Alibaba mua cổ phần một ví điện tử Việt Nam
Nguồn tin của hãng thông tấn Reuters tiết lộ Ant Financial, công ty fintech của Alibaba, đã bí mật mua lại cổ phần của ví điện tử eMonkey thuộc M-Pay.
Ảnh: Reuters
Theo ba người có liên quan tới vấn đề, thương vụ được thỏa thuận vào mùa hè và chưa được công bố. Đây là thương vụ quốc tế thứ 8 của Ant. Vụ đầu tư chiến lược cho phép doanh nghiệp này tiến vào thị trường Việt Nam – nơi có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực.
Một trong các nguồn tin tiết lộ Ant không kiểm soát hơn 50% eMonkey nhưng được cho là sẽ có ảnh hưởng quan trọng và cung cấp chuyên gia kỹ thuật cho ví điện tử. eMonkey là ví điện tử của công ty M-Pay Trade. Không rõ giá trị giao dịch là bao nhiêu.
Vẫn theo Reuters, dù đã có văn phòng tại Việt Nam, Ant chọn đầu tư vào eMonkey vì eMonkey đã có giấy phép hoạt động từ Ngân hàng Nhà nước. M-Pay cũng có quan hệ với hầu hết các ngân hàng và hãng viễn thông lớn.
Video đang HOT
eMonkey đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thanh toán điện tử Việt Nam. Momo, ví điện tử được Standard Chartered chống lưng, là người dẫn đầu.
Du Lam (Theo Reuters)
Cung ứng dịch vụ ví điện tử, tiền di động phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép
Việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, tiền di động phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh về dịch vụ trung gian thanh toán.
Ngày 11-12- 2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý vào Dự thảo nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP).
Theo Dự thảo, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng và dịch vụ thanh toán không qua tài khoản của khách hàng.
Đáng chú ý, Dự thảo đã bổ sung nhiều quy định mới, trong đó có qui định về tiền điện tử. Theo đó, tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động.
Tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động.
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng và phát hành tiền điện tử dưới dạng thẻ trả trước. Việc cung ứng và phát hành thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thẻ ngân hàng.
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng và phát hành tiền điện tử dưới dạng ví điện tử, tiền di động. Việc cung ứng dịch vụ ví điện tử, tiền di động phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh về dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Nghị định này và tuân thủ các văn bản hướng dẫn liên quan đến cung ứng dịch vụ ví điện tử, dịch vụ tiền di động.
Dự thảo nêu rõ, tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử phải hợp tác với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán này.
Trước 45 ngày làm việc kể từ khi triển khai chính thức các dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ phải gửi thông báo về cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy định nội bộ về đánh giá, lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện quy định Nghị định này.
Đồng thời, xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố...
Trong trường hợp các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vi phạm hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện xử lý thu tiền của tổ chức trung gian thanh toán hoặc phong tỏa tài khoản đảm bảo thanh toán (nếu có) để bồi hoàn cho khách hàng.
H.L
Theo Phapluatxahoi.vn
Bài toán đau đầu của các nhà phát triển ví điện tử: "Lấy lý do gì mà tôi phải đưa tiền cho ông?" Được khách hàng đón nhận khá nhiệt tình nhưng chủ các doanh nghiệp ví điện tử cho biết hiện nay thị trường này vẫn còn vô vàn khó khăn phải đối mặt trong thời gian tới. Những nhà phát triển ví điện tử làm gì để người dùng chịu bỏ tiền vào ví online? Tham gia phiên thảo luận tại sự kiện "Chuyển...