Algeria: Quân nổi dậy thả 100 con tin
Vụ giết hại đẫm máu nhiều con tin nước ngoài tại nhà máy khí gas trên sa mạc Sahara của Algeria có bước chuyển mới khi cơ quan tin tức nước này cho biết gần 100 trong số 132 công nhân nước ngoài bị các tay súng Hồi giáo bắt cóc vừa được trả tự do.
Số lượng con tin bị giam giữ trong cơ sở khai thác khí xa xôi này cao hơn nhiều so với báo cáo trước đó, và số phận của hơn 30 công nhân ngành năng lượng của nước ngoài vẫn chưa rõ ra sao, cũng như không biết lực lượng của chính phủ dựa trên điều gì để đưa ra số lượng con tin bị giam giữ.
Cơ quan thông tấn Algeria nói rằng chiều muộn hôm 18/1, thống kê sơ bộ cho thấy 12 con tin đã bị giết hại kể từ khi thực hiện chiến dịch quân sự nhằm giải phóng những con tin bị bắt giữ tại nhà máy khí. Hãng tin APS trích lời một nguồn tin an ninh không nêu tên thông báo tổng số thương vong nói trên, và cả công nhân nước ngoài và công nhân Algeria đều bị bắt giữ.
Tổng số con tin bị thiệt mạng có thể cao hơn gấp đôi con số APS báo cáo trước đó. APS nói rằng 18 tay súng đã bị tiêu diệt.
Cũng theo cơ quan này, gần 100 công nhân đã được an toàn, cho thấy bước đột phá trong chiến dịch đối đầu với quân nổi dậy từ khi chúng chiếm quyền kiểm soát nhà máy hôm 16/1.
Hôm 18/1, các quan chức Mỹ cho biết một công nhân của Mỹ đang làm việc tại đây, và được tìm thấy trong tình trạng đã bị giết hại, nhưng vẫn chưa biết người này chết như thế nào. Chính quyền Obama đang tìm cách cứu những người Mỹ khác đang bị giam giữ.
Nhà máy khai thác khí gas nơi các con tin đang bị giam giữ. (Nguồn: Reuters)
Pháp cho biết một con tin của họ tên là Yann Desjeux bị giết trong chiến dịch của lực lượng chính phủ Algeria. Bộ Ngoại giao nước này cho biết 3 người Pháp khác đã được thả tự do, nhưng không cho biết có còn người Pháp nào vẫn bị giam cầm hay không.
Video đang HOT
Lực lượng nổi dậy đã đề nghị Mỹ đổi 2 công nhân người Mỹ đang bị chúng giữ lấy 2 tay súng khủng bố đang bị giam tại Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận một số người Mỹ khác vẫn bị bắt làm con tin ở Algeria. Khi được hỏi về vấn đề trao đổi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói: “Mỹ không đàm phán với những kẻ khủng bố”.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thúc giục Algeria làm mọi việc có thể để bảo vệ những con tin còn lại.
Vẫn chưa rõ liệu những người nước ngoài còn lại vẫn bị giam giữ hay đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của chính phủ hôm 18/1 nhằm giải cứu họ.
Cuộc bao vây trên sa mạc bắt đầu hôm 16/1 khi các tay súng cố bắt cóc 2 xe buýt tại nhà máy, sau đó chiếm quyền kiểm soát khu vực nhà máy khai thác khí gas cách 1.300km về phía nam thủ đô Algiers.
Lực lượng bắt cóc tuyên bố đây là hành động trả đũa chiến dịch can thiệp của Pháp chống lại lực lượng Hồi giáo ở nước láng giềng Mali, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng một chiến dịch bắt cóc như thế hẳn đã phải được lên kế hoạch trước nhiều tuần.
Từ đó đến nay, chính phủ Algeria vẫn không tiết lộ nhiều thông tin về cuộc bao vây.
Lực lượng nổi dậy đã bắt giữ hàng trăm con tin thuộc 10 quốc tịch đang làm việc tại nhà máy khí Ain Amenas. Phần đông trong số bị bắt cóc là người Algeria và gần như được trả tự do ngay.
Lực lượng chính phủ Algeria hôm 17/1 dội bom vào nhà máy nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin tồi tệ này. Điều đó khiến các nhà lãnh đạo thế giới cực kỳ lo ngại về sự an toàn của các nạn nhân.
Các tay súng cực đoan hôm 17/1 tuyên bố 35 con tin đã chết khi đội trực thăng của quân chính phủ Algeria thả bom khi chúng đang chở con tin chạy vòng quanh nhà máy gas.
Theo 24h
Các nước lo cho tính mạng con tin ở Algeria
Chính phủ các nước lo lắng về số phận hàng chục công dân bị bắt cóc tại một nhà máy khí đốt ở Algeria trong khi hoạt động giải cứu không thành công và một số con tin đã chết.
Nhà máy tại Algeria nơi các con tin bị phiến quân giam giữ. Ảnh: EPA
Các quan chức của lực lượng đặc nhiệm Algeria cho biết họ đã khống chế được khu nhà ở trong nhà máy khí đốt, nơi hàng trăm con tin bị giam giữ trong khi người thân của những người bị bắt cóc căng thẳng chờ đợi tin tức từ nhà máy.
Bộ trưởng Truyền thông Mohamed Said nói "một số người" đã bị giết hoặc bị thương và "một số lượng lớn" con tin đã được tự do tại công trường chung của hãng dầu khí BP của Anh, Statoil của Na Uy và tập đoàn năng lượng Algeria Sonatrach.
Con số thương vong không được biết chính xác mà chỉ có thể xác nhận số người đã an toàn. Truyền thông Algeria thông báo có gần 600 công nhân nước này và 4 người nước ngoài, gồm 2 người Anh, 1 người Pháp, 1 người Kenya, được tự do sau cuộc tấn công của quân đội ngày hôm qua. Chính phủ Ireland thông báo một công dân nước này đã được giải thoát. Đối đầu giữa lực lượng chính phủ Algeria và phiến quân vẫn tiếp diễn.
Công ty xây dựng JGC của Nhật xác nhận 3 nhân viên người Nhật ở Algeria đã an toàn, trong khi 14 người khác hiện chưa rõ số phận. Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã quyết định rút ngắn chuyến công du Đông Nam Á vì vụ bắt cóc con tin tại Algeria trong đó có các công dân Nhật Bản.
Các công nhân và chính phủ Anh, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Italy, Na Uy và các nước khác bày tỏ lo ngại trước vụ bắt cóc kinh hoàng.
Video: Các nước lo lắng nhận thêm tin xấu từ Algeria
"Chúng tôi rất bất ngờ trước cuộc tấn công", một quan chức cấp cao của Mỹ nói với AFP và cho biết thêm rằng Mỹ đề nghị nhà chức trách Algeria "hết sức cẩn trọng" và ưu tiên hàng đầu là việc đảm bảo an toàn cho các con tin.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã hủy bài phát biểu quan trọng về chính sách đối phó với khủng hoảng ở châu Âu để theo dõi vụ việc. Ông Cameron mô tả "tình hình rất tồi tệ" ở nơi giam giữ các con tin, trong đó có một số công dân Anh.
"Chúng ta đã biết ít nhất một người đã thiệt mạng. Lực lượng quân sự Alegeria đã tấn công vào nơi giam giữ các con tin. Tình hình là rất nguy hiểm và bất ổn, tôi nghĩ chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho những thông tin xấu nhất", ông nói.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói ông nhận được những thông tin cập nhật mới nhất về tình hình "khủng khiếp" tại Algeria. Bộ trưởng Ngoại giao Italy Giulio Terzi gọi cái chết của các con tin là hậu quả của "hành động khủng bố tàn bạo".
Những kẻ bắt cóc tự xưng có quan hệ với tổ chức Al-Qaeda, nói rằng cuộc không kích và tấn công của quân đội Algeria vào khu vực giam giữ con tin ở gần biên giới với Libya, đã làm 34 con tin thiệt mạng. Tuy nhiên con số này chưa thể biết chính xác.
Những kẻ bắt cóc nói với ANI, hãng thông tấn của Marritani, rằng chúng sẽ "giết tất cả các con tin nếu chính phủ tiến vào bên trong căn cứ". Những kẻ này tuyên bố thực hiện vụ bắt cóc để đáp trả việc Pháp cử quân đội đến quốc gia Hồi giáo Mali. Bộ trưởng Nội vụ Algeria Dahou Ould Kablia thì cho biết theo thông tin của lực lượng tình báo thì những kẻ tấn công đến từ bên kia biên giới Lybia.
Khoảng 20 phiến quân Hồi giáo từ một nhóm do lực lượng al-Qaeda ủng hộ tấn công một xe buýt chở hầu hết là các công nhân nước ngoài đang trên đường tới sân bay ở thành phố Amenas, Algeria sáng 16/1. Nhóm này sau đó di chuyển và tấn công một nhà máy khí đốt ở sa mạc miền nam nước này, giam giữ 41 con tin ngoại quốc đến từ Mỹ, các nước châu Âu và châu Á.
Theo VNE
Algeria: 30 con tin quốc tế đã bị giết 30 con tin và ít nhất 11 tay súng Hồi giáo đã thiệt mạng hôm 17/1 khi lực lượng của Algeria tấn công nhà máy gas trên vùng sa mạc nhằm giải cứu hàng chục người phương Tây cùng với con tin địa phương bị giam giữ, lực lượng an ninh Algeria vừa cho biết. Hai người Nhật, hai người Anh và một...