Ai sẽ dẫn dắt sân chơi môi giới BĐS thứ cấp?
Trong khi thị trường Proptech và môi giới bất động sản (BĐS) thứ cấp đang chứng kiến nhiều biến động trong thời gian qua, thì mới đây một đơn vị khác lại đánh dấu sự tham gia sâu hơn bằng việc “trình làng” một hệ sinh thái khá hoàn chỉnh.
Miếng bánh không dễ ăn
Mở đầu quý 2/2022, thị trường và giới đầu tư nhận được nhiều tin sốc. “Gã khổng lồ” thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á hàng loạt nền tảng công nghệ đồng loạt cắt giảm nhân sự. Gần đây nhất, công ty dịch vụ của một startup đình đám trong lĩnh vực proptech Việt vừa tuyên bố giải thể. Những thông tin, sự kiện này được xem là những cú sốc lớn, tác động tiêu cực đến tâm lý giới kinh doanh trên nền tảng công nghệ Việt, thậm chí làm “nao núng” nhiều startup trước dự định dấn thân vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Nhiều năm qua, dù đã xuất hiện những proptech được đầu tư lớn, thị trường màu mỡ này vẫn vận hành tự phát, chủ yếu bởi đội ngũ môi giới tự do. Hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào dẫn dắt thị trường. Hơn hết, thị trường này có biên lợi nhuận khá thấp, chi phí vận hành cao, trong khi hầu hết doanh nghiệp có mô hình hoạt động không rõ ràng gây khó khăn cho việc quản lý.
Hoạt động trong một thị trường đang manh mún và khá phân mảnh, thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ môi giới gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt phải kể đến việc không có hàng để bán, không có khách hàng, thiếu liên kết đội nhóm do không có cơ chế vận hành rõ ràng…
Thực tế, một BĐS thường được ký gửi cho nhiều môi giới nên người môi giới sẽ phải chịu áp lực bán thật nhanh, nếu không nhanh thì sẽ bị người khác bán trước. Với thị trường BĐS thứ cấp, tốc độ bán là cực kỳ quan trọng. Không những thế, trước khi quyết định “xuống tiền”, mỗi khách hàng thường đi xem hàng chục BĐS khác cùng khu vực, cùng phân khúc. Muốn bán được nhà, môi giới phải có hết thông tin nhà bán trong khu vực để đủ “tư liệu” thuyết phục khách hàng. Trong khi đó, nếu một mình môi giới đi tìm kiếm thông tin thì gần như là điều không khả thi.
Liên kết với nhau để xây dựng mạng lưới đội nhóm kinh doanh nhằm mở rộng nguồn hàng và tệp khách hàng là con đường nhiều môi giới nhìn thấy, nhưng không dễ bước đi. Bởi, việc liên kết đòi hỏi cơ chế hợp tác minh bạch và nguồn chi phí cố định để duy trì đội nhóm (văn phòng, trả lương, kế toán, nhân sự)…
Hướng đi nào cho thị trường môi giới BĐS thứ cấp?
Video đang HOT
Được đánh giá là vô cùng tiềm năng nhưng hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường đều chưa đẩy mạnh được hoạt động của mảng môi giới BĐS thứ cấp. Vấn đề không đơn giản chỉ nằm ở việc xây dựng nền tảng hay một cơ chế vận hành mà cần “bệ đỡ” vững chắc từ nguồn hàng (BĐS), nguồn khách hàng và thương hiệu đủ mạnh với chính sách thu nhập hấp dẫn để thu hút lực lượng môi giới tự do gia nhập đội ngũ.
Để đáp ứng được các tiêu chí này, đòi hỏi các nền tảng proptech phải được đầu tư bài bản, không chỉ bởi đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm, mà còn phải sở hữu nền tảng dịch vụ BĐS vững mạnh với cơ chế vận hành hỗ trợ nhau nhịp nhàng, linh hoạt để tận dụng hết những thế mạnh sẵn có giữa các bên tham gia.
Mới đây, thị trường môi giới BĐS thứ cấp xuất hiện thêm gương mặt mới – iHouzz Platform. Được biết, iHouzz Platform thừa hưởng hơn 30.000 sản phẩm sơ cấp giao dịch mỗi năm, hơn 100.000 cộng tác viên trên toàn quốc, nền tảng công nghệ được phát triển bởi đội ngũ tiến sĩ, kỹ sư có nhiều năm sinh sống và làm việc cho những công ty lớn ở các quốc gia phát triển. iHouzz Platform là nền tảng cung cấp một sân chơi chung để các đội nhóm có thể hợp tác, chia sẻ nguồn hàng và nguồn khách hàng với nhau để tối ưu và gia tăng năng suất giao dịch.
Sự xuất hiện của những nền tảng proptech được đầu tư bài bản đang thúc đẩy thị trường môi giới BĐS thứ cấp phát triển mạnh mẽ hơn.
iHouzz Platform không chỉ giúp môi giới quản lý và tìm kiếm nguồn hàng, nguồn khách hàng dễ dàng với tính bảo mật cao mà còn hỗ trợ chi phí tài chính bằng tiền mặt để môi giới có thể sử dụng tìm kiếm khách hàng, phát triển nguồn hàng và phát triển đội ngũ. Đặc biệt, tại iHouzz, đội ngũ môi giới được cung cấp nguồn tài nguyên, bao gồm cả kế toán, thuế phí, nhân sự, hành chính, văn phòng… đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp để cho phép môi giới khởi nghiệp trong lòng iHouzz
Có thể nói, sân chơi môi giới BĐS thứ cấp vẫn là miếng bánh ngon, hấp dẫn các doanh nghiệp gia nhập cuộc chơi. Sự tham gia của các tân binh giàu tiềm lực với nhiều lợi thế cạnh tranh riêng có chắc chắn sẽ thúc đẩy thị trường phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Môi giới bất động sản "vỡ mộng" bỏ nghề khi thị trường hạ nhiệt
Bỏ công việc đang làm để đi môi giới bất động sản với hy vọng có thể kiếm cả trăm triệu đồng mỗi tháng, đổi đời.
Nhưng đến khi bước chân vào nghề mọi thứ đều khác với những mộng tưởng, càng khó khăn hơn khi thị trường hạ nhiệt khiến môi giới ngậm ngùi bỏ nghề.
Kể về câu chuyện bước chân vào nghề môi giới, anh N.T.H (sinh năm 1995, quê gốc tại Thái Bình) nói: "Năm 2017, tôi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, thay vì làm về máy móc như các bạn đại học khác, tôi lại đi làm nhân viên văn phòng ở một côngKể về câu chuyện bước chân vào nghề môi giới, anh N.T.H (sinh năm 1995, quê gốc tại Thái Bình) nói: "Năm 2017, tôi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, thay vì làm về máy móc như các bạn đại học khác, tôi lại đi làm nhân viên văn phòng ở một công ty tại Hà Nội. Tuy nhiên, với mức lương 10 triệu đồng/tháng, tôi chỉ đủ thuê nhà và sinh hoạt hàng ngày, cũng không tiết kiệm được bao nhiêu". ty tại Hà Nội. Tuy nhiên, với mức lương 10 triệu đồng/tháng, tôi chỉ đủ thuê nhà và sinh hoạt hàng ngày, cũng không tiết kiệm được bao nhiêu".
Tuy nhiên, nếu muốn bám trụ lại Thủ đô đòi hỏi anh H. phải có mức thu nhập cao hơn thế mới có cơ hội sở hữu nhà. Đặc biệt, giá nhà tại Hà Nội mấy năm qua liên tục tăng cao, muốn sở hữu một căn chung cư bình dân cũng phải có trong tay vài tỷ đồng. Điều này, càng thôi thúc anh H. bỏ việc đang làm, tiến tới công việc có mức thu nhập cao hơn.
"Ở đây mấy năm, nhiều thứ cần phải chi tiêu, lương văn phòng thì thấp, gia đình tôi cũng không mấy khá giả, mỗi khi gia đình có việc cần tới tiền tôi cũng phải phụ thêm với bố mẹ", anh H. nói.
Anh H. luôn cảm thấy "lép vế" khi mỗi lần ngồi cạnh những người bạn của mình. Mặc dù cùng học chung lớp cấp 3, trước kia học lực cũng chỉ ngang ngửa như nhau nhưng đến nay anh đã tụt khá xa nếu so sánh với mức thu nhập với chúng bạn đang làm nghề môi giới bất động sản.
Không chỉ vượt trội về thu nhập, những người bạn "hai lúa" của anh ngày nào giờ đã có tác phong tự tin, ăn nói lưu loát và kiến thức lĩnh vực nào cũng nói được. Mỗi khi xuất hiện đều quần áo tinh tươm kèm theo đồng hồ, phụ kiện hàng hiệu và xế hộp xịn.
Những điều trên đã khiến anh H. càng chán nản với công việc mỗi ngày 8 tiếng tại văn phòng. Sau 3 năm gắn bó với công việc này, đến cuối năm 2021, anh H. đã xin nghỉ việc và đầu quân cho công ty môi giới bất động sản tại Hà Nội. Như bao người mới vào nghề, anh H. cũng ôm hy vọng có mức thu nhập khủng để đổi đời.
"Nhìn thấy người khác có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi tháng, chắc chắn ai cũng thích thú và ngưỡng mộ. Khi đó, tôi nghĩ nếu chỉ làm công việc văn phòng bình thường mà không có sự trợ giúp từ gia đình, muốn mua nhà ở Hà Nội thì gần như là không thể. Tôi cũng muốn đổi nghề hy vọng sẽ có mức thu nhập tốt", anh H. nói.
Sau 2 tháng đầu tiên, nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp, anh Hải đã có giao dịch đầu tiên. Khi nhận số tiền hoa hồng 30 triệu đồng trong tay, anh cảm thấy vô cùng vui sướng và vẽ thêm những dự định to lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, ngày vui chẳng được bao lâu thì đến đầu năm 2022 thị trường bất động sản xuất hiện nghịch lý giá tăng nhưng giao dịch không có, các động thái kiểm soát từ ngân hàng, lệnh siết phân lô tách thửa tràn lan,...Theo đó, thị trường bất động sản đã hạ nhiệt, cảnh người tranh nhau đi mua đất, không khí ảm đạm bao trùm lên toàn thị trường.
"Tôi cảm thấy vỡ mộng, thật sự trước khi bước chân vào nghề tôi cũng tìm hiểu rất kỹ và được bạn bè truyền lửa, chia sẻ những khó khăn nên tôi cũng biết trước, chỉ duy nhất là khi nào thị trường hạ nhiệt, vắng người mua thì không ai biết trước được.
Ai cũng biết, môi giới bất động sản sống bằng tiền hoa hồng chứ lương hỗ trợ từ công ty cũng chỉ có 2,5 triệu đồng/tháng thì chỉ đủ thuê nhà. Hơn nữa, thời gian qua vì không có giao dịch nào nên tôi phải tiêu cả vào tiền tiết kiệm trước đó", anh H. nói.
Anh H. như rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi tiếp tục bám trụ thì cũng không biết lúc nào thị trường tiếp tục giao dịch sôi động trở lại. Do đó, anh quyết định quay lại với công việc văn phòng.
Tương tự, anh T. (Bắc Giang), trước kia làm công nhân tại một khu công nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua thị trường bất động sản Bắc Giang sôi động, người mua kéo về ngày càng đông. Vì thông thạo địa hình nên anh T. đã bỏ việc để đi làm môi giới bất động sản.
"Tôi cũng có mấy giao dịch trong suốt thời gian làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, nghề này không ổn định, chỉ có giai đoạn sôi động mới kiếm được tiền. Đến khi hạ nhiệt, giao dịch khó, khách vắng. Thấy thế nên tôi cũng bỏ để quay lại làm công nhân", anh T. nói.
Rất nhiều người khi mới bước chân vào nghề môi giới bất động sản, đem theo nhiều ước mơ, hoài bão lớn. Tuy nhiên, khi thị trường gặp khó khăn họ đành "ngậm ngùi" bỏ nghề, tìm công việc khác.
Kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản (MGBĐS) Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực MGBĐS, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động độc lập, nhưng chỉ có khoảng 50.000 người có chứng chỉ hành nghề, chiếm khoảng 10%. Số còn lại hoạt động tự do,...