Alibaba lên kế hoạch niêm yết trên Sàn chứng khoán Hong Kong trong quý III
Theo các nguồn tin thân cận, Alibaba nhiều khả năng sẽ đưa ra kế hoạch niêm yết nói trên trong quý III/2019 và đây có thể là kế hoạch niêm yết có giá trị lớn nhất thế giới trong năm 2019.
Một chi nhánh của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd. Ảnh: reuters
Tình hình bất ổn tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đang gây ra tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đối với tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd trong việc xem xét thời điểm tiến hành niêm yết tại thị trường chứng khoán ở khu hành chính đặc biệt này.
Theo các nguồn tin thân cận, Alibaba nhiều khả năng sẽ đưa ra kế hoạch niêm yết nói trên trong quý III/2019 và đây có thể là kế hoạch niêm yết có giá trị lớn nhất thế giới trong năm 2019.
Kế hoạch niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong ước tính có giá trị lên tới 20 tỷ USD, song theo các nguồn tin thân cận với kế hoạch niêm yết nói trên, con số thực tế sẽ ở mức 10-15 tỷ USD.
Tuy vậy, Alibaba hoàn toàn không đề cập tới kế hoạch này khi công bố kết quả kinh doanh hàng quý vào ngày 15/8 vừa qua.
Các nguồn tin thân cận với kế hoạch trên cho hay Alibaba đang cân nhắc một số lịch trình thực hiện kế hoạch trên và hiện chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Về phần mình, Alibaba từ chối đưa ra bình luận về vấn đề trên.
Video đang HOT
Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, kế hoạch niêm yết nói trên của Alibaba có ý nghĩa quan trọng đối với Hong Kong, thị trường đã nới lỏng các quy định hồi năm 2018 nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn niêm yết tại nước ngoài của Trung Quốc. Alibaba sẽ là doanh nghiệp đầu tiên được “trải nghiệm” cơ chế mới này.
Giám đốc điều hành Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong Charles Li cho rằng các doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ “tìm đến Hong Kong”.
Ngoài ra, kế hoạch niêm yết tại Hong Kong của Alibaba cũng khiến các cơ quan quản lý Trung Quốc phải lưu tâm bởi nước này đang nỗ lực để các nhà đầu tư trong nước đóng vai trò lớn hơn trong việc cung cấp nguồn tài chính cho ngành công nghệ đang phát triển nhanh của nước này.
Hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể mua bán các cổ phiếu được niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong thông qua cơ chế giao dịch Stock Connect, theo đó cho phép các nhà đầu tư ở các thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến và Hong Kong mua bán các cổ phiếu niêm yết tại những thị trường này./.
Anh Quân (Theo Reuters)
Nhà đầu tư nào đổ tiền vào bất động sản Việt Nam nhiều nhất?
Trong Top 10 thương vụ M&A (mua bán - sáp nhập), các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc chiếm quy mô lớn nhất, thực hiện nhiều vụ M&A nhất.
Theo báo cáo M&A thị trường Việt Nam năm 2018 - 2019 do Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF) thực hiện, trong Top 10 thương vụ M&A có quy mô lớn nhất thì các nhà đầu tư Hàn Quốc đóng vai trò chủ đạo, áp đảo.
Tiếp đó, Hồng Kông là "tân binh" gây đột biến, dẫn đầu danh sách vốn đầu tư vào Việt Nam, với 5,3 tỷ USD. Singapore vẫn tiếp tục duy trì vị trí Top 3 trên đường đua, với tổng giá trị M&A năm 2018 - 2019 đạt mức 1,6 tỷ USD.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đổ tiền vào Việt Nam nhiều nhất.
Cùng với Singapore, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng có sự tăng tốc mạnh mẽ. Nếu như trước đây, nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm và thực hiện nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính, hàng tiêu dùng, thì năm 2018 - 2019, họ chuyển sang bất động sản.
Các thương vụ đáng chú ý nhất là việc Tập đoàn Sumitomo cùng với Tập đoàn BRG của Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), với tổng vốn đăng ký 4,14 tỷ USD.
Tập đoàn Phát Đạt đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư với Samty Asia Investments Pte. Ltd (công ty con trực thuộc Samty Corporation) và một công ty phát triển bất động sản của Nhật Bản thông qua Quỹ Vietnam New Urban Center LP.
Tập đoàn Aeon đang đầu tư xây dựng chuỗi siêu thị với tổng vốn hơn 1 tỷ USD; Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad hợp tác với Nam Long phát triển Dự án Akari City với tổng vốn đầu tư 7.676 tỷ đồng...
Các quỹ Creed Group, Mitsubishi, Sanyo Homes, Daiwa House Group, Sumitomo liên tục thực hiện các thương vụ M&A với các doanh nghiệp bất động sản Việt.
Ngay trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản có 3 thương vụ lớn M&A, trong đó có 2 giao dịch được thực hiện bởi tập đoàn nước ngoài là Lotte E&C, Keppel Land.
Keppel Land đã chi tiền mua 60% cổ phần 3 lô đất rộng 6,2 ha ở huyện Nhà Bè, TP.HCM từ công ty Địa ốc Phú Long. Lotte E&C, thành viên của Tập đoàn Lotte, cũng ký hợp đồng hợp tác đầu tư cùng công ty Hưng Lộc Phát cho một dự án ở quận 7, TP. HCM.
Theo ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến được ưa thích cho dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Á.
Nguyên nhân phần lớn nhờ vào những chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ, sự ổn định về mặt chính trị và nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang chủ động cải thiện vấn đề minh bạch trong thị trường bất động sản.
Ông Quang kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc tài sản, bao gồm công nghiệp và các lĩnh vực lựa chọn thay thế như giáo dục.
"Thị trường công nghiệp sẽ là ngành nóng nhất trong năm 2019, được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và tác động tích cực từ các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA", ông Quang nói.
Tuy nhiên, các thương vụ M&A cũng đang gặp không ít khó khăn, đó là quyết định dừng xét duyệt các dự án mới của TP. HCM để kiểm tra, rà soát lại, khiến nhiều dự án bất động sản mất cơ hội đầu tư.
Thêm nữa, chính sách của Ngân hàng Nhà nước siết chặt vốn cho thị trường bất động sản, dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, cũng tác động đến các thương vụ M&A của nhà đầu tư trong nước.
Một vấn đề đáng chú ý nữa là việc bán vốn của các doanh nghiệp nhà nước, định giá đất như thế nào để các doanh nghiệp tránh thua thiệt và nâng cao tính minh bạch trong vấn đề cổ phần hoá.
Với nhiều khó khăn như trên, đại diện JLL Việt Nam vẫn hy vọng các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thể hiện sự quan tâm và cam kết mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Việt Nam, mặc dù hiện nay quá trình phê duyệt kéo dài có thể ảnh hưởng đến những dự án phát triển mới trong năm 2019.
Do đó, việc tìm nguồn cung "sạch" và minh bạch sẵn sàng để đầu tư sẽ là một thách thức cho các nhà phát triển bất động sản và đầu tư trong năm tới. Tuy nhiên, đại diện JLL tin rằng việc cải cách quy định sẽ giúp cải thiện tính minh bạch, khiến thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngọc Vy
Theo vtc.vn
Kế hoạch IPO của Tập đoàn bia AB InBev bất ngờ bị hủy bỏ Theo thông báo của AB InBev, việc hủy vụ phát hành IPO đối với chi nhánh châu Á-Thái Bình Dương, tức Budweiser Brewing Company APAC, xuất phát từ "nhiều yếu tố, bao gồm tình hình thị trường." (Nguồn: Bloomberg) Hãng bia Anheuser-Busch InBev ( AB InBev) có trụ sở tại Bỉ vừa xác nhận sẽ không thực hiện kế hoạch phát hành cổ...