Ai thắng cử Tổng thống Mỹ, vàng vẫn hưởng lợi?
Sáng nay (16/10), giá vàng thế giới tiếp tục tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Nguyên nhân giúp giá vàng tăng là do nhà đầu tư lo ngại dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát và đàm phán Anh – EU rơi vào nguy hiểm.
Giá vàng thế giới tăng. Ảnh minh họa.
Chốt phiên giao dịch đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường Mỹ đứng ở mức 1.908 USD/oz, tăng 9 USD/oz so với chốt phiên trước tại thị trường này.
Lúc 7 giờ 5 sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường châu Á ở mức 1.905 USD/oz, tăng 6 USD/oz so với cùng thời điểm này sáng qua và giảm nhẹ 2 so với chốt phiên tại thị trường Mỹ trước đó vài giờ.
Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại nước này tăng lên gần 900.000 đơn, cao hơn 820.000 tuần trước đó và cao nhất trong gần 2 tháng qua đã đẩy vàng tăng giá.
Video đang HOT
Cùng với đó, cuộc đàm phán giữa Anh và EU đang rơi vào bết tắc khó có thể thực hiện một thỏa thuận trước ngày 31/12 năm nay. Đây là lo ngại khiến nhà đầu tư mua vàng nhằm tránh rủi ro.
Trước đó, ngày 15/10, các nhà lãnh đạo châu Âu đã yêu cầu Vương quốc Anh nhượng bộ hơn về các quy tắc thương mại để hai bên có thể khơi thông các cuộc đàm phán đang bế tắc.
Trong văn bản kết luận của hội nghị các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels đã thúc giục EU và các nước thành viên chuẩn bị cho kịch bản Anh ra đi mà không có thỏa thuận.
Trưởng đoàn đàm phán Anh David Frost rất thất vọng về những kết luận của Hội nghị thượng đỉnh này và hiểu rằng EU không còn giữ cam kết tăng cường đàm phán để đi đến quan hệ đối tác tương lai như đã hứa.
Tuy nhiên, Anh đã đưa ra đề nghị tiếp tục thảo luận với EU vào tuần tới tại London và tuần sau đó tại Brussels. Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier cho biết, sẽ trao đổi lại nhưng các cuộc đàm phán có thể chỉ kéo dài đến cuối tháng 10, mốc được EU ấn định để các Quốc hội thành viên có đủ thời gian thông qua thỏa thuận trước khi quá trình chuyển đổi Brexit kết thúc vào ngày 31/12.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) trước đó đã cảnh báo “vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước”, EU muốn có một thỏa thuận nhưng “không phải bằng bất cứ giá nào.” Vướng mắc nhất trong đàm phát giữa Anh và EU là quyền đánh bắt cá, cơ chế giải quyết tranh chấp và cạnh tranh công bằng.
Chuyên gia nhậnđịnh, với thị trường 600 triệu dân, khu vực châu Âu với khá nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nếu Brexit không thỏa thuận thì sẽ gây bất ổn cho kinh tế – xã hội trong khu vực. Đây chính là nguyên nhân nhà đàu tư đẩy mạnh mua vàng nhằm tránh rủi to.
Thêm một yếu tố phân tích từ các chuyên gia khiến nhà đầu tư mua vàng để nhằm hưởng lợi trong sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ và ngày 3/11 đó là: Một số chuyên gia phân tích bất kỳ ai thắng cử trong cuộc bầu tử tới thì vàng vẫn tăng lên trên 2.000 USD/oz. Bởi, sau cuộc bầu cử Chỉnh phủ Mỹ sẽ chi tiêu mạnh hơn có thể lên đến 5.000 tỷ USD trong năm tới. Trong khi đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ vẫn giữ lãi suất thấp, điều này sẽ làm đồng USD rẻ đi, đẩy vàng tăng mạnh.
Giá dầu thế giới giảm do căng thẳng Mỹ - Trung
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch chiều 27/5 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có hàm ý phản đối Trung Quốc liên quan tới kế hoạch ban hành luật an ninh mới ở Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong.
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Rzeszow, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN
Tại thị trường London, giá dầu Brent giảm 45 xu Mỹ (1,2%) xuống 35,72 USD/thùng vào lúc 16 giờ 06 phút (giờ Việt Nam) và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 26 xu Mỹ (gần 1%) xuống 34,09 USD/thùng.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tác động tới hoạt động kinh doanh và nhu cầu dầu mỏ vốn đã sụt giảm mạnh do dịch COVID-19.
Dự báo tăng trưởng kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lên giá dầu thô. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cảnh báo kinh tế Khu vực đồng euro có khả năng giảm từ 8% đến 12% trong năm nay.
Giới kinh doanh dầu mỏ cũng đang chú ý đến các tín hiệu về cuộc họp giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6/2020.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 27/5 cho biết đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 20% (400 tỷ USD) trong năm nay do sự bùng phát của dịch COVID-19.
Giá vàng châu Á vẫn gần mức thấp nhất 2 tuần
Giá vàng tại thị trường châu Á trong phiên chiều 27/5 đã giảm xuống sát mức thấp nhất 2 tuần qua trước sự lạc quan về việc mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Vào lúc 14 giờ 42 phút ngày 27/5 (giờ Việt Nam), giá vàng tại thị trường châu Á giảm 0,2% xuống còn 1.707,85 USD/ounce, sau khi đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/5 là 1.703 USD/ounce trong phiên giao dịch trước đó.
Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,5% xuống còn 1.697,60 USD/ounce.
Theo chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak của DailyFx, giá vàng đang chịu ảnh hưởng của tình hình nới lỏng lệnh phong tỏa ở các nước với sự phục hồi một phần các hoạt động kinh tế trong khi căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một rủi ro lớn. Các số liệu công bố ngày 26/5 cho thấy niềm tin tiêu dùng của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã tăng trong tháng 5/2020 trong khi doanh số bán nhà mới ở nước này cao hơn dự kiến.
Tuy vậy, theo một cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), triển vọng hồi phục kinh tế của các nước phát triển trong năm 2020 đã giảm trở lại trong tháng 4/2020 với khả năng kinh tế phục hồi nhanh sau giai đoạn suy giảm dự kiến khó có thể xảy ra. Chuyên gia Spivak cho rằng những hệ quả dài hạn của tình trạng phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan sẽ không sớm "biến mất".
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá palladium tăng 0,6% lên 1.967,72 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,2% lên 831,16 USD/ounce trong khi giá bạc giảm 0,4% xuống còn 17,04 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 14 giờ 18 phút ngày 27/5, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,32 - 48,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Chứng khoán giảm điểm mạnh do lo ngại tái diễn thương chiến Mỹ-Trung Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1.029,79 điểm, hay 4,18%, xuống 23.613,8 điểm. Còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 52,19 điểm, hay 2,68%, xuống 1.895,37 điểm. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN) Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trong phiên 4/5, sau làn sóng bán tháo trên phố Wall do lo ngại cuộc chiến thương mại...