“Alice in Wonderland 2″ mời “gã khùng Hollywood” làm kẻ ác
Sacha Baron Cohen đang đàm phán để đóng nhân vật phản diện chính trong “ Alice in Wonderland 2″.
Sacha Baron Cohen, ngôi sao nổi tiếng từng được mọi người gọi đùa là “gã khùng Hollywood”, có thể sẽ tái ngộ với Johnny Depp trong Alice in Wonderland 2. Nhiều nguồn tin khẳng định rằng, ngôi sao củaBorat đang đàm phán để đóng nhân vật phản diện chính trong phần tiếp theo của Alice in Wonderland mang tên Through the Looking Glass.
Sacha Baron Cohen và nhiều chiêu quảng bá phim có 1-0-2,khiến anh được gọi là “gã khùng Hollywood”
Theo trang The Wrap, nam diễn viên đang được nhà sản xuất nhắm vào vai một nhân vật tên là Time. Nếu đồng ý, đây sẽ là dự án đánh dấu cuộc hội ngộ của Sacha Baron Cohen với “Cướp biển vùng Caribê” Johnny Depp. Họ từng hợp tác tuyệt vời trong bộ phim được ca ngợi hết lời năm 2007 -Sweeney Todd.
Sacha Baron Cohen và Johnny Depp trong “Sweeney Todd”
Phần phim tiếp theo của đạo diễn Tim Burton năm 2010 sẽ ra rạp vào ngày 27/5/2016. James Bobin(Muppets Most Wanted) sẽ tiếp quản nhiệm vụ chỉ đạo Alice in Wonderland 2, Linda Woolvertonchấp bút kịch bản. Johnny Depp sẽ trở lại trong vai Mad Hatter và Mia Wasikowska quay lại làm nàng Alice.
Tác phẩm sau cùng có sự góp mặt của Sacha Baron Cohen là Anchorman: The Legend Continues vào năm ngoái. Anh hiện đang bận rộn với phim hài hành động Grimsby của đạo diễn Louis Leterrier và The Lesbian của hãng Paramount trong vai trò nhà sản xuất.
Video đang HOT
Theo Trithuctre
2013 - năm 'đại bại' của phim tiểu sử
Năm qua, Hollywood ào ạt đưa cuộc đời của những nhân vật nổi tiếng lên phim, từ huyền thoại công nghệ Steve Jobs, công nương Diana đến chủ trang Wikileaks Julian Assange. Và phía trước là một loạt dự án phim tiểu sử khác.
Ca sĩ, nghệ sĩ, vận động viên, nhà khoa học, chính trị gia, thành viên hoàng gia..., Hollywood không ngại bất cứ một nhân vật nào khi đưa họ vào phim tiểu sử.
Liên tiếp phim tiểu sử không ăn khách
Từ những nhân vật đã được "phong thánh" như Steve Jobs, công nương Diana, Alfred Hitchcock (đạo diễn điện ảnh), đến nhân vật vẫn còn gây tranh cãi như Julian Assange, nhà sáng lập Wikileaks, đều có thể lên phim. Đồng thời, vài người trong số họ cũng là những nhân vật thường xuyên được nhắc đến trên báo chí, thậm chí là mới lên báo ồ ạt như Assange.
Mặc dù vậy, tất cả những phim về các nhân vật nêu trên đều không thành công ở phòng vé, cũng không thuyết phục được giới phê bình.
Với trường hợp Assange, điện ảnh tỏ ra khá nhanh nhạy trong nắm bắt đề tài thời sự, nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi, vì với nghệ thuật thì thời sự chưa hẳn là điểm mạnh.
Đề tài báo chí về Assange và Wikileaks rất được chú ý trong 3 năm nay, nhưng bộ phim khi ra rạp hồi tuần trước lại không. The Fifth Estate được coi là phim thất bại nhất được phát hành rộng rãi ở các thị trường điện ảnh lớn, Anh và Mỹ.
Còn Diana, khi báo chí Anh "ném đá" phim này, khán giả nước ngoài tưởng họ phản ứng hơi quá. Nhưng đên khi những khán giả đó xem bộ phim, họ lại đồng tinh.
Sách tiểu sử về Steve Jobs bán chạy. Còn Jobs, phim tiểu sử về Steve Jobs thi ngược lại, ế khách.
Từ trái sang: Cảnh trong các phim tiểu sử The Fifth Estate (về Julian Assange), Diana (về Công nương Diana), Jobs (về Steve Jobs)
Phim tiểu sử không phải là bê nguyên đời thực
Chất tiểu sử, gần như đồng nghĩa với thực tế, ngoài xuất hiện trong phim tiểu sử còn góp mặt trong rất nhiều phim không hẳn là tiểu sử nhưng thuộc dạng "dựa theo" hoặc "lấy cảm hứng" từ một câu chuyện có thật.
Theo The Age, các phim The Fifth Estate, Diana và Jobs mắc chung một lỗi cơ bản. Nhà làm phim cho rằng khán giả đã biết, tương đối hiểu và đồng cảm với nhân vật chính nổi tiếng. Họ quên rằng phim là một tác phẩm nghệ thuật độc lập, bản thân bộ phim là phiên bản câu chuyện đời của nhân vật mà nhà làm phim muốn kể cho khán giả, chứ không phải để bổ trợ cho cuộc đời đã được biết đến của nhân vật.
Theo The Age, với phim tiểu sử, nhà làm phim phải có tư duy kể chuyện còn hơn cả với phim hư cấu. Bởi chuyện đời không diễn ra theo cấu trúc 3 hồi và không cung cấp sẵn những yếu tố để làm thành một kịch bản hay, mà phải có sự dụng công của nhà làm phim.
Trang này đánh giá Shakespeare In Love, dù là một phim tình cảm có phần hư cấu nhưng còn tốt hơn Diana về chất tiểu sử, bởi cung cấp cho khán giả đúng thứ họ muốn xem: đời sống riêng của nhân vật, thứ mà khán giả chưa biết hoặc ít biết.
Thực tế đã chứng minh những phim tiểu sử thành công đều là một phiên bản điện ảnh sắc sảo của đời thực. Đó có thể là phim tình cảm bi kịch Milk, The Pianist;phim sử thi Young Victoria; phim kinh dị Rush, The Impossible, Captain Phillips; phim chính trị The Queen; về vinh quang và chuộc lỗi như Erin Brockovich, The Railway Man...
The Social Network thành công vì phản ánh khía cạnh con người của một câu chuyện công nghệ. Trong ảnh: Jesse Eisenberg vai Mark Zuckerberg
Những dự án hứa hẹn và bài học "The Social Network"
Chưa hề dừng lại, các hãng phim vẫn đang tìm kiếm mọi câu chuyện đời của nhân vật có thật mà họ có thể mua bản quyền làm phim. Mới có tin diễn viên Tom Hardy được nhắm cho vai danh ca Elton John trong bộ phim Rocketman.
Phim về vận động viên xe đạp Lance Armstrong đang được quay, với diễn viên Ben Foster vào vai chính. Diễn viên Jamie Foxx là ứng cử viên hàng đầu cho vai nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King. Hay Hugh Jackman và phim về diễn viên xiếc huyền thoại P.T. Barnum.
Nhà khoa học thiên tài Stephen Hawking cũng sẽ lên phim, có tên The Theory Of Everything, do diễn viên Eddie Redmayne hóa thân. Phim sẽ khai thác mối quan hệ của Hawking với người vợ cũ Jane Wilde.
Một dự án lớn khác là phim tiểu sử về Freddie Mercury, giọng ca chính của ban nhạc Queen huyền thoại. Rất nhiều nam diễn viên Anh được xem xét cho vai diễn quan trọng này, gồm có: Sacha Baron Cohen, Daniel Radcliffe, Dominic Cooper và Ben Whishaw. Hiện, vẫn chưa có lựa chọn cuối cùng.
Nếu phim ảnh đang muốn chạy đua với báo chí về mặt cập nhật những nhân vật, sự kiện đang nóng, thì họ đang từ bỏ điểm mạnh của mình. Một đề tài thời sự chỉ thu hút truyền thông trong một thời điểm nhất định, còn bộ phim có được đánh giá cao và nhắc đến về sau hay không chỉ có thể phụ thuộc vào giá trị điện ảnh của nó.
Trong trường hợp này, phim tiểu sử The Social Network về thiên tài sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, thực sự là một thành công về mặt điện ảnh. Phim không tham lam bao quát toàn bộ cuộc đời của Mark, một người thực ra vẫn còn rất trẻ, mà tập trung vào việc thành lập Facebook và những vụ kiện sau đó. Câu chuyện được kể tiết chế và giàu chất điện ảnh.
Mặc dù The Social Network vẫn bị Mark phản đối vì "phiên bản sự thật" trong phim không đúng ý anh nhưng không thể phủ nhận đây là một phiên bản rất hấp dẫn.
Oscar yêu phim tiểu sử
Không phải là một thể loại, dù rất đông đảo, thậm chí có vẻ ngày càng đông đảo. Riêng năm 2013 thì tràn ngập, kể sơ sơ có 15 phim: Hitchcock, The Impossible, Lincoln, The Look Of Love, Behind The Candelabra, Greetings From Tim Buckley, The Bling Ring, Jobs, Lovelace, Rush, Diana, Captain Phillips, The Butler, The Fifth Estate và The Railway Man. Các hãng phim, các nhà quảng bá và ngành công nghiệp điện ảnh vẫn muốn thuyết phục khán giả rằng tiểu sử là một thể loại, vì họ biết đây là dòng phim có sức nặng. Giải Oscar yêu phim tiểu sử, đó là một thực tế. Lại kể sơ sơ, có 15 phim đoạt giải Oscar ở nhiều hạng mục trong những năm gần đây là phim tiểu sử Lincoln, Argo, The King's Speech, Milk, Capote, Ray, The Iron Lady, The Blind Side, La Vie En Rose, The Queen, Walk The Line, Monster, Erin Brockovich và The Pianist. Phim tiểu sử đã mang lại 6 giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc và 5 giải Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc gần đây. 2 trong số 3 Phim hay nhất của Oscar gần đây là phim tiểu sử: Argo và The King's Speech.
Theo Trithuctre
Johnny Depp quyết phục thù với 'Alice In Wonderland 2' Cướp biển hi vọng rằng bộ phim cổ tích đình đám này sẽ giúp anh quên đi sự thất bại từ bom xịt 'The Lone Ranger' Hơn một tuần nhận gạch đá thất bại từ The Lone Ranger đã là quá đủ với Johnny Depp, vì vậy mà mới đây anh đã thực hiện các cuộc đàm phán cuối cùng để trở lại...