ai trò của Trung Quốc ở Đông Nam Á bị thách thức

Theo dõi VGT trên

Mối quan hệ từng êm ả của Bắc Kinh với một số nước Đông Nam Á hiện gặp sóng gió do tranh chấp trên biển, trong khi Myanmar, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc, nay đong đưa với phương Tây. Và Mỹ thì đang trở lại.

ai trò của Trung Quốc ở Đông Nam Á bị thách thức - Hình 1

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) cùng Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Campuchia tuần trước. Ảnh: AP

Bối cảnh khu vực thay đổi được hiển hiện rõ nét tại hội nghị các nước Đông Á tại Campuchia vừa qua. Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc đã bị cuốn vào một cuộc trao đổi về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Lãnh đạo của Philippines đã phản ứng mạnh khi nước chủ nhà hội nghị là Campuchia – đồng minh thân cận của Trung Quốc – nói rằng các thành viên ASEAN đã nhất trí không kéo các nước bên ngoài, ý chỉ Mỹ, vào tranh chấp.

Trong khi đó, ông Barack Obama, với chuyến thăm lần đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Myanmar, đang muốn trưng ra hình ảnh của một nước Mỹ tự tin và thân thiện với khu vực, kêu gọi giảm căng thẳng và tỏ ra không đứng về bên nào trong cuộc xung đột.

Bắc Kinh đang nỗ lực củng cố chỗ đứng của mình ở khu vực trong khi sức mạnh của họ ngày càng gia tăng, nhưng cùng lúc đó thì Mỹ không những không giảm mà lại gia tăng ảnh hưởng, tìm cách lôi kéo các nước khác.

Ernest Bower, Chủ nhiệm khoa nghiên cứu về Đông Nam Á của Hội đồng nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington D.C., viết trong bài bình luận ngày 22/11 rằng: “Sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ và chính sách ngoại giao tương đối có kỷ cương và thầm lặng có vẻ có hiệu quả hơn so với áp lực mạnh tay của Trung Quốc”.

Những gì mà Trung Quốc nhận được gần đây trái với những điều họ tận hưởng trong cả thập kỷ qua khi họ hấp dẫn các nước Đông Nam Á bằng việc mở rộng thương mại, đầu tư và tiềm năng từ một thị trường rộng lớn ở Trung Quốc. Để gia tăng sự hấp dẫn về thương mại, ông Ôn Gia Bảo đã có các cuộc trao đổi nhằm mở rộng thêm một hiệp định thương mại tự do, tăng thêm nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Đông Nam Á.

Aaron Friedberg, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại trường đại học Princeton, Mỹ nhận xét: “Sức hút về kinh tế của Trung Quốc vẫn còn, nhưng những nụ cười thì đã biến mất”.

Tiến hành ngoại giao đúng đắn với Đông Nam Á là rất quan trọng đối với Bắc Kinh. Đây là một khu vực trong lịch sử Trung Quốc đã từng có tác động rất lớn. 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) là thị trường của 600 triệu dân và án ngữ những tuyến đường biển có tính sống còn và các vùng biển dồi dào dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác.

Ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực bắt đầu suy giảm từ năm 2010, khi những yêu sách mạnh hơn đối với các hòn đảo ở Biển Đông gây lo ngại cho các nước khu vực như Philippines và Việt Nam, những nước cùng với Brunei, Malaysia đòi chủ quyền toàn bộ hoặc một phần các đảo ở đó.

Sự suy giảm đó đã tạo cho Mỹ một cơ hội, đúng vào lúc người Mỹ giảm bớt dính líu tại Iraq và đánh giá lại mối thách thức từ Trung Quốc. Chiến lược “chuyển trọng tâm sang châu Á Thái bình dương” mà Mỹ công bố năm ngoái không chỉ gồm việc tăng chú ý, mà còn cả cam kết gia tăng nguồn lực quốc phòng của Mỹ ở khu vực này.

Video đang HOT

Khi xích mích gia tăng, Bắc Kinh ngày càng quyết liệt hơn trong việc tuần tra quanh các đảo tranh chấp, dẫn đến việc đối đầu với Philippines về bãi cạn Scarborough trong mùa hè vừa qua. Họ còn đi xa hơn tại các đảo khác với Nhật Bản, làm gia tăng nỗi lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc. Họ còn phát hành các quyển hộ chiếu mới có một bản đồ cho rằng toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc, gây sự phản đối từ các quốc gia liên quan.

Sức hút kinh tế của Trung Quốc

Căng thẳng bùng lên ngay trước hội nghị thượng đỉnh hàng năm giữa các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia mà Tổng thống Obama cũng tham dự.

Tổng thống Philippine Benigno Aquino đã nêu vấn đề bãi cạn Scarborough, làm Cho Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phải tuyên bố rằng những hòn đảo đó là “lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa và không hề có tranh chấp chủ quyền”.

Trong bài phân tích, giáo sư Bower thuộc CSIS viết rằng tuyên bố của ông Ôn là “nguy hiểm”. “Quan điểm đó không vững chắc, và sự không vững chắc đó kéo theo bất ổn trong khu vực, mà bất ổn thì là điều nguy hại đối với tăng trưởng kinh tế”.

“Dường như vấn đề đã không được xử lý tốt tại hội nghị”, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện quan hệ quốc tế Thượng Hải, Zhao Gancheng, nhận xét.

Trên thực tế, con bài kinh tế đang nghiêng về phía thuận lợi cho Trung Quốc trong việc gia tăng ảnh hưởng với ASEAN. Tỷ lệ nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực này tăng 29% trong năm ngoái, lên mức 146 tỷ USD. Với triển vọng qua mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng với tư cách là một nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ đối với các nước ASEAN.

Việc Trung Quốc không chịu lui bước trong các tuyên bố chủ quyền, cho dù sự kiên quyết đó có thể phương hại lợi ích lâu dài của họ, cho thấy rằng Bắc Kinh tin tưởng chắc chắn là sức hút kinh tế sẽ thuyết phục được các nước láng giềng. Sức hút đó nói với các nước ASEAN rằng tương lai của họ là với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ, giáo sư Friedberg thuộc đại học Princeton nói.

“Tôi nghĩ, câu hỏi lớn đặt ra là liệu các nước ASEAN có tin rằng thực sự Mỹ có đủ quyết tâm và nguồn lực để theo đến cùng những cam kết Mỹ đã đưa ra trong mấy năm gần đây. Nếu những nước này bắt đầu nghi ngờ thì họ sẽ phải làm nhiều hơn nữa để làm hài lòng Bắc Kinh”, Friedberg nói.

Theo VNE

Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông

Vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay đang là thách thức lớn nhất về mặt an ninh - quốc phòng cũng như đối ngoại của Việt Nam, có ảnh hưởng to lớn đến tương lai hòa bình và phát triển của đất nước.

Việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông đòi hỏi ở Việt Nam sự khôn ngoan, kiên trì về chiến lược lẫn sự khéo léo, kịp thời về sách lược, nhất là khi cuộc tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp và không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc mà còn cả các nước khác trong và ngoài khu vực.

Ba tầng xung lực tranh chấp Biển Đông

Xét tổng thể, tranh chấp Biển Đông hiện đang diễn ra ở ba tầng nấc liên quan và tác động lẫn nhau. Ở tầng trong cùng, cuộc tranh chấp là sự cạnh tranh, đối đầu giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Ở tầng này, mặc dù Đài Loan cũng là một bên tranh chấp nhưng do đặc thù quan hệ Trung - Đài cũng như những dấu hiệu cho thấy Trung - Đài đang phối hợp với nhau trong việc đối phó các bên tranh chấp khác, thể hiện rõ nhất qua đề xuất Trung - Đài cùng phối hợp khai thác đảo Ba Bình của Việt Nam gần đây, nên có thể coi Trung Quốc và Đài Loan về bản chất chỉ là một bên tham gia tranh chấp mà thôi.

Trong số các nước Đông Nam Á tham gia tranh chấp, khác với Malaysia và Brunei, Việt Nam và Philippines không những là hai nước cùng có tuyên bố chủ quyền đối kháng với Trung Quốc liên quan đến toàn bộ quần đảo Trường Sa mà còn có những tranh chấp song phương riêng lẻ với Trung Quốc. Trong khi Việt Nam có tranh chấp song phương với Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa thì bãi cạn Scarborough cũng là một đối tượng tranh chấp song phương chỉ liên quan đến Philippines và Trung Quốc. Chính vì vậy, có thể nói ở tầng trong cùng của tranh chấp Biển Đông, sự đối đầu tập trung vào tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.

Trong khi đó, tầng giữa của tranh chấp Biển Đông liên quan đến sự đối đầu giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á với tư cách là một khối, cụ thể là ASEAN. Mặc dù không phải tất cả các nước ASEAN đều liên quan đến tranh chấp nhưng bản thân ASEAN có lợi ích trong việc giải quyết thành công cuộc tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan với Trung Quốc nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải trong khu vực cũng như vị thế chính trị của ASEAN.

Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông - Hình 1

Sự vận động chiến lược ở tầng tranh chấp này cũng hết sức phức tạp khi bản thân các nước ASEAN không liên quan trực tiếp tới tranh chấp cũng có những lập trường khác nhau trong việc xử lý tranh chấp với Trung Quốc. Trong khi những nước như Indonesia và Singapore tỏ ra cương quyết hơn với Trung Quốc chủ yếu vì e ngại tham vọng của Trung Quốc ở khu vực thì những nước như Thái Lan, Myanmar, và đặc biệt là Campuchia, lại không thể hiện thái độ cứng rắn, nếu không muốn nói là có phần thỏa hiệp, đối với những yêu sách ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, nhìn chung với tư cách là một khối thì ASEAN vẫn đang cố gắng thể hiện một vai trò đoàn kết và chủ động trong việc xử lý cuộc tranh chấp Biển Đông lẫn quan hệ của cả khối với Trung Quốc, thể hiện rõ nhất trong việc ASEAN chủ trì đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc.

Lâu nay, cuộc tranh chấp Biển Đông chủ yếu chỉ diễn ra ở phạm vi hai tầng vừa nêu. Tuy nhiên những diễn biến trong tình hình khu vực thời gian qua cho thấy hiện nay xung lực của cuộc tranh chấp còn xuất phát từ một tầng quan hệ mới được hình thành, đó chính là cuộc cạnh tranh mang tính chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mỹ mặc dù không phải là một bên trực tiếp tham gia tranh chấp nhưng tham vọng quá mức cũng như sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, vốn đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực, mang lại cho Mỹ một lý do chính đáng để can dự vào cuộc tranh chấp. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua sự can dự của mình không chỉ là hòa bình hay quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, mà sâu xa hơn Mỹ dường như đang muốn sử dụng cuộc tranh chấp Biển Đông như một công cụ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở phạm vi khu vực cũng như toàn cầu.

Sự can dự gia tăng của Mỹ

Để hiểu được chính sách của Mỹ ở Biển Đông chúng ta cần đặt nó vào bức tranh chiến lược rộng lớn hơn. Những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã không ngừng trỗi dậy về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế và quân sự, khiến cho cán cân lực lượng toàn cầu hiện nay vốn đang có lợi cho Mỹ có thể bị thách thức và đảo ngược. Theo lập luận của các lý thuyết về quan hệ quốc tế, đặc biệt là chủ nghĩa hiện thực, thì nếu như sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn tiếp diễn tới một mức độ mà các lợi ích và vị thế toàn cầu của Mỹ bị đe dọa thì Mỹ sẽ phải hành động đáp trả bằng cách tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm duy trì địa vị áp đảo của mình trong hệ thống quốc tế.

Vừa qua Mỹ đã quyết định tái cân bằng lực lượng toàn cầu của mình theo hướng ưu tiên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, tại Singapore tháng 6 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố trong thời gian tới Mỹ sẽ điều chuyển tới khu vực Thái Bình Dương 60% năng lực hải quân của mình, thay vì cân bằng tỉ lệ 50-50 giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương như hiện nay. Biện pháp tái cân bằng chiến lược này cùng với một loạt động thái như luân chuyển quân tới Australia, củng cố quan hệ với các đồng minh trong khu vực... rõ ràng đều liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và có thể được coi như những dấu hiệu đầu tiên của một chính sách ngăn chặn mà Mỹ đang manh nha hình thành đối với Trung Quốc.

Tương tự như vậy, ở khu vực Đông Nam Á, sự can dự ngày càng tăng của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay, cũng cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hiện thực hóa các tham vọng biển quá mức và sử dụng "mối đe dọa Trung Quốc", thể hiện qua yêu sách đường lưỡi bò và sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, làm "ngọn cờ chính nghĩa" tập hợp lực lượng khu vực phục vụ mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc của mình.

Hệ lụy đối với Việt Nam

Sự can dự ngày càng tăng của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông chắc chắn tác động tới quan điểm chiến lược của Việt Nam trong việc đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông. Là một nước nhỏ, tiềm lực hạn chế hơn Trung Quốc về mọi mặt, Việt Nam có lợi ích trong việc chuyển hóa tranh chấp của mình với Trung Quốc từ tầng trong cùng ra các tầng bên ngoài nhằm hóa giải tác động tiêu cực của tình trạng bất đối xứng trong sức mạnh giữa hai nước.

Rõ ràng sự can dự của Mỹ, dù mới chủ yếu dừng ở mức gián tiếp, sẽ có tác dụng khiến Trung Quốc hành động kiềm chế, thận trọng hơn, và có thể không dám sử dụng vũ lực trong hành xử của mình ở Biển Đông. Vai trò và tiếng nói của ASEAN với tư cách là một khối trong xử lý tranh chấp với Trung Quốc cũng có sức nặng lớn hơn khi có sự hậu thuẫn của Mỹ.

Ngoài ra, các ý định mang tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa chiến lược và lịch sử quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, trở nên quan trọng hơn trong mắt các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ. Việc lý giải sự quan tâm lớn hơn của Mỹ đối với Việt Nam cũng như sự phát triển ấn tượng của quan hệ Việt - Mỹ thời gian qua chính vì vậy cần phải dựa trên bối cảnh những chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và khu vực.

Mặc dù vậy, sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ cũng như việc Mỹ gia tăng can dự vào tranh chấp Biển Đông cũng mang lại cho Việt Nam một số rủi ro nhất định, trong đó rủi ro lớn nhất là việc Việt Nam có thể bị cuốn vào một cuộc Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0. Nếu cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên khốc liệt hơn thì Việt Nam với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và là một bên tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tránh bị vạ lây bởi sự đối đầu giữa hai cường quốc.

Khi Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực với hàm ý nhắm vào Trung Quốc thì Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngồi yên. Ví dụ, khi Mỹ gia tăng can dự vào Biển Đông và quan hệ Việt - Mỹ trở nên nồng ấm hơn thì Trung Quốc sẽ tìm cách răn đe Việt Nam, trên mọi phương diện: kinh tế, quân sự, ngoại giao... Các báo cáo về việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam những tháng qua, lập đơn vị quân đội đồn trú tại cái gọi là "thành phố Tam Sa", hay tác động vào Campuchia như tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 45 nhằm vừa phá vỡ áp lực của quốc tế nhắm vào Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, vừa gây chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia (vốn là một mối quan hệ không kém phần trọng yếu đối với an ninh của Việt Nam)... đều cần được lý giải dựa trên những vận động vừa qua trong tam giác quan hệ Mỹ - Việt - Trung lẫn vấn đề Biển Đông.

Đã từng là nạn nhân của cuộc Chiến tranh lạnh thế kỷ 20, Việt Nam sẽ cần thận trọng để không trở thành nạn nhân của một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên viễn cảnh về việc Việt Nam bị cuốn vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc cũng không nên bị thổi phồng, bởi viễn cảnh này còn phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều yếu tố khác nhau trong tương lai. Yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ căng thẳng trong cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc. Khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây, tình trạng phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng về kinh tế hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến cho hai nước không muốn tham gia vào một cuộc đối đầu toàn diện tốn kém như giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.

Ngoài ra, các phát triển trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, lẫn bản thân Việt Nam cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng. Ví dụ, nếu Trung Quốc có nhượng bộ trong tranh chấp Biển Đông, như chấp nhận xem xét lại yêu sách đường lưỡi bò hay cùng ASEAN thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thì hình ảnh Trung Quốc sẽ trở nên bớt đe dọa hơn và vì vậy chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ cũng sẽ trở nên ít thuyết phục hơn. Theo đó, nguy cơ đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như việc các nước nhỏ bị cuốn vào cuộc đối đầu này cũng sẽ giảm xuống.

Tóm lại, tranh chấp Biển Đông với ba tầng xung lực đan xen đang dần mang một sắc thái mới với sự can dự ngày càng sâu sắc của các nước lớn bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong bối cảnh Mỹ dường như đang muốn sử dụng tranh chấp Biển Đông như một công cụ để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bối cảnh này một mặt có thể khiến Trung Quốc buộc phải kiềm chế và giúp cho tranh chấp Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình, mặt khác cũng có thể khiến cuộc tranh chấp thêm phần phức tạp nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn và đối đầu chiến lược Trung - Mỹ trở nên sâu sắc hơn.

Tình hình đó mang lại cho Việt Nam những thuận lợi lẫn thách thức mới trong việc xử lý tranh chấp Biển Đông và giải quyết quan hệ với các nước lớn, đòi hỏi ở Việt Nam hơn lúc nào hết một sự bản lĩnh, khôn ngoan và khéo léo trong việc hoạch định và thực thi các chính sách chiến lược của mình.

Lê Hồng Hiệp là Giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM, và hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia, Canberra.

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
    07:29:22 22/12/2024
    Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
    04:56:46 23/12/2024
    Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
    07:44:20 22/12/2024
    EU tăng cường nhập khẩu dầu NgaEU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
    05:20:44 23/12/2024
    Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
    07:38:31 23/12/2024
    Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
    18:18:01 22/12/2024
    Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
    09:36:27 23/12/2024
    Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
    06:41:57 22/12/2024

    Tin đang nóng

    Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
    19:20:22 23/12/2024
    Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
    20:45:15 23/12/2024
    Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
    17:32:17 23/12/2024
    Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
    19:02:22 23/12/2024
    Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
    19:51:25 23/12/2024
    Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
    20:13:11 23/12/2024
    Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
    21:06:56 23/12/2024
    Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứngMẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng
    18:15:31 23/12/2024

    Tin mới nhất

    Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

    Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

    22:39:57 23/12/2024
    Chiếc máy bay hạng nhẹ đã lao xuống trung tâm một thành phố ở Brazil, khiến toàn bộ 10 người trên khoang thiệt mạng.
    Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump

    Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump

    22:33:55 23/12/2024
    Mẹ của tỷ phú Elon Musk bày tỏ sự tự hào khi thấy con trai mình đang có mối quan hệ tích cực với vị tổng thống đắc cử.
    Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama

    Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama

    22:29:20 23/12/2024
    Washington có thể tìm cách giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama nếu Panama tiếp tục áp phí quá cao đối với các tàu Mỹ sử dụng tuyến đường thủy này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo.
    Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

    Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

    22:18:30 23/12/2024
    Mỹ tỏ ra lưỡng lự trước cơn địa chấn chính trị ở Syria, nơi một chính quyền mới đang hình thành sau cuộc nổi dậy bất ngờ của phe đối lập.
    IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

    IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

    22:12:03 23/12/2024
    Kịch bản chính giả định xung đột sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, trong khi kịch bản xấu hơn dự đoán cuộc chiến tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2026, ảnh hưởng đáng kể đến ổn định kinh tế.
    Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

    Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

    22:09:06 23/12/2024
    Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công tàu sân bay USS Harry S. Truman và bắn hạ máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ ở Biển Đỏ cuối tuần qua.
    Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

    Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

    22:05:39 23/12/2024
    Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đã đề nghị nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tính đến lệnh ngừng bắn với Nga.
    Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

    Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

    21:57:18 23/12/2024
    Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng người đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố Kazan (Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga) hôm 21/12 sẽ phải đối mặt với màn đáp trả hủy diệt.
    Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

    Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

    21:52:33 23/12/2024
    Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
    Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

    Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

    21:30:00 23/12/2024
    Theo Bộ Ngoại giao Jordan, hoạt động này diễn ra tại thủ đô Damascus của Syria. Bộ này cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Safadi và ông Ahmed al-Sharaa bắt tay nhau, song không công bố thêm chi tiết của cuộc...
    Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

    Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

    21:12:24 23/12/2024
    Năm 2023 ghi nhận 148 vụ phạm tội liên quan đến loại súng giả này, phần lớn là các vụ cướp. Vấn đề này tiếp tục trầm trọng sang năm 2024, với 36 vụ được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 11.
    Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

    Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

    21:10:18 23/12/2024
    Mặc dù Berlin là đồng minh quan trọng của Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, nhưng Đức vẫn chần chừ chưa cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine. Điều này khiến Kiev thất vọng.

    Có thể bạn quan tâm

    Bàn thắng của Nguyễn Xuân Son lọt top 2 bàn đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

    Bàn thắng của Nguyễn Xuân Son lọt top 2 bàn đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

    Sao thể thao

    22:50:13 23/12/2024
    Bàn thắng vào lưới tuyển Myanmar của Nguyễn Xuân Son ở lượt trận cuối vòng bảng ASEAN Cup 2024 được bình chọn là một trong những pha lập công đẹp nhất giải đấu.
    Hari Won: Trấn Thành nhìn có vẻ 'hư' nhưng lại rất ngoan

    Hari Won: Trấn Thành nhìn có vẻ 'hư' nhưng lại rất ngoan

    Tv show

    22:49:21 23/12/2024
    Mới đây, khi góp mặt trong một chương trình truyền hình, Hari Won có những tiết lộ thú vị về Trấn Thành, khiến nhiều khán giả thích thú.
    Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang

    Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang

    Tin nổi bật

    22:48:46 23/12/2024
    Sau khi trình diện tại cơ quan công an, tài xế ô tô gây tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong ở TP Tuyên Quang đã có những lời khai ban đầu.
    Elton John kỷ niệm 10 năm ngày cưới với David Furnish

    Elton John kỷ niệm 10 năm ngày cưới với David Furnish

    Sao âu mỹ

    22:47:14 23/12/2024
    Elton John và David Furnish kết hôn vào tháng 12.2014 khi hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại Vương quốc Anh.
    Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

    Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

    Sức khỏe

    22:45:12 23/12/2024
    Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
    Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

    Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

    Hậu trường phim

    22:43:05 23/12/2024
    Việc Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy góp mặt trong phim tết Bộ tứ báo thủ khiến khán giả tranh luận, nghi ngờ về khả năng diễn xuất của các người đẹp này.
    Bằng Kiều ngẫu hứng lên sân khấu nhảy phụ họa cho Thu Minh

    Bằng Kiều ngẫu hứng lên sân khấu nhảy phụ họa cho Thu Minh

    Sao việt

    22:38:49 23/12/2024
    Tại một sự kiện ở Hà Nội, Bằng Kiều không chỉ khoe giọng hát mà còn ngẫu hứng nhảy phụ họa cho đồng nghiệp, tạo nên không khí sôi động.
    Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

    Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

    Góc tâm tình

    22:36:38 23/12/2024
    Chồng tôi 40 tuổi, là kỹ sư IT. Anh vốn là người đàn ông hiền lành, có trách nhiệm và rất thương vợ con. Từ ngày cưới, anh luôn là trụ cột gia đình, mang lại cảm giác an toàn cho tôi và hai con nhỏ.
    Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

    Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

    Pháp luật

    22:31:15 23/12/2024
    Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.
    'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

    'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

    Sao châu á

    22:22:42 23/12/2024
    Xuất hiện tại sự kiện diễn ra hôm 22.12, Clara thu hút ống kính với diện mạo khác lạ. Người đẹp được mệnh danh là bom sex xứ Hàn cũng gây chú ý cùng kiểu tóc ngắn cá tính.
    Anh trai cứu em gái 3 tuổi hóc đồ chơi hé lộ cuộc sống của bà mẹ 5 con

    Anh trai cứu em gái 3 tuổi hóc đồ chơi hé lộ cuộc sống của bà mẹ 5 con

    Netizen

    22:15:45 23/12/2024
    Trong lúc bố mẹ ra ngoài mua thuốc, anh trai phát hiện em gái 3 tuổi rưỡi bị hóc dị vật, liền vỗ lưng rồi nhấc em lên, từ đằng sau đè ép mạnh vào bụng để đẩy món đồ chơi bay ra ngoài.