Alice Nguyễn diện thiết kế ấn tượng lấy cảm hứng từ trí tuệ nhân tạo (AI)
Người mẫu 12 tuổi Alice Nguyễn gây ấn tượng khi mặc các thiết kế lấy cảm hứng từ trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển tải thông điệp về môi trường và biến đổi khí hậu.
Nhà thiết kế Vương Khang, tác giả loạt thiết kế dành cho Alice Nguyễn cho biết hiện nay AI là công nghệ có tính phổ quát, phục vụ nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu được áp dụng đúng cách, trí tuệ nhân tạo có thể tham gia giải quyết các vấn đề về môi trường, đặc biệt là hiện tượng băng tan khi trái đất ngày càng nóng lên.
Alice trong một mẫu thiết kế ấn tượng của NTK Vương Khang. Để hiện thực hóa ý tưởng của ê kíp, model kid không ngại khó để tạo nhiều dáng thời trang cùng những cây nước đá lạnh
Cô bé hăng hái làm việc liên tục trong hơn 1 giờ để kịp hoàn thành bộ ảnh trước khi nước đá tan hết và xem đây là một thử thách thú vị để vượt qua khi chụp ảnh thời trang
Video đang HOT
Alice Nguyễn tên thật là Nguyễn Thảo Nguyên. Cô bé là gương mặt quen thuộc trên các sàn diễn thời trang trẻ em những năm gần đây. Tuy mới chỉ 12 tuổi nhưng model kid đã gây ấn tượng với các kỹ năng người mẫu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Alice còn sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể. Cô bé vừa thi đỗ trình độ IELTS 7.0, tham gia giải thuyết trình tiếng Anh cấp thành phố và gần nhất giành giải Bạc cuộc thi Olympic Toán học 2022.
Là một lớp phó văn thể mỹ năng nổ với các hoạt động ngoại khóa ở trường, đặc biệt là các dự án về bảo vệ môi trường nên khi được chọn là người mẫu thể hiện bộ ảnh này Alice càng ý thức rõ hơn trách nhiệm và hành động của bản thân đối với môi trường xung quanh.
Mẫu nhí bày tỏ mong muốn các bạn nhỏ đồng trang lứa cũng sẽ chung tay hành động từ những việc nhỏ nhất như không xả rác bừa bãi, biết phân loại rác, tái chế rác thải nhựa, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để góp phần nhỏ vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh xanh trái đất.
Bầu cử Mỹ 2024: Trí tuệ nhân tạo có thể 'thay đổi cuộc chơi'
Từ những hình ảnh dàn dựng về cảnh cựu Tổng thống Donald Trump bị bắt tới những video miêu tả viễn cảnh ảm đạm nếu Tổng thống Joe Biden tái đắc cử, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang đối mặt với làn sóng tin giả được sản xuất bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dư luận Mỹ đang ngày càng quen thuộc với cụm từ "cuộc bầu cử AI đầu tiên của nước Mỹ".
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại chiến dịch vận động tranh cử ở Erie, Pennsylvania, ngày 29/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các công nghệ tiên tiến trang bị AI được sử dụng ngày càng nhiều trong các chiến dịch tranh cử nhưng nhiều chuyên gia công nghệ lo ngại đây là "con dao hai lưỡi". Các chương trình AI có thể ngay lập tức bắt chước giọng một chính khách, tạo ra những video và văn bản chân thực tới nỗi các cử tri khó có thể nhận ra đâu là sản phẩm thật, đâu là sản phẩm của máy tính, từ đó làm suy yếu lòng tin trong quá trình bầu cử. Trong khi đó, các chiến dịch vận động đều đang vận dụng công nghệ này để tăng hiệu quả hoạt động, từ phân tích dữ liệu cử tri tới soạn thư điện tử kêu gọi gây quỹ.
Trong báo cáo mới công bố, tổ chức phi lợi nhuận Freedom House cho rằng AI tạo sinh có thể bị lạm dụng cho các chiến dịch đưa tin sai lệch, cảnh báo công nghệ này đã được sử dụng để dàn dựng các nội dung bôi xấu đối thủ trong chiến dịch bầu cử ở Mỹ. Những hình ảnh, văn bản, âm thanh do AI tạo ra được sử dụng cho các chiến dịch đưa tin sai lệch, dẫn tới tình trạng bóp méo sự thật, khó có thể phân biệt thật giả.
Theo kết quả thăm dò do tập đoàn truyền thông Axios và hãng tư vấn Morning Consult công bố hồi tháng 9, hơn 50% người Mỹ được hỏi tin rằng những thông tin sai lệch do AI tạo ra sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử năm 2024.
Hơn 30% cho biết vì những tác động của AI nên họ nghi ngờ các kết quả bầu cử hơn. Giới quan sát lo ngại trong một môi trường chính trị phân cực rất rõ rệt, những điều này có thể làm gia tăng tâm lý bất bình về quy trình bầu cử, cuối cùng dẫn tới vụ bạo loạn giống như hồi tháng 1/2021 khi người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ để phản đối kết quả cuộc bầu cử năm 2020.
Mặc dù vậy, theo Giám đốc điều hành của Junction AI, Vance Reavie, những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực AI có thể đóng vai trò là nguồn lực "thay đổi cuộc chơi" với những cử tri hiểu biết và các xu hướng vận động tranh cử. Trước đây, các thành viên của những chiến dịch vận động thường phải nhờ đến các dịch vụ tư vấn đắt đỏ để lên kế hoạch cho chiến dịch, dành hàng giờ để soạn các bài phát biểu, các luận điểm và các bài đăng trên mạng xã hội nhưng hiện nay AI có thể đảm nhận những công việc này chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng chính là lúc AI có nguy cơ bị thao túng, sản xuất thông tin dựa vào các nguồn dữ liệu đầu vào không đáng tin cậy.
Nhà chức trách Mỹ cũng đang nỗ lực thiết lập các quy định giám sát sử dụng AI, một số bang như Minnesota đã thông qua quy định hình sự hóa việc sử dụng công nghệ deepfake (tạo ra các hình ảnh, video giả mạo dựa trên khuôn mẫu có thật) nhằm gây tổn hại cho các ứng cử viên hay tác động tới các cuộc bầu cử. Đầu tuần này, Tổng thống Joe Biden cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp thúc đẩy sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
Tuyên bố Bletchley nhấn mạnh đảm bảo an toàn trong lĩnh vực AI Ngày 1/11, Anh công bố "Tuyên bố Bletchley", đã được nhất trí với các nước như Mỹ và Trung Quốc, nhằm thúc đẩy các nỗ lực phối hợp toàn cầu để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao an toàn AI toàn cầu ở Bletchley Park, miền...