Airbus và Boeing đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ máy bay Nga, Trung Quốc
Hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing đang gặp nhiều áp lực do cạnh tranh từ Nga và Trung Quốc.
Chiếc MC-21 được coi là đối thủ cạnh tranh với máy bay của các hãng sản xuất phương Tây. Ảnh: DW
Kênh DW (Đức) cho biết máy bay Irkut MC-21của Nga đã được cấp chứng nhận để bay, còn Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch đưa máy bay nước này sản xuất là Comac C919 gia nhập thị trường quốc tế.
Cả MC-21 và C919 đều là máy bay động cơ đôi thân hẹp. MC-21 và C919 đều đã nhiều năm bị trì hoãn phát triển và không khiến phương Tây quan ngại. Nhưng điều này sẽ thay đổi.
Chiếc MC-21 cuối cùng cũng được chứng nhận cấp phép vận chuyển hành khách từ tháng 12/2021 và dự kiến đi vào hoạt động tại Nga từ cuối năm nay. Trung Quốc lên kế hoạch chuyển chiếc C919 đầu tiên cho các hãng hàng không cùng thời điểm nhưng buộc phải trì hoãn bởi tình hình dịch COVID-19.
Video đang HOT
Theo DW, Airbus và Boeing cần để ý đến vấn đề này. Chiếc MC-21 được cho có màn thể hiện ưu việt ở một số lĩnh vực so với dòng máy bay phổ biến mà Airbus và Boeing đang bán. Ngoài ra, các dòng máy bay nổi tiếng của Airbus và Boeing đều đã hoạt động từ lâu: Boeing 737 ra mắt từ năm 1967 còn Airbus A320 là vào năm 1987.
Phiên bản tiêu chuẩn của MC-21 có thể chở theo 163 hành khách. Ông Nico Buchholz tại hãng hàng không Lufthansa (Đức) nhận định: “Về mặt lý thuyết, MC-21 có khả năng tốt hơn cả Airbus A320neo”. Các chuyên gia như ông Nico Buchholz cho rằng nhiều khả năng chiếc MC-21 rẻ hơn các đối thủ phương Tây.
Mô hình chiếc C919 được trưng bày tại triển lãm hàng không Dubai vào tháng 11/2021. Ảnh: DW
MC-21 có cabin rộng hơn A320 và Boeing 737. Tuy rộng hơn nhưng các hãng hàng không vẫn khó có thể lắp hơn 6 hàng ghế mỗi dãy vào chiếc MC-21, điều này đồng nghĩa với việc các hành khách sẽ có thêm khoảng không và hàng lang trong máy bay này cũng rộng hơn.
Nhu cầu nội địa khiến Trung Quốc chủ trương sản xuất Comac C919 có thể chở 156 đến 168 hành khách.
Trung Quốc chật vật tìm linh kiện cho máy bay nội địa vì Mỹ siết xuất khẩu
Các động thái siết chặt xuất khẩu của Mỹ khiến phía Trung Quốc cạn kiệt phụ tùng để chế tạo máy bay chở khách thân hẹp C919, mà Bắc Kinh kỳ vọng có thể cạnh tranh với các hãng Airbus và Boeing.
Máy bay thương mại C919 của Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đạt được mục tiêu về sản xuất và cấp giấy chứng nhận bay với máy bay chở khách C919 do các động thái siết chặt xuất khẩu từ Mỹ.
Ba nguồn thạo tin nói rằng, COMAC đang cạn kiệt một số linh kiện chế tạo C919 và phải tiếp tục chật vật để tìm kiếm nhà cung cấp.
Tham vọng sản xuất máy bay thương mại nội địa của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320 đã gặp phải "chướng ngại vật" lớn từ Washington. Từ tháng 12/2020, Mỹ yêu cầu các công ty nước này phải có giấy phép đặc biệt để xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và hỗ trợ kỹ thuật cho bất cứ công ty nào bị nghi là có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Cuối năm ngoái, việc hai công ty con của COMAC bị Mỹ đưa vào danh sách nghi có quan hệ với quân đội Trung Quốc đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới tập đoàn và dự án C919.
Động thái này đã gián tiếp làm đình trệ chương trình C919, vốn đã kéo dài 13 năm qua - một trong những khoảng thời gian lâu nhất trong lĩnh vực phát triển máy bay chở khách.
C919, được trình làng vào năm 2015, là máy bay thương mại tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc. Nó được lắp ráp ở Trung Quốc nhưng sử dụng phần lớn vào linh kiện phương Tây, bao gồm động cơ và hệ thống điện tử hàng không. Chính vì vậy, các biến động liên quan tới hoạt động xuất, nhập khẩu linh kiện máy bay đều có tác động tới quá trình phát triển C919.
COMAC có 815 đơn đặt hàng tạm thời, hầu hết là các khách hàng nội địa, nhưng hiện mới chỉ có hãng China Eastern Airlines chốt chắc chắn đặt 5 chiếc C919. Hãng trên dự kiến nhận chiếc C919 đầu tiên vào cuối năm nay, 2 chiếc vào năm 2022 và 2 chiếc vào năm 2023.
Theo Reuters , việc COMAC sản xuất máy bay chậm chạp như vậy cho thấy họ chưa phải là mối đe dọa với các "ông lớn" Airbus và Boeing, các hãng có thể sản xuất khoảng 10 máy bay chở khách thân hẹp mỗi tháng.
Do vấn đề thiếu phụ tùng dẫn tới máy bay không thể cất cánh và C919 bị thiếu giờ bay để có thể đủ điều kiện xin chứng nhận từ cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc, theo Reuters . Nguồn tin nói rằng, COMAC đang lo ngại vì dự án liên tục chậm tiến độ nhưng vẫn quyết tâm hướng tới mục tiêu được cấp chứng nhận vì sản xuất C919 cũng được xem là "một nhiệm vụ chính trị".
"Cuộc chiến" mới lộ diện ở điểm nóng Trung Đông Khi đang nỗ lực vượt qua những xung đột đẫm máu và các mâu thuẫn chằng chịt, Trung Đông lại mắc kẹt trong một "cuộc chiến" mới giữa 2 cường quốc thế giới: Mỹ và Trung Quốc. Thái tử Abu Dhabi, Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc...