Airbus dừng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay Beluga
Hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus ngày 24/1 xác nhận sẽ ngừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa chuyên biệt bằng đội máy bay Beluga, dẫn đến việc 75 nhân viên mất việc làm.
Airbus sẽ ngừng hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa chuyên biệt bằng đội máy bay Beluga. Ảnh: Reuters
Theo người phát ngôn của Airbus, tất cả các chuyến bay do đội Airbus Beluga Transport (AiBT) vận hành đã bị đình chỉ. Máy bay Beluga, được mệnh danh là “ máy bay vận tải lớn nhất thế giới” về khối lượng hàng hóa, có thiết kế đặc biệt với thân tròn giống hình dáng cá voi. Loại máy bay này được phát triển dựa trên mẫu Airbus A300-600 và đưa vào sử dụng từ năm 1995, nhằm vận chuyển các bộ phận lớn của máy bay giữa các nhà máy sản xuất của Airbus.
Beluga đủ lớn để chứa hai trực thăng Super-Puma cỡ lớn và đã đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất nội bộ của Airbus. Từ năm 2019, Airbus bắt đầu thay thế thế hệ Beluga ST đầu tiên bằng các máy bay Beluga XL lớn hơn, hiện vẫn đang được sử dụng để vận chuyển linh kiện giữa các cơ sở sản xuất.
Năm 2022, Airbus đã chuyển đổi các máy bay Beluga ST cũ thành một dịch vụ thương mại mang tên AiBT, cung cấp vận chuyển hàng hóa ngoại cỡ cho các ngành như hàng không vũ trụ, năng lượng, hàng hải, quân sự, không gian và viện trợ nhân đạo.
Tuy nhu cầu vận chuyển hàng không toàn cầu vẫn ở mức cao, nhưng Airbus ghi nhận sự chuyển dịch trong một số lĩnh vực sang vận tải đường biển. Mặc dù vậy, đại diện của hãng này nhấn mạnh đây không phải là lý do chính dẫn đến việc dừng hoạt động AiBT. Người phát ngôn của Airbus khẳng định: “Việc AiBT kết thúc không phải do thay đổi trong thị trường vận chuyển hàng không. Thách thức chính là những khó khăn đáng kể trong khâu vận hành”.
Airbus trên đà phục hồi, giao hơn 760 máy bay trong năm 2024
Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu ngày 9/1 cho biết hãng đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi trong hoạt động sản xuất và bàn giao máy bay trong năm 2024, song vẫn gặp trở ngại trong việc tăng tốc sản xuất do thiếu hụt nhân lực và các vấn đề với chuỗi cung ứng.
Biểu tượng tập đoàn sản xuất máy bay Airbus. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, về số liệu giao hàng vốn được coi là một chỉ số quan trọng của ngành hàng không, trong năm ngoái, Airbus cho biết đã bàn giao 766 chiếc máy bay, cao hơn so với 735 chiếc giao trong năm 2023, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu 800 chiếc như dự kiến ban đầu. Trong khi đó, nhu cầu đối với máy bay mới vẫn rất mạnh mẽ, với 826 đơn đặt hàng ròng trong năm 2024, mặc dù thấp hơn so với mức kỷ lục 2.094 đơn đặt hàng vào năm 2023.
Đán.h giá về những kết quả này, ông Christian Scherer, Giám đốc bộ phận máy bay thương mại của Airbus, vẫn coi năm 2024 là một năm thành công, bất chấp môi trường kinh doanh phức tạp và đang thay đổi nhanh chóng mà hãng phải đối mặt.
Trong năm vừa qua, Airbus đã phải chật vật để phục hồi năng lực sản xuất và giao hàng như mức trước đại dịch COVID-19, trong bối cảnh các nhà cung ứng ngành hàng không cũng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân sự thay thế những lao động đã nghỉ việc trong thời kỳ suy thoái do đại dịch gây ra. Mặc dù vậy, Airbus đã tăng cường hoạt động sản xuất từ cuối năm 2024, một phần nhờ chính sách ưu tiên của hãng sản xuất động cơ Safran đối với Airbus.
Tập đoàn Airbus dự kiến công bố báo cáo tài chính cho năm 2024 vào ngày 20/2.
Máy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng không Một máy bay chở 67 người của Azerbaijan Airlines đã rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan. Hãng hàng không này sở hữu đội bay gồm 32 máy bay, bao gồm các loại máy bay như Airbus, Boeing, Embraer... Một máy bay chở khách do hãng hàng không Azerbaijan Airlines khai thác đã bị rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan. Chính quyền...