Airbus muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực máy bay quân sự
Hãng Airbus tính chuyện lập cơ sở sản xuất linh kiện máy bay tại Việt Nam khi đánh giá cao về tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ông Thomas Enders tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Ảnh: website chính phủ
Tổng Giám đốc Tập đoàn Airbus Thomas Enders đã cho biết như thế trong buổi tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 1.7, theo website chính phủ.
Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Enders khẳng định Airbus coi trọng thị trường cũng như sự hợp tác chiến lược lâu dài với Việt Nam.
Ngoài hợp tác trong lĩnh vực máy bay dân dụng, ông Enders cho biết hãng sản xuất máy bay của châu Âu này còn muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực máy bay quân sự, không gian vũ trụ và sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác để giúp Việt Nam xây dựng vận hành các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay hàng đầu tại khu vực.
“Và từng bước tiến tới việc xem xét xây dựng các cơ sở chế tạo linh kiện máy bay tại Việt Nam trong tương lai”, website chính phủ trích phát biểu của ông Thomas Enders.
Ông Enders sang thăm Việt Nam nhân dịp hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines nhận chiếc Airbus thế hệ mới A350-900, là hãng hàng không thứ 2 trên thế giới sử dụng loại máy bay này. Vietnam Airlines có kế hoạch sử dụng mới 14 chiếc A350, trong đó có 10 chiếc đặt mua và 4 chiếc thuê.
Video đang HOT
A320 của VietJet Air lắp ráp trong nhà máy Airbus – Ảnh: Airbus
Ngoài Vietnam Airlines, VietJet cũng là khách hàng tiềm năng của Airbus. Hồi tháng 6.2015, hãng hàng không này đặt mua 6 chiếc Airbus SE A321s trị giá 682 triệu USD. Năm ngoái, VietJet tuyên bố sẽ mua, thuê 100 máy bay mới với kinh phí ước khoảng 9,1 tỉ USD.
Trong khi đó hôm qua 2.7 tại thành phố Toulouse (Pháp), Airbus ký cam kết thành lập nhà máy sản xuất thứ hai trị giá 150 triệu euro tương đương hơn 166 triệu USD tại Trung Quốc, theo Reuters.
Nhà máy thứ 2 sẽ được khởi công xây dựng tại thành phố Thiên Tân vào cuối năm 2017, có nhiệm vụ thực hiện công việc hoàn tất ở phòng lái của máy bay loại A330. Nhà máy đầu tiên của Airbus cũng đặt tại thành phố Thiên Tân từ năm 2009 là dây chuyền lắp ráp máy bay nhỏ loại A320.
Trung Quốc là thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Ngành hàng không Trung Quốc dự kiến cần 5.300 chiếc máy bay mới trong vòng 20 năm tới.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Widodo ra lệnh điều tra tin giá vé "cắt cổ" với thường dân
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 1/7 đã yêu cầu điều tra kỹ lưỡng vụ rơi máy bay quân sự Hercules C-130, khiến 141 người thiệt mạng, giữa lúc có thông tin khách dân sự đi máy bay phải trả tiền cao hơn hẳn giá vé máy bay thương mại.
Số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Hercules C-130 được xác định là 141 người (Ảnh: AP)
Bên cạnh đó, Tổng thống Indonesia cũng chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tư lệnh Quân đội, tướng Moedoko tiến hành rà soát toàn diện hệ thống vũ khí phòng thủ chính của nước này. "Việc mua sắm các hệ thống vũ khí phòng thủ chính nên được thay đổi, đây là thời điểm thích hợp. Chúng ta không chỉ mua vũ khí, mà phải chuyển sang hiện đại hóa vũ khí. Công nghiệp quốc phòng của chúng ta phải tham gia từ khâu lập kế hoạch, sản xuất, vận hành, huấn luyện cho đến khi "giải ngũ" các hệ thống vũ khí phòng thủ đã "già cỗi", Tổng thống Widodo nhấn mạnh.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm của lực lượng cảnh sát tại thành phố Depok, Tây Java, ông Widodo cũng kêu gọi triển khai nhanh việc di chuyển thi thể các nạn nhân, đồng thời nêu rõ:
"Việc di chuyển các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Hercules đã được thực hiện. Tôi cũng ra lệnh tiến hành điều tra kỹ lưỡng để làm rõ nguyên nhân tai nạn, việc này phải làm ngay lập tức".
Yêu cầu điều tra được ông Widodo đưa ra giữa lúc các quan chức nước này cho biết có 141 thi thể đã được tìm thấy từ hiện trường vụ tai nạn.
Trước đó, lãnh đạo Không quân Indonesia cho biết 122 người có mặt trên chiếc máy bay vận tải quân sự. Nhưng số liệu thương vong được cập nhật sau đó xác định còn có 19 người trên mặt đất thiệt mạng khi máy bay lao xuống một khu dân cư.
Một thông tin đáng chú ý được trang tin Merdeka.com của Indonesia, dẫn lời nghị sỹ Tubagus Hasanuddin cho biết, một số hành khách là dân thường đã phải trả tiền để "được" lên chuyến bay.
Ông Hasanuddin cho biết sẽ tiến hành các cuộc điều tra để xác thực thông tin nêu trên. "Tôi nhận được thông tin là có những hành khách phải trả tới 900.000 rupiah (69 USD), nhưng tôi vẫn đang kiểm tra xem đây có phải sự thật hay không. Ngay cả khi đi máy bay thương mại cũng không đến mức đắt như vậy".
Vị nghị sỹ đảng PDIP của Indonesia cho biết, chiếc máy bay chỉ dành để vận chuyển các quân nhân hoặc các thiết bị phục vụ các chiến dịch quân sự. Ngoài ra, Hercules cũng có thể được sử dụng như máy bay vận tải trong các tình huống ứng phó thảm họa, cấp cứu, chuyên chở các quan chức khu vực hoặc gia đình của những quân nhân đang làm nhiệm vụ.
Có một số gia đình nạn nhân thừa nhận rằng họ đã phải trả tiền để đi trên chuyến bay quân sự, với mức 1 triệu rupiah (76 USD/người).
"Anh họ của tôi đã trả 1 triệu rupiah", Hendra Bakkara, người nhà một nạn nhân cho biết.
Thanh Tùng
Theo Dantri/CNA
Thế giới 24h: Rúng động hơn 100 người chết thảm Máy bay quân sự Indonesia lao xuống khu dân cư; Hy Lạp đề xuất thỏa thuận vào giờ chót... là các tin nóng trong 24 giờ qua. Nổi bật Các hãng tin quốc tế cho biết, ít nhất 113 người đã thiệt mạng khi một máy bay quân sự C-130 Hercules rơi xuống một khu dân cư ở bắc Indonesia trưa 30/6. Tai...