Airbus khánh thành trụ sở mới và trung tâm đào tạo tại Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Airbus vừa chính thức khánh thành Trụ sở chính và Trung tâm đào tạo mới tại Ấn Độ, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành hàng không vũ trụ tại Nam Á.
Biểu tượng tập đoàn sản xuất máy bay Airbus. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ sở này được trang bị bốn máy mô phỏng A320, với khả năng đào tạo lên đến 800 phi công và 200 kỹ thuật viên mỗi năm.
Trong lễ khánh thành, ông Michael Schoellhorn, Tổng giám đốc điều hành của Airbus Defence & Space, nhấn mạnh: “Đây sẽ là trung tâm chiến lược trong sứ mệnh công nghiệp của Airbus tại Ấn Độ, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không vũ trụ, xây dựng hệ sinh thái hàng không và quốc phòng toàn diện, tận dụng tài năng công nghệ của đất nước để tạo ra việc làm có tay nghề cao và gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng không vũ trụ từ Ấn Độ”.
Video đang HOT
Ông cũng cho biết thêm Airbus đã tăng gấp đôi hoạt động mua sắm từ Ấn Độ, lên hơn 1 tỷ euro (1,082 tỷ USD), đồng thời nâng tổng số nhân viên tại đây lên 3.500. Hãng hàng không vũ trụ này còn xây dựng hai dây chuyền lắp ráp cuối cùng cho máy bay quân sự C295 và trực thăng H125. Thêm vào đó, Airbus đang hợp tác với Air India để phát triển một cơ sở đào tạo phi công thứ hai tại khu vực thủ đô, trang bị 10 máy bay mô phỏng cho A320 và A350, cùng với kế hoạch thành lập một cơ sở Airbus có sức chứa 5.000 chỗ ngồi tại Bengaluru.
Bộ trưởng Bộ Hàng không dân dụng Ram Mohan Naidu, người tham dự lễ khánh thành, nhấn mạnh sự cần thiết phải “theo đuổi giấc mơ về hàng không dân dụng ở Ấn Độ” với dự kiến bổ sung 4.000 máy bay trong 20 năm tới cho đội bay hiện tại gồm 800 chiếc, và mở thêm 50 sân bay trong năm năm tới, với tổng cộng 400 sân bay trong 20 đến 25 năm tới.
Ông cũng cho biết trong ba đến bốn năm qua, Ấn Độ đã bổ sung thêm tám cơ sở đào tạo bay và đang triển khai thêm 10 cơ sở đào tạo nữa. Số lượng máy bay đào tạo đã tăng từ 190 vào năm 2020 lên 264 vào năm 2024, trong khi giấy phép phi công thương mại được cấp đã tăng từ 744 vào năm 2019 lên 1.600 vào năm 2023. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý việc bãi bỏ các khoản phí, cùng với các chính sách khuyến khích đã dẫn đến sự gia tăng các cơ sở đào tạo phi công, đồng thời chính phủ đang nỗ lực giảm chi phí nhiên liệu và các chi phí khác liên quan đến đào tạo để giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở này.
Ngành hàng không của Ấn Độ đã có sự tăng trưởng đáng kể trong 10 năm qua. Số lượng sân bay đang hoạt động trong nước đã tăng gấp đôi từ 74 vào năm 2014 lên 157 vào năm 2024 và mục tiêu là tăng con số này lên 350-400 vào năm 2047.
Mỹ điều tra hợp kim titan bị làm giả hồ sơ trên các máy bay phản lực của Boeing và Airbus
Giới chức Mỹ cho biết Cơ quan Hàng không liên bang (FAA) đang điều tra liệu các máy bay phản lực của Airbus và Boeing, có gặp nguy cơ nào về an toàn hay không, sau khi có thông tin cho thấy titan bị làm giả hồ sơ được sử dụng để trên các máy bay của 2 nhà sản xuất này.
Máy bay Airbus A350-800 (trên) và Boeing 787 (dưới). Ảnh: AFP/TTXVN
Bên cạnh đó, FAA cũng đang xác minh việc làm thế nào các bộ phận được làm từ titan có hồ sơ giả mạo lại xuất hiện trên các máy bay do Airbus và Boeing sản xuất trong những năm gần đây.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 14/6, cả Airbus và Boeing đều khẳng định các máy bay có những bộ phận được làm từ titan có hồ sơ bị làm sai lệch hoặc giả mạo đều an toàn để bay. Tuy nhiên, Boeing cho biết đang dỡ bỏ các bộ phận "có vấn đề" khỏi những chiếc máy bay chưa được bàn giao cho khách hàng. Các cơ quan chức năng của Mỹ, trong đó FAA, sẽ quyết định cách thức giải quyết đối với những máy bay đã tham gia chở khách.
FAA khẳng định "đang điều tra phạm vi và tác động" của vụ việc. Theo FAA, Boeing đã báo cáo lên cơ quan này về việc một nhà cung cấp vật liệu "có thể đã làm sai lệch hoặc cung cấp hồ sơ không chính xác". Tuy nhiên, FAA không nên tên nhà cung cấp.
Boeing và Airbus không cho biết có bao nhiêu máy bay đang sử dụng các bộ phận làm từ titan có hồ sơ bị làm sai lệch.
Spirit AeroSystems - công ty chế tạo thân máy bay cho Boeing và cánh cho Airbus, đã báo cáo các hồ sơ bị làm giả. Người phát ngôn của Spirit AeroSystems Joe Buccino nêu rõ titan đã xâm nhập vào hệ thống cung cấp thông qua hồ sơ bị làm giả. Theo ông, khi xác định được vấn đề này, tất cả bộ phận nghi ngờ đã được loại bỏ khỏi quá trình sản xuất của Spirit.
New York Times là tờ báo đầu tiên đưa tin về cuộc điều tra của FAA. Tờ báo cho biết một nhà cung cấp phụ tùng đã phát hiện những lỗ nhỏ trên vật liệu do bị ăn mòn. Cũng theo tờ New York Times, Tập đoàn Titanium International Group của Italy, đã nhận thấy vật liệu titan trông khác với lần cung cấp trước đó và hồ sơ đi kèm dường như đã bị làm sai lệch hoặc làm giả. Báo trên cho biết các bộ phận làm từ titan có hồ sơ bị làm giả đã được sử dụng trên các máy bay phản lực Boeing 737, 787 Dreamliner và Airbus A220, chế tạo từ năm 2019 đến năm 2023. Hiện chưa rõ có bao nhiêu máy bay bị ảnh hưởng hoặc hãng hàng không nào đã sở hữu những máy bay này.
Hợp kim titan đã được sử dụng để sản xuất máy bay trong nhiều thập niên qua do trọng lượng nhẹ, độ bền cùng khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt cao.
Canada cho phép Airbus sử dụng titan của Nga Ngày 23/4, Chính phủ Canada đã cho phép hãng chế tạo máy bay Airbus của châu Âu sử dụng titan của Nga trong hoạt động sản xuất, mặc dù lệnh cấm của Ottawa đối với mặt hàng kim loại chiến lược này trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt Moskva liên quan xung đột ở Ukraine vẫn đang có hiệu lực từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

UAE tái khẳng định tăng cường sức mạnh quan hệ với Ấn Độ

Đức tạm dừng chương trình tái định cư người tị nạn của LHQ

Tổng thống Mỹ đánh giá khả năng đạt thỏa thuận lớn với Hàn Quốc về thuế quan

Bạo lực leo thang, Haiti duy trì tình trạng khẩn cấp

Ukraine "khoe" bắn rơi UAV trinh sát đắt nhất của Nga

Iran điều tra vụ ngạt khí CO tại một mỏ than khiến 7 công nhân thiệt mạng

Trung Quốc công bố loạt chính sách lớn hỗ trợ thị trường vốn

Hà mã chết hàng loạt ở khu bảo tồn thiên nhiên lâu đời nhất châu Phi

Chế độ ăn cải thiện chức năng phổi cho người bệnh khí phế thũng

Chuyên gia nhận định về cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung

Nga ủng hộ đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran về chương trình hạt nhân

Su-47: Máy bay độc đáo của Nga và lý do không sản xuất hàng loạt
Có thể bạn quan tâm

Ngắm 'vương giả chi hoa' nở rộ trong Hoàng thành Huế
Du lịch
09:04:02 09/04/2025
Đưa 39 người Việt bị tạm giữ tại Myanmar về nước
Pháp luật
09:01:31 09/04/2025
Tranh cãi cực căng: BLACKPINK tái hợp chỉ để "bào tiền"?
Nhạc quốc tế
09:01:21 09/04/2025
Concert Anh Trai Say Hi D-6 gặp sự cố ngay khi vừa mở bán sớm
Nhạc việt
08:58:10 09/04/2025
HOT: "Tiểu tam bị ghét nhất showbiz" hạ sinh con ngoài giá thú cho đạo diễn U70
Sao châu á
08:54:35 09/04/2025
Hiền Hồ chính thức đáp trả
Sao việt
08:52:46 09/04/2025
Làn sóng phẫn nộ khi ông Vance gọi người Trung Quốc là 'nông dân'
Sức khỏe
08:36:32 09/04/2025
Ba người tử vong khi nạo vét giếng
Tin nổi bật
08:36:25 09/04/2025
Từng có 40.000 người dùng, tựa game này bất ngờ chỉ còn 6 người chơi, bị xóa khỏi Steam chóng vánh
Mọt game
08:14:54 09/04/2025
Giữa tin đồn rạn nứt, MC Huyền Trang Mù Tạt tung ảnh tình tứ đi du lịch cùng bạn trai cầu thủ, chặn đứng gièm pha
Sao thể thao
08:01:08 09/04/2025