Ai treo thứ này trong bếp thì phải gỡ ngay: Áp dụng quy tắc 4 tránh – 4 nên để đón may mắn vào nhà
Những quy tắc này sẽ giúp căn bếp của bạn an toàn, tiện lợi và hợp phong thủy hơn.
Những sai lầm khi bày trí nhà bếp cần tránh
Nhà bếp không chỉ là nơi chế biến món ăn mà còn là trái tim của ngôi nhà. Phong thủy nhà bếp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện nguồn năng lượng của gia chủ. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh:
1. Dao kéo đặt ở trên bếp
Trong phong thủy, những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo thường tượng trưng cho những điều không tốt. Do đó, cần đặc biệt lưu ý vị trí đặt những món đồ này. Trong đó vị trí đại kỵ cần tránh đặt dao kéo chính là treo lơ lửng trên tường, đặc biệt là treo ngay trên khu vực bếp nấu.
Phương pháp bày trí dao kéo bằng cách treo trên tường có vẻ thuận tiện nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cao. Trong quá trình nấu ăn, việc vô ý va quệt có thể khiến dao kéo rơi xuống gây nguy hiểm, thậm chí là thương tích cho người dùng. Về mặt phong thủy, chuyên gia Lý Cư Minh nhấn mạnh rằng dao kéo là vật mang sát khí; vì vậy, việc cất chúng trong ngăn kéo hoặc hộp đựng đặc biệt là cách tốt nhất. Đặc biệt, không nên treo dao kéo ở khu vực nấu ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến năng lượng của ngôi nhà.
2. Cửa nhìn thẳng vào bếp
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Cửa chính hoặc cửa sổ nhìn thẳng vào bếp được coi là không tốt trong phong thủy. Điều này có thể gây ra sự mất mát và ảnh hưởng xấu đến sự thịnh vượng của gia chủ. Theo quan niệm của người đi trước, cửa chính là nơi khí vận từ bên ngoài nhập vào và nên được giữ cho sự lưu thông khí được thuận lợi. Khi cửa chính đối diện trực tiếp với bếp, nguồn năng lượng này có thể bị “nấu chín” hoặc “chảy” đi, biểu tượng cho việc tiền bạc và may mắn có thể bị ảnh hưởng.
3. Đặt gương trong bếp
Gương trong phong thủy được xem là vật phản quang và có khả năng phản chiếu năng lượng. Đặt gương trong bếp không chỉ phản chiếu nhiệt và ánh sáng mà còn có thể phản chiếu và nhân đôi sự hỗn loạn, làm tăng năng lượng tiêu cực.
4. Nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh
Đặt nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh là một sai lầm phong thủy nghiêm trọng. Sự gần gũi giữa không gian nấu nướng và nơi tiêu đềm có thể gây ra nguy cơ ô nhiễm chéo và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vận khí trong nhà.
Quy tắc sắp xếp bếp hợp phong thủy
Để khắc phục những lỗi này, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau:
Video đang HOT
1. Vị trí đặt bếp
Theo thuật phong thủy, “nhất vị nhị hướng”, vị trí quan trọng hơn hướng, chính vì vậy khi chọn hướng bếp bạn cần an tọa vị trí đắc khí cho bếp trong ngôi nhà. Bếp nên đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát” để thu hút năng lượng tốt và đẩy lùi khí xấu. Nên đặt bếp ở hướng hợp với cung và bổn mạng của gia chủ.
Các chuyên gia cho rằng, hướng nhà bếp lý tưởng nhất là phía Đông, Đông Nam. Vì đây là hai hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy.
2. Không gian
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Quan niệm phong thủy cho rằng, một căn bếp luôn mở có thể khiến tài lộc bị thất thoát khỏi gia đình. Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, nhà bếp kín đáo sẽ giữ lại mùi thức ăn và hơi dầu mỡ, từ đó tạo ra môi trường ẩm thấp, điều này không có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Một không gian bếp rộng rãi và thông thoáng giúp tiếp nhận nhiều ánh sáng tự nhiên, mang lại cảm giác ấm cúng và đẩy lùi những yếu tố không lành mạnh ra khỏi ngôi nhà.
3. Tránh gió để tụ khí
Bếp nên tựa vào tường và tránh các hướng gió lùa để khí không bị thổi bay, ảnh hưởng tới sự ổn định cũng như vận khí của gia đình.
4. Màu sắc bếp
Theo phong thủy, màu sắc thuộc hành Mộc như màu xanh lá cây sẽ thúc đẩy tương sinh cho căn bếp. Ngoài ra, gam màu trắng cũng được ưa chuộng vì mang lại sự sạch sẽ và sang trọng.
Những lưu ý trên giúp mang đến một không gian bếp đúng đắn theo phong thủy, từ đó thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cách trồng cây cau vàng khỏe đẹp mang đến tài lộc, may mắn
Cau vàng là một trong những loại cây cảnh phong thủy được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy cách trồng cây cau vàng thế nào cho đúng để giúp mang đến nhiều tài lộc và may mắn?
Cây cau vàng là loài thực vật có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, thuộc họ Cau (Arecaceae). Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ châu Phi, được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loài cây này rất được ưa chuộng để làm cây cảnh phong thủy, do những giá trị mà nó mang lại.
Cây cau vàng là giống cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 3-7m, thân cây chia làm nhiều nhánh nhỏ tại gốc, mỗi nhánh lại phát triển tạo thành những tán lá mới. Lá cây có dạng lông chim, mọc thuôn dài với độ dài khoảng 1m, bề rộng từ 20-30cm. Các lá mọc đan xen lẫn nhau, có màu xanh lục pha lẫn màu vàng đẹp mắt. Cây có khả năng ra hoa vào mùa hè, sau đó kết trái tạo thành những quả có màu vàng cam khá bắt mắt.
Ý nghĩa phong thủy của cây cau vàng
Cây cau vàng là loài cây mang lại nhiều giá trị ý nghĩa đối với phong thủy. Sự xum xuê của cành lá được xem như điều may mắn, tốt lành về tài lộc cho người trồng. Ngoài ra loài cây này còn giúp mang đến sự bình an, êm ấm và hạnh phúc cho gia đình.
Bên cạnh đó, cây cau vàng cũng là loại cây cảnh có ích, có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, cây cau vàng có khả năng hấp thụ các chất độc hại có trong không khí như toluene và xylene, nhờ đó mang lại không gian trong lành, tốt cho sức khỏe hô hấp của gia đình bạn.
Cách trồng cây cau vàng tại nhà
Cây cau vàng có thể được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như trồng bằng hạt giống, trồng bằng cây non, tách chồi,... Trong đó phương pháp sử dụng cây non để trồng sẽ là đơn giản nhất, giúp tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc mà vẫn đảm bảo cây xanh tốt và có thể phát triển bền vững.
1. Lựa chọn giống cây
Bạn hãy lựa chọn các loại cây cau vàng non mà có cành lá xanh tốt, cây khỏe mạnh, không bị gãy dập để làm cây giống trồng tại nhà. Ngoài ra cây non khi mua về cần đảm bảo bầu đất còn nguyên vẹn, rễ cây gọn gàng không bị tổn thương.
2. Chuẩn bị chậu trồng
Chậu trồng cây cần phải rộng rãi, thỏa mãn kích thước của bầu đất cây non khi đặt vào bên trong, sao cho cây có thể phát triển tốt mà không cần phải thay chậu. Ngoài ra chậu cây cần có lỗ thoát nước dưới đáy để ngăn ngừa nước ứ đọng.
3. Trồng cây trong chậu
Đất trồng cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây cau vàng. Bên cạnh đó, đất trồng cần có độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt cho cây trồng. Bạn hãy đổ đất vào trong chậu rồi đào một hố ở chính giữa chậu nhằm có thể đặt cây non vào bên trong. Cuối cùng hãy lấp đất lại rồi tưới nước dưỡng ẩm như bình thường. Duy trì tưới dưỡng ẩm từ 10-15 ngày là cây non sẽ đâm rễ để tiếp tục phát triển.
Cách chăm sóc cây cau vàng tốt nhất
Sau khi đã trồng cây cau vàng vào trong chậu, bạn cần chăm sóc cây thường xuyên để giúp cây có được sự phát triển tốt nhất.
1. Tưới nước
Cây cau vàng ưa ẩm ở mức trung bình, do đó bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây để tránh gây ngập úng rễ, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây trồng. Duy trì tưới nước từ 2-3 lần/tuần, có thể tăng thêm nếu thời tiết nắng nóng, khô hạn.
2. Ánh sáng
Cây cau vàng ưa ánh sáng để có thể quang hợp và xanh tốt. Bạn có thể đặt chậu cây ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng chiếu đến. Tuy nhiên hạn chế đặt chậu cây tại những nơi có ánh nắng gay gắt, nhất là vào mùa hè để tránh làm cháy lá, khô héo cây trồng.
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cây cau vàng có thể sinh trưởng tốt nên trong khoảng từ 20-30 độ C. Nếu như quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến cây còi cọc, không cao lớn và khó ra cành lá mới.
4. Cắt tỉa
Thường xuyên cắt tỉa để loại bỏ các cành lá quá dài hoặc bị khô héo, từ đó giúp cây tập trung dinh dưỡng để phát triển các cành lá mới. Đồng thời việc cắt tỉa còn giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh và côn trùng tấn công cây trồng.
5. Phòng sâu bệnh
Phát hiện các loài côn trùng "không mời mà đến" trong khu vườn của bạn để loại bỏ nguy cơ côn trùng, sâu bệnh có thể tấn công chậu cây của bạn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc diệt côn trùng được cho phép mà không gây hại đến cây cau vàng.
Có nên trồng cây cau vàng trước cửa nhà?
Cây cau vàng nói riêng hay bất kỳ các loại cây cau khác nói chung đều là những loại cây dân dã, quen thuộc đối với phong tục và văn hóa của Việt Nam. Nếu trồng cây cau trước nhà sẽ giúp mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn, xua tan đi tà khí, những điều không tốt. Nhờ đó gia đình luôn êm ấm, thu hút vượng khí, đảm bảo tài lộc dồi dào, phát triển.
Tuy việc trồng cây cau vàng trước nhà là rất tốt, tuy nhiên cần tránh trồng chúng đối diện ngay cửa ra vào chính của ngôi nhà. Vì đó là nơi các luồng khí lưu thông, việc trồng cây án ngữ trước cửa nhà sẽ khiến các luồng khí tốt khó có thể lưu thông vào trong nhà, ảnh hưởng đến phong thủy. Do đó mà bạn chỉ nên trồng cây cau vàng trước vườn nhà, tránh trồng chắn ngay tại cửa ra vào nhé.
Cây cau vàng hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây cau vàng rất hợp đối với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy. Do đó nếu như bạn mang 1 trong 2 mệnh này mà trồng cây cau vàng trong nhà sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho bạn.
Những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy sẽ sinh vào các năm: 1953, 1958, 1959, 1966, 1967, 1972, 1973, 1974, 1975, 1980, 1981, 1982, 1983, 1988, 1989, 1996, 1997,...
Cách trồng cây hạnh phúc đúng kỹ thuật, mang lại may mắn, tài lộc Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây hạnh phúc đơn giản, nhanh chóng, cho cây phát triển tốt, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cây hạnh phúc, có tên khoa học là Radermachera sinica, là một loài thực vật thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước...