Ai sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam?
Theo hướng dẫn được thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành, có 10 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên.
Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất cho người tình nguyện – Ảnh: VIỆT DŨNG
Cụ thể, 10 nhóm đối tượng bao gồm:
- Nhân viên y tế
- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
- Lực lượng công an
- Lực lượng quân đội
- Người trên 65 tuổi
- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện nước…
Video đang HOT
- Người mắc các bệnh mãn tính
- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ
Theo hướng dẫn này, vắc xin sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp, dựa trên các tiêu chí: khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do COVID-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông…
Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vắc xin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi 1 cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp.
15-16% dân số được tiêm miễn phí bằng vắc xin COVAX
Về vắc xin sử dụng, Bộ Y tế cho biết chương trình COVAX (Giải pháp tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19 toàn cầu) do Liên minh vắc xin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) và Tổ chức Y tế thế giới đã có thư xác nhận phân bổ 4,8 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 trong quý I-II năm 2021. Loại Việt Nam được viện trợ là AstraZeneca, tương tự loại Việt Nam đặt mua.
Trên cơ sở ước tính hiện tại, chương trình này sẽ cung cấp đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho 15-16% dân số của 92 quốc gia thành viên chương trình, trong đó có Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thanh Long,- Bộ trưởng Bộ Y tế, tổng số vắc xin từ chương trình này cho Việt Nam năm 2021 là 30 triệu liều, trong đó chủ yếu sử dụng vào nửa cuối 2021.
Bộ Y tế cho biết vắc xin do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.
Việc vận chuyển vắc xin tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.
Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có, và khẳng định hệ thống kho lạnh hiện có có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (- 70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vắc xin cần bảo quản ở nhiệt độ này).
Cần 150 triệu liều vắc xin
Phát biểu cuối tuần trước khi giao ban với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết nếu đủ vắc xin cho mọi người dân có chỉ định tiêm chủng, Việt Nam cần 150 triệu liều (mỗi người tiêm 2 mũi).
Ngoài 30 triệu liều được viện trợ kể trên, Việt Nam đã đặt mua và được chấp thuận mua 30 triệu liều, cũng của AstraZeneca. Lô đầu tiên trong số 30 triệu liều này sẽ về Việt Nam vài ngày tới.
Ngoài ra, trong tuần này Bộ Y tế có thể sẽ tiếp tục đàm phán với 1 nhà cung cấp để mua thêm vắcxin. Hiện đã có 3 tỉnh thành là Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thủ tục để mua vắc xin tiêm cho người dân (riêng Hà Nội đề nghị mua 15 triệu liều).
Theo thông tin của Tuổi Trẻ , ngân sách trung ương, địa phương và các mạnh thường quân sẽ tham gia đóng góp để mua vắc xin. Hiện đã có 21 tỉ đồng được 1 ngân hàng chuyển tới “Quỹ vắc xin” tại Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm ngừa cho người dân.
Bản kế hoạch này cũng cho biết Việt Nam có 4 nhà sản xuất vắc xin đang tham gia phát triển vắc xin ngừa COVID-19, trong số này có 2 đơn vị đang thử nghiệm trên người tình nguyện, 1 đơn vị sẽ thử nghiệm từ tháng 3 tới.
Trong đó, tiến độ nhanh nhất là vắc xin Nanocovax của Nanogen, sẽ thử nghiệm giai đoạn 2 trên người tình nguyện từ 26-2 tới.
Phó thủ tướng: 'Truy vết, xét nghiệm tại Tân Sơn Nhất rất thần tốc'
Ông Vũ Đức Đam chiều 6/2 chỉ đạo TP HCM khẩn trương khoanh vùng người liên quan nhân viên Tân Sơn Nhất dương tính nCoV, đảm bảo sân bay hoạt động bình thường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo từ xa cuộc họp do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì tại Viện Pasteur TP HCM chiều 6/2. Ông Đam đánh giá cao TP HCM và Bình Dương đã triển khai chống dịch, truy vết "rất thần tốc, rất tốt".
"Đây là trường hợp đặc biệt ở sân bay Tân Sơn Nhất, cần khoanh vùng nhanh, gọn nhất có thể để vừa đảm bảo chống dịch, vừa không ảnh hưởng hoạt động sân bay", ông Đam nói. Điều thuận lợi là sân bay có hệ thống camera theo dõi, giúp ích rất nhiều quá trình truy vết.
Phó Thủ tướng chỉ đạo TP HCM nhanh chóng rà soát, cách ly những trường hợp cần thiết, đảm bảo sân bay hoạt động bình thường. "Không để Tân Sơn Nhất phải dừng hoạt động, điều này ảnh hưởng rất nguy hiểm, có thể gây tê liệt cả đất nước", ông Đam nói.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP HCM, "bệnh nhân 1979" là nhân viên làm việc xếp hành lý, điều phối hàng trên máy bay, không tiếp xúc hành khách. "Anh cũng nghỉ làm việc từ ngày 2 đến 4/2, ngày 5/2 lên sân bay lấy mẫu xét nghiệm rồi về nhà nên đã giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong sân bay", ông Dũng phân tích.
Từ ngày 30/1 HCDC lấy mẫu xét nghiệm tầm soát toàn bộ nhân viên làm việc tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Đến trưa 5/2, đã lấy được 5.900 mẫu xét nghiệm trên tổng số mẫu dự kiến của nhân viên sân bay là 7.000. Tối 5/2, kết quả ghi nhận 5.899 mẫu âm tính và một mẫu nghi nhiễm là nhân viên này.
Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết khi có thông tin nghi ngờ dương tính, cơ quan đã chủ động phối hợp cùng ngành y tế, họp ngay trong đêm, lập tức truy vết, khoanh vùng những người tiếp xúc. Tối 5/2, cơ quan chức năng xác định 21 trường hợp tiếp xúc gần, khử khuẩn các khu vực nghi ngờ. Công ty an ninh hàng không đã trích xuất camera từng hoạt động của nhân viên này từ 21/1 đến nay.
Trả lời câu hỏi "sân bay Tân Sơn Nhất có phải đóng cửa" của Thứ trưởng Y tế, đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết không có ý định đề xuất đóng cửa sân bay vì nhân viên làm việc tại vị trí không tiếp xúc với hành khách, đã nghỉ làm những ngày gần đây.
"Từ đầu dịch đến giờ, lượng khách về Tân Sơn nhất rất nhiều, cao nhất cả nước, TP HCM đã rất chủ động trong công tác xét nghiệm, đến nay chưa để xảy ra sơ sót", đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam nói.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định: "Vân Đồn có thể đóng cửa sân bay, với Tân Sơn Nhất thì không thể". Do đó, TP HCM phải chống dịch tốt, không để ảnh hưởng phát triển kinh tế.
Thứ trưởng đánh giá cao hoạt động lấy mẫu xét nghiệm giám sát toàn bộ nhân viên sân bay của TP HCM từ 30/1 đến nay, đề nghị đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm hơn 1.000 nhân viên còn lại.
Trưa 6/2, Sở Y tế Bình Dương xác định em trai nhân viên này dương tính Covid-19 ("bệnh nhân 1980"). Hai anh em sống chung nhà ở Chung cư Ehome 4, đường Vĩnh Phú 41, khu phố Hòa Long, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, thuộc diện F1.
Từ đầu đợt dịch liên quan Hải Dương, Quảng Ninh đến nay, TP HCM chỉ ghi nhận một ca nhiễm là "bệnh nhân 1660" từ Hải Dương vào thành phố. Kết quả phân lập gene cho thấy bệnh nhân này nhiễm biến thể nCoV từ Anh, chủng có khả năng lây truyền cao hơn 70% chủng đã biết trước đó.
Như vậy, tổng 9 ngày từ 28/1 đến 6/2, Bộ Y tế ghi nhận 398 ca nhiễm cộng đồng, ở 12 tỉnh thành gồm Hải Dương (290), Quảng Ninh (47), Hà Nội (23), Gia Lai (18), Bình Dương (6), Bắc Ninh (2), Điện Biên (3), Hòa Bình (2), TP HCM (2), Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Giang mỗi nơi một ca. Trong đó ổ dịch lớn tại Quảng Ninh là sân bay Vân Đồn, lây nhiễm trong các nhân viên sân bay.
Bệnh viện Quân y 175 cách ly 21 nhân viên tiếp xúc ca dương tính Bệnh viện Quân y 175 ngày 6/2 cách ly tập trung, xét nghiệm 21 nhân viên tiếp xúc "bệnh nhân 1979" (nam nhân viên Tân Sơn Nhất) khám tại đây trước khi có kết quả dương tính. Làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại Viện Pasteur TP HCM chiều cùng ngày, đại tá, tiến sĩ Trương Đình Cẩm,...