Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời ‘Trump 2.0′?
Nhiều tên tuổ.i nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.
Ông Pompeo (trái) được dự báo có thể đảm nhiệm vị trí bộ trưởng quốc phòng hoặc các vị trí liên quan an ninh quốc gia, tình báo hoặc ngoại giao. ẢNH: AFP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bắt đầu quá trình lựa chọn nội các và các quan chức cấp cao khác trong những tuần tới, sau khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Các ứng viên đang cạnh tranh cho một loạt các vị trí chủ chốt. Theo Reuters, dưới đây là những ứng viên hàng đầu cho những vị trí quan trọng như quốc phòng, tình báo, ngoại giao, thương mại, nhập cư và hoạch định chính sách kinh tế.
Tái đắc cử, ông Trump đặt ai vào ‘danh sách đen’?
ỨNG VIÊN NGOẠI TRƯỞNG
Robert O’Brien
Ông Robert O’Brien (58 tuổ.i) là cố vấn an ninh thứ 4 và cuối cùng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump và đã duy trì mối quan hệ gần gũi với ông. Hai người thường nói chuyện về những vấn đề an ninh quốc gia.
Ông O’Brien vận động tranh cử cho ứng viên phó tổng thống JD Vance tại Arizona hôm 9.10. ẢNH: REUTERS
Ông O’Brien có khả năng sẽ ứng cử chức ngoại trưởng hoặc các chức vụ an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại hàng đầu khác. Ông đã duy trì liên lạc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi Trump rời nhiệm sở, sau khi gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Israel vào tháng 5.
Quan điểm của ông có phần “diều hâu” hơn một số cố vấn khác. Chẳng hạn, ông ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine nhiều hơn so với nhiều thành viên cùng đảng Cộng hòa, và ông là người ủng hộ lệnh cấm TikTok tại Mỹ.
Ông Bill Hagerty (65 tuổ.i) là thượng nghị sĩ đến từ bang Tennessee và từng tham gia tiếp nhận quyền lực của chính quyền ông Trump vào năm 2016. Ông được xem là ứng viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng.
Ông Bill Hagerty được xem là ứng viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng. ẢNH: VĂN PHÒNG THƯỢNG NGHỊ SĨ BILL HAGERTY
Ông Hagerty đã duy trì mối quan hệ vững chắc với hầu hết các phe trong đảng Cộng hòa và có khả năng được thượng viện phê chuẩn dễ dàng. Ông từng là đại sứ Mỹ tại Nhật Bản trong chính quyền ông Trump, vào thời điểm ông chủ Nhà Trắng ca ngợi mối quan hệ nồng ấm của mình với cựu Thủ tướng Abe Shinzo.
Các chính sách của ông Hagerty về cơ bản phù hợp với chính sách của ông Trump. Đầu năm nay, ông đã bỏ phiếu phản đối một gói viện trợ quân sự lớn cho Ukraine.
Ông Marco Rubio (53 tuổ.i), một thượng nghị sĩ đến từ Florida, cũng là ứng viên hàng đầu cho chức ngoại trưởng, với chính sách gần giống ông Trump.
Ông Marco Rubio vận động tranh cử cho ông Trump tại Pennsylvania hôm 4.11. ẢNH: REUTERS
Ông Rubio từ lâu đã tham gia vào các vấn đề đối ngoại tại thượng viện, đặc biệt là những vấn đề liên quan Mỹ La tinh, và ông có mối quan hệ vững chắc trong toàn đảng Cộng hòa.
BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG
Mike Waltz
Là cựu lính đặc nhiệm hiện là hạ nghị sĩ đến từ Florida, ông Mike Waltz (50 tuổ.i) đã khẳng định mình là một trong những người theo đường lối cứng rắn nhất đối với Trung Quốc tại hạ viện. Trong số các dự luật liên quan Trung Quốc mà ông ủng hộ có các biện pháp được thiết kế để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các khoáng sản quan trọng được khai thác ở Trung Quốc.
Ông Waltz phát biểu tại Hội nghị Quốc gia đảng Cộng hòa ở Wisconsin hôm 17.7. ẢNH: REUTERS
Ông Waltz đang nói chuyện với ông Trump và được coi là một ứng viên sáng giá cho chức bộ trưởng quốc phòng.
Mike Pompeo
Ông Mike Pompeo (61 tuổ.i) từng giữ chức giám đốc CIA và ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Trump, được coi là ứng viên hàng đầu cho chức bộ trưởng quốc phòng. Tuy nhiên, ông có thể sẽ đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau liên quan an ninh quốc gia, tình báo hoặc ngoại giao.
Ông Pompeo điều trần tại Hạ viện Mỹ hôm 30.1. ẢNH: REUTERS
Ông Pompeo là một trong những người bảo vệ Ukraine mạnh mẽ nhất trong số các đồng minh thân cận của ông Trump. Lập trường này khiến ông bất đồng quan điểm với hầu hết các nhân vật cấp cao trong nhóm có thể trở thành quan chức cấp cao trong nhiệm kỳ tới.
Tom Cotton
Là một sĩ quan quân đội trước khi trở thành thượng nghị sĩ đại diện Arkansas, ông Tom Cotton (47 tuổ.i) được các nhà tài trợ của Trump yêu mến và là một ứng viên sáng giá cho chức bộ trưởng quốc phòng.
Ông Cotton dự một phiên điều trần tại thượng viện hôm 11.3. ẢNH: REUTERS
Giống như ông Hagerty, ông Cotton từng là ứng viên sáng giá để trở thành người đồng hành với ông Trump, trong những tuần cuối cùng của quá trình lựa chọn ứng viên phó tổng thống để liên danh tranh cử vào tháng 6 và tháng 7.
Ông Cotton đại diện cho phe “diều hâu” thu hẹp của đảng Cộng hòa, luôn ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ngoài ra, các tên tuổ.i sáng giá cho vị trí bộ trưởng tài chính gồm Scott Bessent (cựu cố vấn kinh tế của ông Trump), John Paulson (tỉ phú và là nhà tài trợ lớn cho ông Trump), Larry Kudlow (cựu giám đốc hội đồng kinh tế quốc gia), Robert Lighthizer (cựu đại diện thương mại dưới thời ông Trump) và Howard Lutnick (cựu chủ tịch nhóm chuyển giao của ông Trump).
Về vị trí cố vấn an ninh quốc gia, các ứng viên tiềm năng gồm Richard Grenell (cựu quyền giám đốc tình báo quốc gia dưới thời ông Trump), Keith Kellogg (cựu chánh văn phòng Hội đồng An ninh quốc gia), Tom Homan (cựu quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan).
Mỹ nhấn mạnh cam kết hợp tác với Philippines
Ngày 30/7, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ đã tổ chức hội đàm "2 2" với những người đồng cấp Philippines tại Manila.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang có chuyến công du châu Á để củng cố mạng lưới liên minh khu vực. Trước khi gặp những người đồng cấp Philippines là các ông Enrique Manalo và Gilberto Teodoro, sáng 30/7, hai quan chức Chính phủ Mỹ đã có cuộc gặp xã giao với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.
Chào đón các bộ trưởng Mỹ tại Cung điện Malacanang, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã hoan nghênh việc hai nước duy trì liên lạc thường xuyên để kịp thời xem xét và đán.h giá tình hình và có phản ứng chung phù hợp. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết hai ông Blinken và Austin đã nhắc lại cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ chung. Ngoại trưởng Blinken cũng cho rằng việc hai bên thực hiện đều đặn các cuộc giao lưu cấp cao sẽ thúc đẩy cơ hội đưa hai nước xích lại gần hơn không chỉ về an ninh mà còn về kinh tế. Hai bên cũng đề cập các cách tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các quốc gia như Australia và Nhật Bản để tăng cường pháp quyền, tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ.
Đây là lần thứ 2 Mỹ và Philippines tổ chức các cuộc hội đàm "2 2" sau vòng trước vào tháng 4/2023 tại Washington và là lần đầu tiên diễn ra tại Philippines.
Theo các quan chức Philippines, trong cuộc họp, Washington dự kiến sẽ công bố gói hỗ trợ quốc phòng 500 triệu USD cho Philippines. Hai nước đã tuyên bố vào tháng 4 rằng họ đang hướng tới mục tiêu hoàn tất một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự, được gọi là Thỏa thuận chung về an ninh thông tin quân sự, vào cuối năm 2024. Nhiều khả năng, hai bên sẽ thúc đẩy tiến trình này trong cuộc họp ngày 30/7.
Theo Hiệp ước Phòng thủ chung, Philippines và Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra "cuộc tấ.n côn.g vũ trang" nhằm vào tàu thuyền, máy bay, quân đội và lực lượng bảo vệ bờ biển ở bất kỳ nơi nào tại Thái Bình Dương.
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã đạt được thỏa thuận nhận tội để chấm dứt việc bị giam giữ tại Anh, cho phép ông trở về quê hương Australia và khép lại một cuộc hành trình pháp lý nhiều năm. Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo hồ sơ tại Tòa án Quận phía Bắc...