Alphabet sẽ sử dụng AI để khám phá các loại thuốc mới
Công ty mẹ của Google là Alphabet mới đây thành lập Isomorphic Labs ở Vương quốc Anh, chuyên thực hiện thí nghiệm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để khám phá các loại thuốc mới.
Theo CNBC, Isomorphic Labs được xây dựng dựa trên nghiên cứu thực hiện bởi phòng thí nghiệm AI DeepMind ở London, được Google mua lại năm 2014. Mặc dù Isomorphic Labs mới được công bố chính thức hôm 4.11, nhưng công ty này đã được thành lập từ tháng 2.2021, theo một hồ sơ gửi tới cơ quan đăng ký công ty của Vương quốc Anh.
Trong một bài đăng, ông Demis Hassabis, người sáng lập và điều hành Isomorphic Labs, cũng là giám đốc điều hành và đồng sáng lập DeepMind, mô tả Isomorphic Labs là một liên doanh thương mại với sứ mệnh “hình dung lại toàn bộ quá trình khám phá thuốc từ ban đầu”.
Ông Demis Hassabis, người sáng lập và điều hành Isomorphic Labs tin rằng AI sẽ đưa công việc nghiên cứu lên tầm cao mới
Người phát ngôn của Isomorphic Labs nhấn mạnh công ty tách biệt với DeepMind và có các nguồn lực chuyên dụng riêng. Tuy nhiên, thông tin được công bố mới chỉ dừng lại ở việc cho biết có bao nhiêu nhân viên hoặc bao nhiêu vốn. “Nếu có công việc liên quan, các nhóm từ cả hai công ty có thể hợp tác, đặc biệt là trong những ngày đầu khi Isomorphic Labs đang tuyển dụng nhân sự”.
Isomorphic Labs có kế hoạch sử dụng phần mềm AI để tạo ra các loại thuốc và dược phẩm mới. Xác định các loại thuốc mới là một quá trình thử nghiệm lâu dài và phức tạp, bao gồm việc kết hợp nhiều hợp chất khác nhau theo những cách khác nhau. Một số công ty bao gồm BenevolentAI ở London (Anh) và Atomwise ở San Francisco (Mỹ) tin rằng AI có thể đẩy nhanh quá trình này.
“Chúng tôi tin việc sử dụng nền tảng phương pháp tính toán và AI tiên tiến có thể giúp các nhà khoa học đưa công việc của họ lên một tầm cao mới và đẩy nhanh quá trình khám phá thuốc. Các phương pháp AI sẽ ngày càng được sử dụng không chỉ để phân tích dữ liệu, mà còn để xây dựng các mô hình tiên đoán và tổng hợp mạnh mẽ về hiện tượng sinh học phức tạp”, ông Hassabis viết.
Alphabet cũng có một số công ty khác tập trung về chăm sóc sức khỏe, bao gồm Verily chuyên phát triển phần mềm cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và Calico đang nghiên cứu về quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ con người. Được biết, DeepMind từng hoạt động trong lĩnh vực này và có bộ phận DeepMind Health riêng. Tuy nhiên, Google đã tiếp quản nó vào năm 2018 sau một thỏa thuận gây tranh cãi với Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh. Kể từ đó, DeepMind chuyển qua theo đuổi nghiên cứu trong các lĩnh vực khác của khoa học sự sống. Năm ngoái, công ty thông báo đã phát triển một hệ thống AI có thể dự đoán chính xác cấu trúc gấp của protein chỉ trong vài ngày, giải quyết một “thách thức lớn” kéo dài 50 năm.
Video đang HOT
Sợ AI bị dùng sai cách, DeepMind nỗ lực tách khỏi Google
Nhiều năm qua, DeepMind cố gắng thoát khỏi quyền kiểm soát của Google vì không muốn công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) nằm trong tay một công ty tư nhân.
Dù đã bán mình cho Google, DeepMind vẫn muốn giữ quyền tự chủ
Theo Business Insider , khoảng 9 nhân viên trong cuộc cho biết DeepMind luôn lo ngại một ngày nào đó Google sẽ dùng AI sai cách, thế nên các lãnh đạo luôn cố giữ DeepMind độc lập với Google suốt nhiều năm qua.
Vấn đề nằm ở việc DeepMind đã tự bán mình cho một công ty mà họ không tin tưởng. Một cựu nhân viên cho biết: "Kể từ thời điểm ấy, mọi người đều băn khoăn về quyết định đã qua".
Xung đột về đạo đức AI
Khi Google mua lại DeepMind năm 2014, đây được xem là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Google có trong tay một tổ chức nghiên cứu AI hàng đầu ở London (Anh), còn DeepMind được hỗ trợ tài chính cho nhiệm vụ xây dựng AI có thể làm nhiều việc như con người, họ gọi đó là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Artificial General Intelligence - AGI).
Mâu thuẫn dần len lỏi trong nội bộ hai công ty. Một số nhà nghiên cứu ở DeepMind tự nhìn nhận bản thân là học giả, không muốn dính líu đến bộ máy kinh doanh quan liêu của Google. Số khác lo sợ mọi hoạt động của DeepMind sẽ bị đặt dưới tầm kiểm soát của một hãng công nghệ khổng lồ. Nhiều nhân viên DeepMind thậm chí còn được khuyến khích giao tiếp với nhau bằng ứng dụng nhắn tin mã hóa vì sợ bị Google theo dõi.
Các nhà lãnh đạo DeepMind từng phát hiện một công trình của nhóm nghiên cứu AI bên Google trích tập hợp mã giống với DeepMind mà không ghi nguồn. CEO DeepMind Demis Hassabis rất bực mình vì điều này, dẫn đến việc DeepMind bắt đầu bảo vệ mã của mình nhiều hơn.
Theo The Information , năm 2015, Google tái cấu trúc thành Alphabet, cấp cho những dự án mạo hiểm nhiều quyền tự do hơn. Khi đó, ban lãnh đạo DeepMind muốn cả công ty có thể được xem là một bộ phận độc lập dưới trướng Alphabet, tự đưa ra báo cáo tài chính định kỳ.
Hơn nữa, nhóm DeepMind muốn giành quyền tự chủ về mặt pháp lý. Họ lo lắng trước viễn cảnh công nghệ của mình bị sử dụng sai cách, đặc biệt trong trường hợp DeepMind đạt được AGI.
AI của DeepMind từng đánh bại kỳ thủ con người trong những cuộc đấu cờ
Một cựu nhân viên giấu tên cho biết: "Theo họ, công nghệ này quá mạnh để cho một công ty tư nhân nắm giữ, vì vậy nó cần được nằm trong tay những pháp nhân khác không dính líu đến lợi ích cổ đông".
Năm 2017, tại một kỳ nghỉ dưỡng ở Scotland, ban lãnh đạo DeepMind tiết lộ với nhân viên kế hoạch tách khỏi Google. Họ muốn trở thành một công ty toàn cầu. Alphabet sẽ tiếp tục nắm giữ DeepMind và có giấy phép độc quyền cho công nghệ AI, nhưng điều kiện đặt ra là Alphabet không được vượt qua một số giới hạn đạo đức, chẳng hạn dùng công nghệ của DeepMind cho mục đích giám sát, quân sự.
Các nhân viên DeepMind bí mật gọi kế hoạch giành quyền tự chủ là "Watermelon" hay "Mario" để không bị phát hiện.
Năm 2019, DeepMind đăng ký công ty mới có tên DeepMind Labs Limited ở Anh trong nỗ lực tách khỏi Google. Một nhóm cấp cao ở DeepMind thường xuyên gặp các luật sư bên ngoài để thảo luận về mối quan hệ giữa hai công ty trên nhiều phương diện.
Trước khi thương vụ năm 2014 khép lại, DeepMind và Google đã cùng ký thỏa thuận về đạo đức và an toàn AI, yêu cầu thành lập hội đồng đạo đức giám sát việc nghiên cứu AI. Nhưng hội đồng này chưa bao giờ được thành lập.
Đến năm 2017, hợp đồng gây tranh cãi giữa Google và Lầu Năm Góc được tiết lộ, khiến nội bộ DeepMind náo loạn. Các nhân viên cáo buộc Google tham gia vào việc "kinh doanh từ chiến tranh". Hợp đồng có tên gọi là "dự án Maven" được xem như một hồi chuông cảnh báo đối với DeepMind.
Ai sẽ nắm quyền kiểm soát AI?
Theo Wall Street Journal, các nỗ lực tách DeepMind khỏi Google kết thúc vào năm nay mà không đạt kết quả như mong đợi. Tháng 4, Hassabis thông báo với nhân viên rằng các cuộc đàm phán tách khỏi Google đã kết thúc. DeepMind sẽ duy trì trạng thái hiện tại dưới quyền Alphabet. The Economist từng đưa tin công việc của DeepMind sẽ được Hội đồng Đánh giá Công nghệ Nâng cao ở Google giám sát.
Những cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm cộng với những xung đột gần đây trong bộ phận AI của Google (sa thải hai chuyên gia AI hàng đầu) đặt ra câu hỏi về việc "gã khổng lồ" tì
CEO Demis Hassabis không muốn AI nằm trong tay một công ty tư nhân
Những khoản đầu tư của Google vào DeepMind đang bắt đầu thu quả ngọt. Cuối năm ngoái, DeepMind công bố một bước tiến trong nghiên cứu khi dùng AI dự đoán cấu trúc của protein sau quá trình cuộn xoắn. Nghiên cứu đột phá về protein có khả năng tạo ra cuộc cách mạng trong quá trình chế tạo thuốc và tìm hiểu cơ chế gây bệnh ở con người.
Đối với DeepMind, CEO Hassabis tin rằng công nghệ AI không nên được một tập đoàn duy nhất kiểm soát. Phát biểu tại diễn đàn AI tổ chức vào tháng 6, ông đề xuất thành lập một viện nghiên cứu thế giới cho AI. Theo ông, một cơ quan như vậy nên nằm dưới quyền tài phán của Liên Hiệp Quốc, tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này.
Hàng nghìn suất gà quay được giao bằng drone của Google Alphabet, công ty mẹ của Google, cho biết drone của hãng đã giao 10.000 cốc cà phê, 1.700 đồ ăn nhẹ và 1.200 suất gà tại thành phố Logan năm ngoái. Dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái này được Wing, công ty con của Alphabet, bắt đầu triển khai ở Australia năm 2019, sau hàng loạt cuộc thử nghiệm...