Alpine Tateyama Kurobe – Cung đường tuyết ngoạn mục của xứ Phù Tang
Tateyama Kurobe là một tuyến đường núi uốn lượn qua các tỉnh Toyama và Nagano ở Nhật Bản. Với tổng chiều dài là 90 km và điểm cao nhất là 2.550 m, cung đường độc đáo này còn được mệnh danh là “mái nhà của Nhật Bản”.
Từ tháng 4 đến tháng 6, bạn có thể nhìn thấy những bức tường tuyết đáng kinh ngạc và thưởng thức phong cảnh tuyệt vời trên đường đi.
Những bức tường tuyết hùng vĩ Yuki-no-Otani được xem là quà tặng thiên nhiên hòa quyện cùng bàn tay khéo léo của con người tạo nên một kỳ quan thiên nhiên vô cùng đặc sắc cho Tateyama Kurobe Alpine mỗi mùa đông về.
Do đặc tính mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 nên lớp tuyết tại khu vực này dày tới hơn 20m. Ngay khi tuyết ngừng rơi, người Nhật bắt tay vào dọn dẹp, nén tuyết, đào xuyên qua các lớp tuyết dày làm thành con đường ngoạn mục đi qua dãy núi Alps. Phương tiện đi lại chủ yếu tại đây là xe điện, xe buýt và cáp treo.
Con đường tuyết còn chạy dài qua các phong cảnh đẹp nhất của thung lũng Kurobe và núi Tateyama. Màu xanh ngọc bích trộn lẫn với ánh nắng vàng và màu trắng tinh khôi càng tô đẹp thêm bức tranh thiên nhiên kỳ thú đầy màu sắc làm lay động lòng người.
Từ trên đỉnh cao Midagahara, bạn có tầm nhìn tuyệt đẹp ra các ngọn núi bao gồm cả núi Tenguyama.
Video đang HOT
Tại Murodo, một trong những điểm dừng tuyệt đẹp nhất trên dãy Alps của Nhật Bản.
Đây là điểm cao nhất trên con đường mòn và bạn có thể chiêm ngưỡng những suối nước nóng Mikurigaike đáng kinh ngạc.
Kamikochi là một địa điểm khá nổi tiếng trong công viên với phong cảnh núi non hùng vĩ.
Vườn quốc gia Chubu Sangaku .
Hakuba là một trong những khu nghỉ mát trượt tuyết hàng đầu ở Nhật Bản, và là một phần trải nghiệm không thể bỏ qua của tuyến đường.
Đập Kurobe là một điểm nhấn khác của chuyến đi! Đó là đập cao nhất trong cả nước.
Đập Kurobe.
Khung cảnh ở đây thật hấp dẫn. Vào một số thời điểm trong năm, bạn có thể nhìn thấy những chiếc thuyền trôi dọc theo làn nước màu ngọc lam tuyệt đẹp của hồ Kurobe.
Lâu đài Matsumoto là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất và quan trọng nhất trong số những lâu đài truyền thống còn lại của Nhật Bản.
Khám phá Nagano.
Zenkoji, một trong những ngôi chùa Phật giáo chính của Nhật Bản, cũng nằm trong khu vực này. Nó được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ bảy và chắc chắn là một chuyến đi đáng giá.
Khách du lịch ngỡ ngàng khi thưởng thức đặc sản "nhảy múa" trong miệng ở xứ Phù tang
Shirouo còn được gọi là Odorigui, trong tiếng Nhật có nghĩa là "nhảy múa khi được ăn", đây là một món ăn trong ẩm thực Nhật Bản được chế biến từ những con cá hoặc hải sản còn sống.
Khi ăn, những chú cá trong suốt sẽ nhảy múa trong miệng khiến nhiều thực khách vừa e ngại vừa thích thú
Đặc sản "nhảy múa" là món ăn truyền thống của người Nhật Bản
Shirouo dùng để miêu tả chung cho loại cá nhỏ, thân gần như trong suốt hoàn toàn. Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau người Nhật lại sử dụng các loại cá khác nhau cho món ăn này.
Nếu như ở Iwakuni (tỉnh Yamaguchi), loại Shirouo được ăn là cá trắng nhỏ thì ở Fukuoka, người ta lại dùng nguyên liệu là cá bống đá.
Theo lý giải, Shirouo no Odorigui là một trong những món ăn truyền thống của Nhật, được chế biến từ những con cá non trong suốt.
Nhiều khách du lịch sau khi thưởng thức món đặc sản "nhảy múa" này đã khen ngợi đây là món càng ăn càng nghiện
Tương truyền, ở thời Edo cách đây hơn 300 năm, lũ lụt vào mùa xuân thường gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng tại Fukuoka cũng như vùng phía nam Nhật Bản. Vì vậy, địa chủ (daimyo) ở đây đã thuê nông dân các làng lân cận dọn dẹp vệ sinh sau thiên tai. Để cảm ơn, daimyo tặng những người nông dân này vài thùng rượu sake để họ uống ngay trên bờ sông. Trong khi uông, họ dùng tay túm lấy con cá nhỏ dưới nước và cho luôn vào miệng. Tư đó bắt đầu truyền thống ăn Shirouo tại Fukuoka và dần phổ biến ở nhiều địa phương Nhật Bản.
Những chú cá trong suốt được để vào bát tô. (Ảnh: internet)
Món cá đặc sản "nhảy múa" được ăn với trứng cút và giấm
Đầu tiên, người ta đựng cá Shirouo trong một bát lớn chứa ít nước, sau đó chuẩn bị thêm một quả trứng cút sống và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập trứng và trộn đều cùng một ít giấm rồi thả cá vào.
Người ta cho rằng giấm làm cho cá bị tê liệt và ngất tạm thời, tuy nhiên thực tế thì những con cá gặp giấm sẽ bị xót và liên tục "nhảy múa" mạnh hơn bình thường.
Những con cá ngâm giấm để tăng sự thú vị. (Ảnh:internet)
Nhiều thực khách thường nhai những con cá nhỏ, tuy nhiên cách thưởng thức món Shirouo no Odorigui thực thụ phải là nuốt sống và uống cùng với rượu sake. Khi đó, cảm giác những con cá "bơi tung tăng" trong dạ dày sẽ khiến cho bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều phải bất ngờ và thích thú. Và đây cũng chính là điểm độc đáo, khiến Shirouo no Odorigui trở thành món ăn đặc sản chỉ có ở Nhật Bản.
Ngoài món shirouo đơn giản người Nhật còn nhiều cách thưởng thức loại cá đặc biệt này. Cá nhỏ trong suốt shirouo có thể được sử dụng trong việc chế biến món tempura và bánh gạo tsukudani hoặc đun sôi với kem trứng.
Những chú cá trong suốt dược đổ lẫn vào với trứng. (Ảnh: internet)
Cá Shirouo chỉ có vào mùa xuân, do vậy khi người Nhật thưởng thức món ăn này cũng là lúc báo hiệu mùa đông lạnh giá kết thúc. Ở Nhật Bản, có nhiều nhà hàng phục vụ Shirouo no Odorigui chỉ mở cửa trong mùa có cá Shirouo. Những nhà hàng này dường như chỉ tồn tại như mùa xuân và sẽ được tháo dỡ vào cuối mùa Shirouo hằng năm.
Bad Bunny lần đầu thể hiện khả năng hát tiếng Nhật trong ca khúc "Yonaguni" Trở lại với ca khúc "Yonaguni", Bad Bunny đã mang đến cho người hâm mộ một bất ngờ lớn khi lần đầu tiên thể hiện khả năng hát tiếng Nhật của mình. Bên cạnh đó, tiêu đề bài hát và phần ca từ cũng được nam ca sĩ lấy cảm hứng từ một hòn đảo ở xứ Phù Tang. Ra mắt vào ngày...