Al-Qaeda cạnh tranh “quyền lực khủng bố” với IS
Kể từ khi lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy, tổ chức al-Qaeda bỗng nhiên đánh mất ảnh hưởng vốn có đối với các phong trào Hồi giáo cực đoan toàn cầu.
Trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri, kẻ kế thừa Osama Bin Laden, đang bị IS biến thành “khán giả” trong cuộc thánh chiến Hồi giáo cực đoan – Ảnh: Reuters
Hãng tin CNN bình luận thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahiri sẽ là người lắng nghe chăm chú nhất khi Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu về chiến lược chống IS.
Tại nơi trú ẩn bí mật ở Afghanistan hoặc Pakistan, có lẽ al-Zawahiri thầm mong mỏi Washington sẽ mạnh tay tiêu diệt IS, tổ chức đã đẩy al-Qaeda tới bờ vực của sự quên lãng.
Al-Zawahiri và các lãnh đạo al-Qaeda đang cạnh tranh với IS để giành lại địa vị lãnh đạo phong trào thánh chiến Hồi giáo toàn cầu. Hai phe có quan điểm và chiến lược rất khác nhau.
Hồi tháng 2, al-Qaeda tuyên bố tẩy chay IS sau khi thủ lĩnh IS bác bỏ yêu cầu của Al-Zawahiri là hạn chế các hành động cực đoan đẫm máu ở Iraq.
Giới quan sát nhận định với mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo quy mô lớn, các chiến thắng liên tục trên chiến trường Syria và Iraq cũng như bộ máy tuyên truyền hùng hậu, IS đã thu hút một thế hệ các tay súng cực đoan mới từ Ả Rập cho đến châu Âu.
“Sự trỗi dậy của IS tại Iraq là cú đánh choáng váng vào cơ cấu tổ chức, hệ tư tưởng và chiến lược của al-Qaeda” – nhà phân tích Barak Bendelsohn bình luận trên tạp chí Foreign Policy.
Sự tàn bạo của IS đối với người không theo đạo Hồi và người Hồi giáo ôn hòa gợi lại những gì mà tổ chức tiền thân của nó là al-Qaeda ở Iraq đã thực hiện.
Những đợt tấn công đẫm máu của al-Qaeda tại Iraq nhắm vào người Hồi giáo Shia và người Sunni ôn hòa đã khiến cố lãnh đạo al-Qaeda Osama Bin Laden phải lên tiếng phản đối.
“Sự trỗi dậy của IS tại Iraq là cú đánh choáng váng vào cơ cấu tổ chức, hệ tư tưởng và chiến lược của al-Qaeda” – nhà phân tích Barak Bendelsohn bình luận trên tạp chí Foreign Policy.
Video đang HOT
Đến nay, đa số thủ lĩnh các nhóm chi nhánh của al-Qaeda vẫn công khai thể hiện sự trung thành đối với al-Zawahiri. Tuần trước, tổ chức Al-Shabaab tái khẳng định sự thần phục đối với al-Qaeda.
Thủ lĩnh thứ hai của al-Qaeda là Nasir al Wuhayshi hiện vẫn đang lãnh đạo nhóm al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập (AQAP).
Những giáo sĩ cực đoan nổi tiếng như Abu Muhammad al Maqdisi và Abu Qatada cũng nhiều lần lên tiếng chỉ trích sự tàn bạo của IS.
Sức hút đối với thế hệ thánh chiến mới
Nhưng thế hệ các tay súng cực đoan mới dễ bị ấn tượng với các hành động dữ dội hơn là những lời truyền đạo. Các tay súng từng mê mẩn al-Qaeda từ Yemen, Libya, Saudi Arabia và những nơi khác đang đổ dồn tới Syria và Iraq để gia nhập IS.
Đối với họ, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đang tuyên chiến với những kẻ ngoại đạo và xây dựng một vương quốc Hồi giáo thật sự.
Trong khi đó, al-Zawahiri chỉ nói mà không làm được gì. Chưa thể xác định được quy mô của làn sóng “di cư” này, nhưng tuần trước tổ chức Những người ủng hộ IS ở Yemen đã lên tiếng ca ngợi al-Baghdadi.
Những người ủng hộ IS mô tả al-Baghdadi là “vua của người Hồi giáo”, là “chiến binh thánh chiến ở tiền tuyến đối đầu với Mỹ”. Kể cả AQAP, tổ chức chi nhánh của al-Qaeda hoạt động dữ dội nhất, cũng đã bày tỏ tình đoàn kết với IS và kêu gọi mọi tổ chức Hồi giáo ủng hộ IS bằng cách tấn công Mỹ.
Nhóm này mô tả al-Baghdadi là “vua của người Hồi giáo”, là “chiến binh thánh chiến ở tiền tuyến đối đầu với Mỹ”.
Kể cả AQAP, tổ chức chi nhánh của al-Qaeda hoạt động dữ dội nhất, cũng đã bày tỏ tình đoàn kết với IS và kêu gọi mọi tổ chức Hồi giáo ủng hộ IS bằng cách tấn công Mỹ.
Trái ngược với IS, từ lâu lắm rồi tổ chức đầu não al-Qaeda không thực hiện được một vụ tấn công đáng kể nào.
Bốn năm trước, các tài liệu bị rò rỉ cho thấy al-Qaeda lập chiến lược tấn công các mục tiêu như tàu du lịch, đập nước, cầu, máy bay… nhưng ít có vụ tấn công nào gây chấn động xảy ra.
Trong ba năm qua, vụ tấn công khủng bố đáng kể nhất chống lại phương Tây là đòn tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya). Một nhóm bí hiểm cam kết trung thành với al-Qaeda phá một nhà máy khí đốt ở Algeria nhưng có vẻ không hành động theo chỉ đạo của al-Zawahiri.
Vụ bắn giết ở trung tâm mua sắm Westgate tại Nairobi (Kenya) là tác phẩm của tổ chức Al-Shabaab, nhưng các chuyên gia tình báo cho biết Al-Shabaab lên kế hoạch tấn công mà không tham vấn al-Qaeda.
Những vụ tấn công nhắm vào các mục tiêu quân sự và ngoại giao Mỹ tại Afghanistan chủ yếu do các tay súng Taliban và Mạng lưới Haqqani thực hiện, dù một số thành viên al-Qaeda có gia nhập các nhóm này.
Một số nhóm chi nhánh của al-Qaeda đang bị suy yếu trong những năm qua. Cuộc can thiệp quân sự của Pháp tại Mali đã đẩy lùi các băng đảng có quan hệ với tổ chức al-Qaeda ở vùng Maghred (AQIM). AQAP chiếm được một số thị trấn ở nam Yemen năm 2012 nhưng sau đó bị đẩy lui.
Thủ lĩnh Al-Shabaab là Ahmad Abdi Godane thiệt mạng trong một vụ không kích của Mỹ tuần trước và đã đánh mất quyền kiểm soát nhiều khu vực ở Somalia sau khi bị lực lượng vũ trang Kenya, Ethiopia và Liên hiệp châu Phi tấn công.
Và ở Pakistan, quân đội đang liên tiếp dồn ép nhóm Taliban ở Pakistan, một chi nhánh của al-Qaeda ở vùng bộ tộc Bắc Waziristan.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi – Ảnh:Mirror
Các căn cứ địa của al-Qaeda vẫn tồn tại
Dù vậy, các nhóm ủng hộ al-Qaeda vẫn hoạt động mạnh và phát triển ở rất nhiều khu vực như đông Libya, Syria và bán đảo Sinai tại Ai Cập. Nhưng giữa các diễn biến này, al-Zawahiri giống như một người cổ vũ hơn là một nhà lãnh đạo. Mọi dấu hiệu cho thấy ông ta không thể hiện vai trò chỉ đạo.
Tuần trước, al-Zawahiri tuyên bố thành lập chi nhánh của al-Qaeda tại Ấn Độ, do tay súng Asim Umar lãnh đạo. Một phần của lực lượng Taliban tại Pakistan sẽ gia nhập chi nhánh mới này.
Người phát ngôn của al-Qaeda tại Ấn Độ là Usama Mahmoud tuyên bố mục tiêu của nhóm là thánh chiến chống Mỹ, hỗ trợ Taliban và thành lập nhà nước Hồi giáo.
Giới quan sát cho biết thông điệp của al-Qaeda tại Ấn Độ nhằm bác bỏ sự tồn tại của vương quốc Hồi giáo mà IS đang thiết lập. Đó là một nỗ lực của al-Qaeda nhằm đối đầu với IS về tư tưởng, triết lý, về giấc mơ thành lập một vương quốc Hồi giáo toàn cầu.
Người phát ngôn Mahmoud nhấn mạnh trong vương quốc Hồi giáo của al-Qaeda, thậm chí cả người không theo đạo Hồi cũng được sống an bình. Đó rõ ràng là thông điệp lên án chiến dịch tấn công đẫm máu nhắm vào người Hồi giáo Shia và người không theo đạo Hồi mà IS đang thực hiện ở Syria và Iraq.
Phản ứng lại, lực lượng truyền thông của IS lập tức tung lên mạng hình ảnh chụp cư dân thành phố Nineveh ở Iraq “sống trong sự thịnh vượng” dưới sự lãnh đạo của “nhà vua” al-Baghdadi.
Al-Qaeda hi vọng vào tương lai
Giới quan sát nhận định al-Zawahiri kỳ vọng việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là cơ hội tốt nhất để khôi phục vị thế của al-Qaeda. Trong tuyên bố tuần trước, al-Zawahiri khẳng định quan hệ liên minh thân cận với thủ lĩnh Taliban Mullah Muhammad Omar.
Một số nhà phân tích cho rằng những thông điệp mà al-Qaeda liên tiếp đưa ra cho thấy tổ chức này có thể sẽ tuyên bố lập một nhà nước Hồi giáo mới để chống lại IS. Trên tạp chí Foreign Policy, hai chuyên gia Daveed Gartenstein-Ross và Thomas Jocelyn chỉ ra rằng các tay súng al-Qaeda vẫn đang hoạt động mạnh ở các tỉnh Kunar và Nuristan tại Afghanistan.
Al-Qaeda cũng đang hoạt động song song với các chi nhánh và đồng minh ở nhiều khu vực tại Afghanistan. Cũng có khả năng IS do hành động quá tay sẽ vấp phải sự phản đối của các bộ tộc Sunni. IS cũng có thể sẽ chiếm những vùng lãnh thổ mà nhóm này không đủ sức kiểm soát.
Khi đó, IS sẽ phải đối mặt với một lúc nhiều kẻ thù. Nếu liên minh chống IS của phương Tây có thể chia cắt sự kiểm soát của IS ở Syria và Iraq thì nhóm này sẽ rơi vào khó khăn và sức thu hút của nó sẽ suy giảm mạnh.
Dường như chính quyền Obama đang mượn lại chiến lược chống al-Qaeda để đối phó với IS. Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes từng nhấn mạnh Washington đã “hạ cấp” lực lượng al-Qaeda ở Afghanistan và Pakistan, tiêu diệt nhiều thủ lĩnh của nhóm và giảm thiểu mối đe dọa mà al-Qaeda tạo ra.
Mỹ có thể sẽ áp dụng lại chiến lược này để giảm thiểu mối đe dọa IS ở Iraq và Syria. Và như thế, chính chiến lược Mỹ đã khiến al-Zawahiri biến thành “khán giả bên lề” lại là cơ hội tốt nhất để hắn chống lại thách thức từ IS.
Nguy cơ lớn nhất đối với phương Tây là Mỹ và các đồng minh quên đi mối đe dọa từ al-Qaeda ở Afghanistan và quá tập trung vào việc chống IS ở Iraq và Syria.
Theo Tuổi Trẻ