" nói xấu chủ nhà thì... thôi rồi.
Khán giả ở nông thôn không thể không cảm thấy "chạnh lòng" khi hình ảnh các cô gái quê dịu dàng nền nã bị "vẽ nhọ bôi hề" quá tay như vậy.
Bao giờ thay đổi?
NSƯT đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, một đạo diễn có nhiều phim và rất tâm huyết với đề tài nông thôn bày tỏ quan điểm: "Chúng ta nên bỏ quan niệm làm phim về nông thôn thì thêm thắt một số nhân vật, trang phục, lời nói, cách cư xử... nào đó thể hiện sự "quê mùa", "lạc hậu"," chênh lệch".
Một cảnh trong phim "Tết cháy ô sin"
Những cuốn sách, bộ phim tạo ra sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn kiểu như thế chỉ chứng tỏ tác giả không có thực tế về hiện thực mình phản ánh, tác giả sử dụng những định kiến rất cũ. Nông thôn, miền núi bây giờ khác trước nhiều lắm rồi".
Những bộ phim xây dựng hình ảnh các cô thôn nữ chân chất ngoan hiền giờ hầu như "tuyệt chủng" mà chỉ chủ yếu tập trung vào hai thái cực, đó là hoặc làm cho méo mó với đủ thứ thói hư tật xấu, hoặc là khoác cho các cô hàng loạt những suy nghĩ chủ quan, áp đặt như kiểu họ sinh ra đã là những cô Kếu sành sỏi trong chuyện đào mỏ trai thành phố.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc VFC Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Đài truyền hình Việt Nam cho biết: "Đúng là trong một số kịch bản phim truyền hình gần đây, hình ảnh các cô thôn nữ hơi méo mó do được các biên kịch xây dựng hơi quá tay một chút để làm nổi bật tính cách nhân vật. Thế nhưng với những trường hợp kịch bản được viết bởi những người có vốn sống thì lại có những cô gái nông thôn lên thành phố rất sinh động như Vũ Vũ trong "Lập trình trái tim" chẳng hạn".
Rõ ràng hình ảnh thôn nữ trên phim hiện nay cũng không khác gì thân phận của chiếc bánh trôi nước trong thơ Hồ Xuân Hương "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Chỉ mong các nhà biên kịch lưu tâm đến cảm xúc của khán giả, nhất là khán giả ở khu vực nông thôn để có thể tìm được cách xử lý nhân vật của mình sao cho có lý, có tình nhất.
Theo Nông thôn ngày nay