Ám ảnh lễ chôn cất hàng trăm thai nhi xấu số
Trong buổi sáng, nghĩa trang thai nhi Đồi Cốc ôm vào lòng đất thêm hàng trăm sinh linh bé nhỏ. Khu nghĩa trang nhỏ là nơi an nghỉ của hàng chục vạn thai nhi xấu số ngày một đông hơn.
Nghĩa trang thai nhi Đồi Cốc thuộc xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hàng tuần vẫn cử hành lễ chôn cất thai nhi xấu số. Đây có lẽ là khu nghĩa trang có mật độ hài cốt dày đặc nhất so với bất kỳ một nơi nào.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm, người trông coi nghĩa trang giọng buồn rầu: “Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
Nói là khu mộ nhưng đó chỉ là một hố chôn rộng khoảng 1m2. Bên cạnh đã có 8 ngôi mộ tập chôn tập trung như vậy. Bà Nhiệm đau xót: “8 hố kia mới chôn cả thôi”.
Chúng tôi nhẩm tính trung bình mỗi hố chôn có 1.600 hài nhi, 8 hố nằm sát nhau, vết gắn nắp xi măng còn mới kia có tới khoảng 12.800 thi thể thai nhi nằm dưới đó. Còn biết bao hố chôn trước đây ban quản lý nghĩa trang không thống kê, biết bao nhiêu hài nhi nằm dưới lòng đất.
8h30, việc khâm liệm các thai nhi được tiến hành. Hôm nay, công việc này được một đội tình nguyện ở nội thành Hà Nội đảm nhiệm. Những thai nhi được bảo quản trong một chiếc tủ đông Nasaky dung tích 200 lít được các bạn lần lượt lấy ra vệ sinh và mặc áo. Có những thai nhi chỉ là cục máu đỏ hỏn. Cũng có những số phận xấu số đã 7 thậm chí 8 tháng tuổi thai.
Các hài nhi được bọc vải trắng, đóng túi nilon chuyện dụng sau đó đặt vào tiểu sành. Có tiểu chứa tới 5- 8 túi. Có tiểu chỉ vừa đúng một thi thể thai nhi.
Những hàng tiểu sành xếp dài, đặt hoa trắng.
Video đang HOT
Hàng chục tiểu sành được tập kết ra “ngôi nhà chung”. Tuấn (áo kẻ), trưởng nhóm tình nguyện cho biết: “Em là người lấy các túi bọc thai nhi từ tủ đông ra, nhưng không thể đếm chính xác hôm nay có bao nhiêu trường hợp. Bởi có những túi chứa vài hoặc ba thi thể. Thương các em lắm”
“Ngôi nhà chung” của các em được đào sâu để tiết kiệm quỹ đất. Trung bình mỗi hố như thế này là nơi an nghỉ của 1500 đến 1700 hài nhi xấu số
Tuấn mới 25 tuổi nhưng đã tham gia rất nhiều lần việc chôn cất thai nhi. Tuấn bảo, các tiểu sành được xếp chồng lên nhau như xếp gạch, mỗi lớp cách nhau một lớp cát mỏng. Mỗi hố chỉ chưa đầy hai tháng là đầy. Hố chôn mới hôm nay Tuấn và các bạn làm cũng đã đầy.
“Ngôi nhà chung” bên cạnh vừa mới được đặt bia. Đó là nơi an nghỉ của 1762 sinh linh bé nhỏ. Những hài nhi trong ngôi nhà chung này được tiếp nhận từ ngày 1/3/2015 – 25/4/2015.
Số lượng bào thai ở các bệnh viện, phòng phá thai được đưa về nghĩa trang Đồi Cốc thời gian gần đây tăng với tốc độ chóng mặt. Ông Nguyễn Văn Thạo, ban quản lý nghĩa trang lo rằng, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, có thể sẽ phải bật nắp các ngôi mộ cũ lên để đào sâu xuống lòng đất mới xếp thêm được thai nhi vì đất quá chật.
Nhìn những tiểu sành xếp chồng lên nhau, ai đó trong đoàn nói thầm như khóc:
“Tôi không biết, em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến.
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên….”
Theo_Eva
Cả xóm lo đám tang cho người phụ nữ vô gia cư
Không có nơi để chôn cất khi qua đời vì bệnh ung thư, hàng xóm đã quyết định đưa người phụ nữ xấu số về ven đường biển rồi quyên góp lo hậu sự.
Những ngày qua, câu chuyện về ba đứa trẻ xin tiền lo đám tang cho mẹ ở ven đường biển Nguyễn Tất Thanh (Đà Nẵng) gây xúc động cộng đồng. Những tấm lòng hảo tâm khắp nơi gửi tiền về giúp đỡ. Riêng những người hàng xóm thân tình có thêm niềm vui và hy vọng những đứa trẻ bất hạnh sẽ có cuộc sống mới.
Tối ngày 31/8, người dân ở tổ 10 phường Xuân Hà (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) nghe tiếng khóc ai oán của em Phạm Thị Thu Thủy (18 tuổi). Thủy từ bệnh viện Đa khoa trở về nhà bà nội trong con hẻm nhỏ, báo tin mẹ là chị Võ Thị Kim Lùn (39 tuổi) qua đời vì bệnh ung thư.
Chị Lùn quê gốc ở Quy Nhơn, ra Đà Nẵng làm dâu phường Xuân Hà. Ba đứa con lần lượt chào đời, gia đình mưu sinh bằng nghề đánh cá, ở chung với bố mẹ chồng. Khoảng 7 năm trước, chị ly dị chồng. Hàng xóm cho biết, kết cục buồn của cuộc hôn nhân này do chị Lùn thường hay bài bạc, bị chồng đánh đập.
Đám tang chị Lùn được tổ chức với sự chung tay của xóm ở cũ. Ảnh: Thanh Hải.
Không trở về quê, chị Lùn thuê nhà ở quận Sơn Trà, rồi sống chung như vợ chồng với một người đàn ông khác. Ba đứa con chị sống với bố ở nhà bà nội. Không lâu sau, anh này cũng lấy vợ, có thêm 2 đứa con. Thủy lấy chồng từ khi 16 tuổi, rồi dọn về ở chung. Căn nhà chỉ rộng chừng 30 m2 nhưng là nơi sinh sống của 11 người.
Nhà thuộc diện hộ nghèo, hai em của Thủy là Phạm Thị Thu Mỹ (15 tuổi) và Phạm Minh Nhật (14 tuổi) phải bỏ học giữa chừng, ngày ngày đi rửa bát thuê cho các quán nhậu kiếm thêm.
Chị Lùn thường ghé nhà thăm con, đến bệnh viện chăm mẹ chồng cũ bị gãy chân. Những người hàng xóm cũng ít bàn tán về chuyện nhà chị Lùn, nhưng khi biết chị phải nhập viện chữa bệnh, họ lại gom góp mỗi lần dăm bảy triệu đồng lên giúp đỡ.
Hôm chị qua đời, chồng cũ đang lênh đênh trên biển hành nghề câu mực dài ngày, không biết tin.
"Thủy khóc rồi chạy sang nhà tôi, bảo rằng giờ không biết lo hậu sự cho mẹ thế nào", anh Nguyễn Thanh Hải (30 tuổi), người làm dịch vụ mai táng ngay đầu con hẻm nhỏ kể. Sáng hôm sau, anh xuống bệnh viện. Hỏi người đàn ông sống chung với chị Lùn và họ hàng từ Quy Nhơn ra không ai nhận lo tang lễ, mẹ chồng cũ thì chần chừ đưa con dâu về nhà.
Anh Hải quyết định đưa chị Lùn về xóm. Làm xong thủ tục báo tử, anh lại lên phường xin được đặt quan tài bên vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành. Ủng hộ con rể, ông Trần Văn Thanh (bố vợ anh Hải) vội vã đi làm mái che.
Những người hàng xóm khác biết chuyện, xúm lại phụ giúp. Người phụ che rạp, người cầm thùng quên góp vào chợ xin tiền. Ông Nguyễn Văn Mười (68 tuổi) đứng ra lo việc lễ nghi, viết sớ. Những người qua đường chứng kiến hoàn cảnh đau lòng cũng góp thêm vào thùng phúng viếng. Lúc này, anh em nhà chồng cũ chị Lùn cũng ra phụ đám.
Chiếc quan tài của chị đặt bên đường hơn 3 tiếng thì được chính quyền cho phép đưa vào nhà sinh hoạt cộng đồng. Lý giải việc không đưa chị Lùn về nhà, bà nội của Thủy nói do nhà và con hẻm quá chật.
Sáng 2/9, đông đảo người dân đến đưa chân chị Lùn. Anh Hải tài trợ luôn tiền 4 chiếc xe tang với chi phí gần 5 triệu đồng. Theo anh, chính nhờ sự đồng lòng của những người dân trong xóm mà chi phí toàn bộ lễ tang chỉ hơn 11 triệu đồng.
Ba chị em Thủy trong căn phòng chật chội ở nhà ông bà nội. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND phường Xuân Hà, cho hay nhờ tấm lòng hảo tâm của mọi người, số tiền giúp đỡ cho ba con của chị Lùn được gần 150 triệu đồng. Ngoài lo mai táng phí, số tiền còn lại chính quyền phường đang chờ bố các cháu Mỹ và Nhật đi biển về để làm hai sổ tiết kiệm, đồng thời phối hợp với phía quận để động viên, tạo điều kiện cho hai cháu quay lại lớp học.
Ngồi trong căn phòng chật chội, nơi sinh sống của Mỹ, Nhật và gia đình chị gái, Nhật nói thứ 2 tuần tới sẽ quay lại trường học tiếp lớp 7. Còn Mỹ cho biết do đã nghỉ học 3 năm nay nên em có nguyện vọng được đi học nghề.
"Hy vọng chính quyền thành phố lâu nay có chính sách hỗ trợ nhà cho người có hoàn cảnh khó khăn sẽ quan tâm giúp các cháu", ông Trần Văn Thanh nói.
Nguyễn Đông
Theo VNE
TP HCM: Học sinh sửng sốt nhìn cô giáo bị phụ huynh đánh Hàng trăm học sinh tiểu học vô cùng sửng sốt chứng kiến hình ảnh một cô giáo bị phụ huynh đánh vào mặt chảy máu ngay giữa sân trường Hàng trăm học sinh tiểu học vô cùng sửng sốt chứng kiến hình ảnh một cô giáo bị phụ huynh đánh vào mặt chảy máu ngay giữa sân trường. Chiều 3/9, chỉ huy Công...