Ám ảnh bong bóng bất động sản
Mặc dù có những ý kiến phủ nhận khả năng lặp lại tình trạng bong bóng bất động sản, nhưng cảnh giác vẫn không thừa.
Trong nửa cuối năm 2015, sẽ có khoảng 13.000 căn hộ mới được tung ra thị trường (Anh minh hoa)
Trong khi giới đầu tư bất động sản đang ở thời kỳ “mật ngọt” vì những tăng trưởng nóng, dư luận đã xuất hiện những lo ngại về khả năng tái diễn tình trạng bong bóng bất động sản. Nỗi lo cứ ngày càng lớn dần bởi thị trường đang tiềm ẩn những rủi ro từ nhiều phía, mà các nhà quản lý và doanh nghiệp cần cảnh giác.
Phát triển “lệch pha”
Một trong những tín hiệu gây lo ngại nhất hiện nay là sự phát triển lệch pha của thị trường bất động sản, khi phân khúc nhà ở cao cấp chiếm thế áp đảo, còn nhà ở phân khúc trung bình và giá thấp ngày càng lép vế. Tại Hà Nội và TP.HCM rất hiếm dự án có giá bán căn hộ dưới 20 triệu đồng/m2 tung ra thị trường trong một năm vừa qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp đổ xô vào phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang với những dự án đồ sộ như: Goldmark City, Park Hill, Home City, Imperia Garden (Hà Nội), Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền, Sun Avenue (TP.HCM).
Trong nửa cuối năm 2015, sẽ có khoảng 13.000 căn hộ mới được tung ra thị trường. Cộng với lượng hàng còn tồn từ những dự án trước đó khoảng 8.700 căn hộ thì nguồn cung thực tế rất lớn. Thực trạng này ở vào một thời điểm nhạy cảm sẽ tạo ra những rủi ro cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như cho thị trường. Tất nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cung lớn nhưng sức tiêu thụ lớn thì không có gì đáng lo ngại. Luồng ý kiến này dẫn chứng tính thanh khoản cao của thị trường trong thời gian gần đây với khoảng 27.000 căn hộ được tiêu thụ tại Hà Nội và TP.HCM trong năm ngoái, mức tương đương với thời kỳ thị trường bất động sản sốt nóng năm 2009. Trong nửa đầu năm nay, sức mua trên thị trường cũng rất khả quan, khi các dự án mới ở TP.HCM đã tiêu thụ được khoảng 10.000 căn hộ và con số cũng tương tự ở Hà Nội.
Tuy nhiên, không thị trường nào cứ tăng trưởng mãi mà sẽ phát triển theo hình sin. Sau thời kỳ trì trệ, thị trường bất động sản đã tốt lên trong 3 năm gần đây. Bên cạnh đó, các yếu tố thúc đẩy thị trường bao gồm nền kinh tế vẫn tăng trưởng khả quan, những khó khăn kinh tế vĩ mô dần được tháo gỡ, niềm tin của người tiêu dùng phục hồi, các kênh đầu tư khác mất sức hấp dẫn. Nhưng trong khi kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 6% thì lượng căn hộ tiêu thụ năm sau cao gấp đôi năm trước là quá nóng. Một số doanh nghiệp thừa nhận, lượng hàng tiêu thụ phải đi đôi với khả năng tích lũy của người tiêu dùng và khi khả năng chi trả của người dân không bắt kịp nguồn cung giá cao thì lượng hàng tồn sẽ tăng lên.
Đầu cơ, tăng giá
Giá bất động sản tăng chóng mặt trong thời gian qua sẽ khiến người mua nhà thận trọng. Mặc dù đại diện của nhiều doanh nghiệp bất động sản phủ nhận hiện tượng găm hàng, đẩy giá, nhưng thực tế các dự án cả mới lẫn cũ đều đã tăng giá và xác định giá khởi điểm ở mức rất cao. Khảo sát sơ bộ trên thị trường cho thấy, trừ những dự án vùng ven có cơ sở hạ tầng kém và tiến độ xây dựng chậm, mức giá của phần lớn các dự án nhà ở đã quay trở lại thời kỳ đỉnh điểm năm 2009-2010. Thậm chí, mức giá của một số dự án còn cao hơn cả thời hoàng kim của thị trường bất động sản.
Trước những diễn biến tích cực của thị trường, các doanh nghiệp cũng tỏ ra “tham lam” hơn khi định giá ban đầu cho các dự án mới đều ở mức cao. Hiện nay, loại căn hộ trong khoảng giá từ 30-40 triệu đồng/m2 chiếm thế áp đảo và ngày càng xuất hiện nhiều hơn loại căn hộ có giá trên 40 triệu đồng/m2.
Video đang HOT
Với mức giá ngày càng tăng trong khi nguồn cung đa dạng, người mua nhà, đặc biệt là giới đầu tư càng thận trọng hơn. Một khi điều này trở thành thực tế thì các doanh nghiệp phải dè chừng. Thời gian vừa qua, dòng tiền đầu tư đã quay lại thị trường bất động sản khá mạnh mẽ. Nguyên nhân là do việc Nhà nước cho phép người nước ngoài; Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam; TTCK cho phép nới rộng room với các nhà đầu tư; các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, tiền gửi tiết kiệm biến động thất thường hoặc mang lại lợi nhuận thấp. Cùng với đó, thị trường bất động sản tăng trưởng nóng đã tạo ra cơ hội kiếm lời ngắn hạn.
Tại nhiều dự án đã xuất hiện các nhà đầu tư “ôm” vài sàn căn hộ và các nhà đầu cơ cũng tranh thủ “lướt sóng”, kiếm chênh lệch từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi căn. Sự tham gia của những đối tượng này khiến thị trường thêm sôi động, huyên náo và cũng là nguyên nhân tạo ra tình trạng bong bóng bất động sản. Những bài học đắt giá trong quá khứ cho thấy, nếu dòng tiền “nóng” ngưng chảy vào thị trường khi nhà đầu cơ nhận thấy không còn cơ hội, doanh nghiệp sẽ khó huy động vốn để đi tiếp và thị trường sẽ chững lại.
Bên cạnh dòng tiền của nhà đầu tư thì một trong những yếu tố cần lưu ý là tín dụng ngân hàng sẽ có vai trò quyết định đến sự “nóng, lạnh” của thị trường bất động sản. Kinh nghiệm cho thấy, khi nào tín dụng tăng trưởng mạnh thì thị trường bất động sản sẽ sốt nóng và ngược lại. Các ngân hàng đã và đang đẩy mạnh tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, khiến cho tín dụng trong lĩnh vực này tăng tới 11% trong khi tín dụng chung chỉ tăng 6% trong 5 tháng đầu năm. Ngân hàng Nhà nước cũng như các doanh nghiệp bất động sản khẳng định, tín dụng bất động sản vẫn trong tầm kiểm soát và thực tế mức tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 37,8% của năm 2007 khi thị trường ở đỉnh điểm của bong bóng bất động sản.
Tuy nhiên, đã xuất hiện những lo ngại, bởi quy mô tín dụng trong lĩnh vực này hiện nay đã phình rất to, ước tính lên đến 360.000 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi so với thời kỳ thị trường bất động sản khủng hoảng năm 2009. Vì thế, một số ý kiến cho rằng, cần kiềm chế dòng tiền từ ngân hàng vào thị trường bất động sản để tránh nguy cơ bong bóng. Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giám sát chặt khi cho vay các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, các dự án có thời gian thu hồi vốn vay dài.
Cảnh giác là không thừa, bởi thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ khó đoán định và bong bóng bất động sản sẽ lại để những hậu quả nặng nề nếu không có những biện pháp kịp thời.
Theo Ngọc Sơn
Diễn đàn Doanh nghiệp
Trung Quốc sẽ bớt hung hăng trên Biển Đông khi kinh tế suy yếu?
Kinh tế Trung Quốc suy yếu sẽ khiến cho nước này không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ. Thậm chí, sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc được hi vọng có thể sẽ "cứu" cả Biển Đông?
Trung Quốc sẽ bớt hung hăng trên Biển Đông khi kinh tế sụp đổ?
Đó là nhận định của giáo sư người Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân - hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược Keck thuộc Học viện Claremont McKenna, đồng thời là cựu chuyên gia cao cấp của Chương trình châu Á tại Quỹ vì hòa bình quốc tế Carnegie, trên tờ National Interest (Lợi ích quốc gia).
Theo Giáo sư họ Bùi, cách đây không lâu, đã có những dự báo triển vọng hấp dẫn, cũng như những thách thức và rủi ro của nền kinh tế Trung Quốc. Bất chấp tăng trưởng qua các năm không cân bằng, nhưng Bắc Kinh vẫn cố gắng dựa vào đầu tư để tăng sức mạnh, cũng như giữ nhịp độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế. May mắn là cơn sốt tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 mặc dù đã khiến tỉ lệ nợ của nước này trên GDP lên đến gần 300% - mức độ nguy hiểm đối với một nước có thu nhập trên trung bình, nhưng đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc. Bong bóng bất động sản có lẽ là lớn nhất thế giới đã hình thành nhưng mới chỉ bị rò rỉ chứ chưa sụp đổ hoàn toàn.
Sự tăng trưởng kinh tế may mắn này đã khuyến khích Bắc Kinh theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng nhưng cũng rủi ro nhất trong vài năm qua.
Nhiều thành viên trong giới tinh hoa Trung Quốc đã hả hê xem sự suy giảm của Hoa Kỳ và các nước phương Tây là không thể đảo ngược và sự trỗi dậy của Trung Quốc là tất yếu không gì cản nổi. Chính sự kiêu căng, ngạo mạn này đã dẫn đến việc Bắc Kinh theo đuổi các chính sách kinh tế và an ninh mà chắc chắn sẽ lần lượt "chôn" các di sản của Đặng Tiểu Bình xuống mồ sâu.
Thay vì duy trì cách tiếp cận "giấu mình, chờ thời", Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều cam kết kinh tế ở nước ngoài và bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh do Mỹ dẫn dầu ở khu vực Đông Nam Á.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã cam kết góp vốn hơn 100 tỉ USD cho Ngân hàng Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ Con đường Tơ lụa mới, một loạt tổ chức tài chính và các cơ cấu được thiết kế để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài, tích cực cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có như Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới.
Trong thế giới đang phát triển, Trung Quốc cũng đặt cược nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỉ USD từ năm 2005. Tại châu Phi, Trung Quốc đầu tư và cho vay ước tính vượt trên 100 tỉ USD.
Đối mặt với một đối thủ "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", nắm trong tay 4 nghìn tỉ USD dự trữ ngoại tệ như Trung Quốc, tất cả những gì phương Tây có thể làm là lo ngại, dè chừng và công khai phàn nàn về sự phá hủy môi trường cũng như vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc gây ra khi hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Bước đi táo bạo nhất mà Trung Quốc đã thực hiện ở thời điểm họ có sức mạnh kinh tế rõ ràng và không thể nghi ngờ chính là cách tiếp đối với với các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông - một trong những tuyến giao thương, hàng hải huyết mạch của cả khu vực và thế giới.
Trong khi các thế hệ lãnh đạo trước của Bắc Kinh cố tình gác lại các tranh chấp khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và ở Biển Đông, thì những người kế nhiệm họ hiện nay ở Trung Nam Hải lại có cách tiếp cận đối đầu nhiều hơn với niềm tin rằng, với sức mạnh phát triển nhanh chóng về kinh tế và quân sự, Trung Quốc không cần phải tôn trọng lợi ích và sự nhạy cảm của Hoa Kỳ cùng đồng minh, đối tác trong khu vực.
Kết quả là, trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bành trướng và đẩy căng thẳng leo thang khi đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản và bồi đắp, xây dựng một loạt đảo nhân tạo với quy mô lớn và tốc độ chưa từng có ở các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông.
Tin xấu từ nền kinh tế Trung Quốc khiến các nhà đầu tư phản ứng bằng cách tháo chạy. (Ảnh: FT)
Bây giờ động lực của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng dừng lại và điểm yếu của nó đã bộc lộ có thể thấy rõ, câu hỏi rõ ràng đặt ra là liệu Bắc Kinh còn có thể tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại diều hâu của mình hay không.
Căn cứ vào những hành vi của Trung Quốc trong quá khứ và những hạn chế cứng hiện tại, có vẻ như nếu có bất kỳ điều gì tích cực xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc thì đó sẽ là một chính sách ngoại giao bớt hung hăng hơn.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn chính sách đối ngoại mang lại những rủi ro lớn, trong khi chủ nghĩa thực dụng và thận trọng lại là cách làm việc của những người tiền nhiệm thời hậu Mao Trạch Đông.
Ba người tiền nhiệm của ông Tập là các ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào - tất cả đều nhận thức rất rõ sự chênh lệch về quyền lực giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Do đó, họ đều có những nhượng bộ chính sách đối ngoại đáng kể khi kinh tế Trung Quốc yếu kém. Ví dụ, Đặng Tiểu Bình đã không để vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Mỹ - Trung, còn Giang Trạch Dân kiềm chế rất lớn trong vấn đề Đài Loan cuối những năm 1990 để đổi lấy sự ủng hộ của Hoa Kỳ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Nếu tăng trưởng của Trung Quốc trong ngắn hạn đòi hỏi phải tăng cường xuất khẩu nhiều hơn vào các nước phương Tây, thì thật không thể tưởng tượng rằng Bắc Kinh có thể thành công trong nhiệm vụ này khi mà vẫn tiếp tục chính sách cứng rắn, hung hăng ở Biển Đông.
Đồng thời, sự suy giảm kinh tế trong nước cũng sẽ hạn chế đáng kể năng lực tài trợ của Bắc Kinh đối với các dự án kinh tế siêu "khủng" nhưng đầy rủi ro ở bên ngoài biên giới. Nguy cơ vỡ nợ được dự đoán trong những năm tới sẽ khiến Trung Quốc lúng túng và là bài kiểm tra xem Bắc Kinh có thể tiếp tục "rót tiền vào hang thỏ" đến bao giờ.
Quan trọng nhất, việc kinh tế tiếp tục suy yếu sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải bố trí lại các nguồn lực tài chính hạn chế của mình để duy trì tăng trưởng Trung Quốc. Và khi đó, ông Tập sẽ buộc phải lựa chọn sự tồn tại của chế độ hay những vinh quang, hào nhoáng bên ngoài.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Kinh tế Trung Quốc loạng choạng, Biển Đông sẽ lặng sóng? Chỉ mới đây thôi, kinh tế Trung Quốc dường như vẫn đứng ngoài quy luật, làm nản lòng những người thích đánh cược vào tương lai màu xám của nước này. Bất chấp tăng trưởng không cân bằng kéo dài trong nhiều năm, Bắc Kinh vẫn theo đuổi định hướng dựa nhiều vào đầu tư để duy trì sức mạnh kinh tế, giữ...