Ám ảnh kinh hoàng điểm số sau kỳ thi, học sinh mắc chứng tâm thần
Áp lực thi cử và điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng khiến nhiều học trò đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… thậm chí mắc các chứng bệnh về tâm thần.
Nhiều học sinh nhập viện tâm thần do áp lực điểm số, thi cử.
Điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng
Mỗi mùa thi đi qua, điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của học sinh. Tâm lý ganh đua điểm số, áp lực học tập nặng nề khiến các em luôn rơi vào trạng thái stress…. thậm chí mắc các chứng bệnh về tâm thần.
Mới đây một nghiên cứu của các nhà tâm thần trên 5 trường học lớn tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ có nguy cơ rối loạn cảm xúc là 5%, trong đó 2% số học sinh cần điều trị tại các cơ sở y tế. Đó là những con số đáng báo động về tình trạng rối loạn cảm xúc và loạn thần do áp lực thi cử tuổi thanh thiếu niên.
Trường hợp cháu Trương Quang Đ. (16 tuổi, ở Trần Phú, Thành phố Bắc Giang), sinh ra trong một gia đình có truyền thống về học tập. Cháu là niềm tự hào của gia đình.
Quang Đ. vừa thi xong THPT Quốc gia, bố mẹ Đ. nhận thấy có nhiều sự thay đổi rõ rệt như ăn kém, cơ thể gầy đi, giấc ngủ hay có ác mộng, thường giật mình vào ban đêm, lúc tỉnh dậy cháu bàng hoàng như qua cơn ác mộng. Cảm xúc cháu thay đổi, hay cáu giận vô cớ.
Tại Viện Sức khỏe tâm thần, cháu Trương Quang Đ. được các bác sỹ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc cần phải điều trị.
Video đang HOT
Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng – Phó viện trưởng Viện SKTT, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần, nên cảm xúc và hành vi của các cháu cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này.
Cháu Đ. là con 1 trong gia đình trí thức, nên từ nhỏ cháu đã được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng, và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Bố mẹ thường mong mỏi con mình phải học thật giỏi, đứng thứ hạng cao trong lớp, thi phải đạt điểm cao, nhưng bố mẹ đâu biết rằng những mong mỏi quá cao đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn.
Bên cạnh những trường hợp các em bị áp lực bởi bố mẹ, thầy cô, xã hội… tại Viện SKTT, bác sỹ cho biết cũng gặp một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình.
Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều em không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, còn dành nhiều thời gian chơi game, vào mạng Internet, nhiều em đến gần ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 – 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút.
Để đối phó với việc thức đêm, các em lại lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.
Em Lê Ngọc Q. (20 tuổi, Thanh Hóa) là một bệnh nhân như thế đang được điều trị tại Viện SKTT. Trò chuyện với chúng tôi, em cho biết sau khi học xong phổ thông, em có nguyện vọng tu luyện nước ngoài. Do mong muốn của em quá mãnh liệt mà bản thân không đáp ứng được nên em đã bị rối loạn lo âu: Sợ hãi việc học, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm giác mệt mỏi “kiệt sức”, khó tập trung, đầu óc như trống rỗng, tính tình thay đổi, căng cơ, đi học thì xin cô về…
Tránh tạo áp lực kỳ vọng cho trẻ
Theo TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng cho biết, việc phải chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, thầy cô, điểm số và thành tích… dẫn tới nhiều ảnh hưởng khác nhau cho các em học sinh. Các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải gồng mình lên để chống đỡ với những áp lực học và thi khiến các em có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: Ăn kém, ngủ ít; Cảm giác kiệt sức; Lo lắng căng thẳng quá mức; Đau đầu, hoa mắt chóng mặt; Đau dạ dày; Suy nhược cơ thể…
Để điều trị cho những bệnh nhân này, theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng, việc đầu tiên phải tách các em khỏi những áp lực đó, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Đối với cha mẹ, trong quá trình nuôi dạy con, các bậc cha mẹ cần chú ý tới việc giáo dục nhân cách và nâng cao bản lĩnh cho các em để vững vàng đối mặt với những khó khăn, áp lực trong cuộc sống. Trang bị cho con kỹ năng sống, giúp con thích ứng với stress. Cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em.
TS.BSCKII Dũng khuyến cáo, rối loạn cảm xúc do áp lực thi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm. Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường, các bậc cha mẹ cần phải đưa các em đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Tránh thái độ kỳ thị và tự ý mua thuốc bên ngoài để uống hoặc cúng bái, tin tưởng vào các đấng siêu nhiên.
Theo Danviet
Ám ảnh kinh hoàng mỗi dịp nghỉ lễ 30/4 mang tên 'về quê chồng'
Đã nhiều lần vợ chồng cãi nhau cũng vì chuyện về quê hay đi du lịch nhưng lần nào chồng cũng là người chiến thắng.
Năm nào cũng nói chuyện về quê chồng dịp 30-4 và năm nào cũng vẫn là ác mộng. Ác mộng không phải vì chuyện nhà chồng khó tính mà ác mộng chính là ở chuyện, ngày nghỉ mà không được nghỉ, còn mệt, còn khổ gấp trăm lần ngày đi làm.
Cứ nghĩ thế lại chẳng muốn về, chỉ muốn trốn, chỉ muốn được nghỉ ngơi, thảnh thơi, được ở lại thành phố và ngủ một giấc dài cho đã đời. Nhưng, chuyện đó là không thể, vì chồng gia trưởng, không thể không về.
Đã nhiều lần vợ chồng cãi nhau cũng vì chuyện về quê hay đi du lịch nhưng lần nào, chồng cũng là người chiến thắng. Chồng gào lên "cô đã không phải làm dâu thì khôn hồn về ngay cho tôi". Thế là tôi lại câm nín nghe lời chồng, nếu không vợ chồng đánh nhau to.
Về nhà là cỗ bàn linh đình. Nhà chồng luôn thích tổ chức ăn uống nhậu nhẹt ở nhà. Nào là bạn của bố chồng, nào là họp lớp của mẹ chồng. Nào là bạn nối khố của chồng. (Ảnh minh họa)
Đúng, tôi cũng hiểu chuyện mình có may mắn khi không phải làm dâu, lấy chồng đã được tự do, sống cuộc sống tự tại của mình, thích làm gì thì làm. Nhưng năm nào cũng vậy, cứ nghỉ dài là chồng bắt về quê. Mà quê chồng có giống như quê người ta? Về nhà là cỗ bàn linh đình. Nhà chồng luôn thích tổ chức ăn uống nhậu nhẹt ở nhà. Nào là bạn của bố chồng, nào là họp lớp của mẹ chồng. Nào là bạn nối khố của chồng.
Năm nào tôi cũng phải vào bếp nấu cả chục mâm. Nói đặt cỗ nhưng mẹ chồng tôi nhất định không cho, mẹ bảo đặt cỗ bên ngoài không an toàn bằng nhà mình nấu, lại không tiết kiệm. Bực nhất là mấy người dì, em chồng hay chị chồng đều chừa việc cho tôi làm. Họ nghĩ, tôi không phải làm dâu, không phải vất vả ở nhà nên bây giờ việc bếp núc, dọn dẹp đương nhiên là của tôi.
Năm nào cũng thế, từ Tết đến nghỉ lễ dài, tôi quần quật như giúp việc, không có một giây phút nghỉ ngơi. Đến tối người mệt nhừ, không thiết tha gì. Nhậu nhẹt, dọn dẹp, ăn không được miếng ngon, phải đứng lên ngồi xuống phục vụ liên tục. Tôi chán cùng cực cảnh này.
Đã thế, gia đình chồng còn hay soi mói, để ý chuyện quà cáp của vợ chồng tôi. Mua ít thì chị chồng càu nhàu &'tại sao bao lâu mới về một lần mà chẳng mua quà biếu các cô các bác. Được có vài gói bánh, gói kẹo thì làm gì'.
Nhà chồng tôi khó, khó từ bố mẹ chồng tới tất cả họ hàng, cô dì chú bác trong nhà. Nhiều lúc nghĩ mình thật tủi. (ảnh minh họa)
Nói thật chứ đâu phải gia đình tôi giàu có gì. Tiền cũng phải vất vả kiếm từng đồng. Tôi chỉ mua quà chung chung, mang về biếu bố mẹ là được, sao lại phải mua quà từng nhà. Các chị, các bác thích tôi phải mua quà mang sang biếu từng người một. Vợ chồng tôi đâu phải đại gia. Đi lại cũng đã tốn kém nhiều lắm rồi, sao mọi người không thông cảm cho vợ chồng tôi?
Nhà chồng tôi khó, khó từ bố mẹ chồng tới tất cả họ hàng, cô dì chú bác trong nhà. Nhiều lúc nghĩ mình thật tủi.
Năm nay, nói với chồng ở lại thành phố chơi, đi du lịch nhưng chồng nhất định không chấp nhận. Những ngày gần nghỉ, tôi cứ mơ ác mộng, có lúc mơ giấc mơ đẹp được đi chơi nơi này, nơi kia. Chỉ ước được một năm nghỉ ngơi với chồng, đi chơi với con cái cho thoải mái, cho đúng nghĩa ngày nghỉ. Vậy mà chồng chẳng tâm lý với vợ. Buồn vì gia đình chồng ít, buồn vì chồng gia trưởng nhiều gấp trăm lần.
Một người chồng tâm lý sẽ chẳng bao giờ ép vợ phải về quê những dịp nghỉ dài như vậy khi biết vợ quá vất vả. Bao nhiêu năm đã về, tại sao không thể dành cho vợ một năm được nghỉ ngơi? Đàn bà, lấy một người chồng, mong biết bao nhiêu được chồng yêu thương, chiều chuộng, tâm lý, hiểu cho vợ. Chỉ là tôi không may mắn khi lấy phải người chồng quá gia trưởng mà thôi.
Theo Khám phá
Xem trích đoạn kinh dị nhất trong "Ám ảnh kinh hoàng 2" Đằng sau câu chuyện đen tối đó còn ẩn chứa nhiều bí mật khủng khiếp chưa từng hé lộ. The Conjuring 2 (Ám ảnh kinh hoàng 2) là bộ phim kinh dị siêu nhiên phát hành năm 2016, đồng thời là một trong những tác phẩm kinh dị ăn khách nhất, chỉ đứng sau Insidious (Quỷ quyệt). Giống với phần 1, nội dung...