Ai sẽ bị ung thư? Câu trả lời từ chuyên gia ung bướu sẽ khiến tất cả bất ngờ và đáp án của 10 câu hỏi thường gặp về ung thư ai cũng cần biết
Những câu hỏi phổ biến và quan trọng cung cấp kiến thức cơ bản về căn bệnh đe dọa sức khỏe của nhiều người.
Khi nói đến ung thư, đôi khi những câu hỏi đơn giản nhất lại thường không được đặt ra. Dưới đây là 10 câu hỏi phổ biến và quan trọng do ThS BS Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra giúp mọi người tham khảo:
1. Ai sẽ bị ung thư?
Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư, mặc dù nguy cơ này sẽ tăng lên theo tuổi tác. Nguy cơ mắc ung thư của bạn còn phụ thuộc vào các yếu tố như bạn có hút thuốc hay không, phụ thuộc vào lối sống của bạn như bạn ăn những gì và mức độ bạn tập thể dục ra sao, tiền sử gia đình bị ung thư như thế nào và các yếu tố liên quan đến nơi làm việc và môi trường xung quanh bạn.
2. Bệnh ung thư bắt đầu như thế nào?
Cơ thể con người được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Trong điều kiện bình thường, các tế bào phát triển, nhân lên, già hóa và chết đi. Sau đó, trong hầu hết các trường hợp, chúng được thay thế bằng các tế bào mới. Nhưng đôi khi các tế bào đột biến phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo thành ung thư.
Các khối u trong cơ thể có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Các khối u ác tính có thể xâm lấn và chèn ép các bộ phận khác của cơ thể. Chúng cũng có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, tạo nên các khối u mới ở đó. Quá trình di căn này đại diện cho bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn.
3. Bệnh ung thư có di truyền không?
Đôi khi, ung thư là một căn bệnh di truyền. Điều này được lý giải do ung thư bắt nguồn từ đột biến hoặc sự thay đổi các gen kiểm soát cách các tế bào của chúng ta hoạt động, khiến chúng hoạt động không bình thường. Những đột biến này có thể được di truyền, vì chúng chiếm khoảng 5-10% tổng số các trường hợp ung thư, nhưng cũng có khả năng những thay đổi gen này xảy ra trong suốt cuộc đời của một người do tác động của các yếu tố khác ngoài di truyền.
Khi có tiền sử gia đình mắc các loại ung thư di truyền, xét nghiệm di truyền học thường được khuyến khích thực hiện.
4. Bệnh ung thư có lây không?
Không. Ung thư không giống như bệnh cúm hay truyền nhiễm. Bạn không thể mắc bệnh ung thư từ một người bệnh khác.
5. Có vắc xin phòng ngừa ung thư không?
Không có vắc xin phòng ngừa ung thư. Nhưng có vắc xin phòng ngừa một số loại virus được biết là nguyên nhân gây ung thư, chẳng hạn như virut HPV (HPV) và virut viêm gan B.
Virut HPV có thể gây ung thư và việc chủng ngừa nó có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các loại virut HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung, hậu môn, vòm mũi họng và dương vật, cùng với một số dạng ung thư khác. Thuốc vắc xin phòng ngừa HPV sẽ bảo vệ cơ thể khỏi nhiều chủng vi-rút HPV có khả năng gây ra các loại ung thư này.
Điều này cũng đúng trong mối quan hệ giữa việc nhiễm vi rút viêm gan B với ung thư gan. Tiêm phòng viêm gan B có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan. Nhưng cũng giống như vắc-xin HPV, vắc-xin viêm gan B không tự bảo vệ cơ thể chống lại ung thư gan. Nó chỉ bảo vệ chống lại loại vi rút có khả năng gây nên ung thư gan.
6. Bệnh ung thư có chữa khỏi được không?
Nếu phát hiện sớm, điều trị đúng thì bệnh ung thư hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Khi phương pháp điều trị ung thư có hiệu quả, bác sĩ có thể cho biết ung thư đã thuyên giảm. Sự thuyên giảm một phần xảy ra khi khối u thu nhỏ lại nhưng không biến mất. Bệnh thuyên giảm hoàn toàn có nghĩa là không còn dấu hiệu của khối u.
Khi thời gian bệnh ung thư thuyên giảm hoàn toàn càng lâu thì khả năng tái phát càng ít và đến một thời điểm nào đó, bác sĩ có thể nói rằng bệnh ung thư đã được chữa khỏi.
7. Các giai đoạn của bệnh ung thư, và ý nghĩa của chúng?
Ung thư thường có bốn giai đoạn: I đến IV (1 đến 4). Một số bệnh ung thư thậm chí có giai đoạn 0 (không). Dưới đây là ý nghĩa của các giai đoạn này:
Giai đoạn 0: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư chỉ được tìm thấy ở nơi nó khởi phát và chưa lây lan sang các mô lân cận. Ung thư giai đoạn 0 thường được chữa khỏi hoàn toàn.
Video đang HOT
Giai đoạn I: Giai đoạn này thường biểu hiện một khối u nhỏ hoặc ung thư chưa phát triển, xâm lấn sâu vào các mô lân cận. Đôi khi nó được gọi là ung thư giai đoạn đầu.
Giai đoạn II và III: Thông thường giai đoạn này khối u đã phát triển xâm lấn sâu hơn vào các mô lân cận. Chúng cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, chúng không lây lan đến các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể.
Giai đoạn IV: Ung thư trong giai đoạn này đã lan đến các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Nó có thể được gọi là ung thư di căn hoặc ung thư tiến triển.
8. Bệnh ung thư có triệu chứng không?
Đôi khi, nhưng không phải luôn luôn. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u.
Khi ung thư phát triển, nó có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận và các cấu trúc khác. Sự chèn ép này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.
Một số bệnh ung thư phát triển ở những vị trí mà chúng không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển. Ví dụ: ung thư tuyến tụy thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi nó phát triển đủ lớn để gây chèn ép các cấu trúc khác, gây đau hoặc biểu hiện các dấu hiệu của bệnh vàng da.
Một số dấu hiệu và triệu chứng chung của ung thư có thể bao gồm:
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Sốt Mệt mỏi
Đau đớn
Thay đổi về da
Rối loạn đại, tiểu tiện
Xuất hiện các vết loét không lành
Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường
Dày hoặc có cục ở một phần cơ thể, chẳng hạn như vú
Nuốt vướng, táo bón
Ho dai dẳng hoặc khàn giọng
Hãy nhớ rằng có thể có những nguyên nhân khác lý giải cho những dấu hiệu và triệu chứng này. Cách duy nhất để tìm ra nguyên nhân là đến gặp bác sĩ của bạn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện trong số những triệu chứng này và chúng không qua đi, thì đã đến lúc bạn nên đi khám bác sĩ.
9. Thuốc điều trị ung thư hoạt động như thế nào?
Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng các loại thuốc hóa trị cũng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến các tác dụng phụ trong điều trị.
Các loại thuốc mới hơn, được gọi là thuốc đích, tác động đến các gen hoặc protein được tìm thấy trên tế bào ung thư. Liệu pháp điều trị đích thường ít gây hại cho các tế bào khỏe mạnh hơn hóa trị.
Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn để điều trị ung thư.
10. Khi nào tôi nên đi xét nghiệm ung thư?
Các khuyến nghị về các loại xét nghiệm sàng lọc và độ tuổi bạn nên thực hiện các xét nghiệm này sẽ khác nhau tùy theo từng loại ung thư. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về thời gian và loại xét nghiệm bạn có thể cần thực hiện.
Trao đổi với các chuyên gia
Khi có thắc mắc về bệnh ung thư, điều tốt nhất bạn có thể làm là hỏi các bác sĩ hoặc chuyên gia. Biết sự thật là hết sức quan trọng.
Kiểu "yêu" tưởng tăng hứng thú khiến nhiều người dễ mắc ung thư nhất, có người còn suýt mất mạng
Nhiều cặp đôi thích thử những kiểu quan hệ mới lạ để tăng cảm xúc cho cuộc yêu nhưng hãy cảnh giác với cách yêu này vì nó có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc ung thư.
Một trong những kiểu quan hệ được nhiều cặp đôi yêu thích vì vừa mới lạ lại tăng cảm giác kích thích đó là quan hệ đường miệng. Tuy nhiên đây là hình thức "yêu" khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây ung thư hay mất mạng.
Vợ mắc ung thư cổ tử cung, chồng ung thư miệng vì quan hệ kiểu này
Bác sĩ sản phụ khoa Cai Fengbo từng chia sẻ về trường hợp hai vợ chồng cùng lúc mắc ung thư mà nguyên nhân đến từ một sở thích khi quan hệ tình dục.
Cặp vợ chồng đã kết hôn 20 năm, trước đó người vợ vì mắc ung thư cổ tử cung đã phải cắt bỏ tử cung. 2 năm sau, người chồng tới viện và được phát hiện bị ung thư miệng. Cùng lúc cả hai vợ chồng đều mắc ung thư khiến bác sĩ cũng nảy sinh chút nghi ngờ. Khi tiến hành sinh thiết cho người chồng, bác sĩ phát hiện ra virus trong tế bào ung thư của cả hai vợ chồng đều cùng một gen virus.
Lúc này người chồng mới chia sẻ cả hai có sở thích quan hệ tình dục bằng miệng. Sau khi nghe vậy, bác sĩ liền nghĩ rất có thể người chồng có thể đã nhiễm virus từ vợ do kiểu quan hệ này.
Vì thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng nên người chồng đã nhiễm virus HPV từ vợ. (Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra. Có khoảng 100 loại virus HPV, trong đó có khoảng 40 loại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục con người. 15 loại là được cho vào danh sách những loại virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở người.
Hai loại HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất vì chúng có thể nhiễm sâu vào tử cung của phụ nữ, sau đó phát triển làm thay đổi mô tử cung và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Đây cũng là loại gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,....
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo, hậu môn với người bị nhiễm bệnh. HPV có thể lây lan sang người khác ngay cả khi người bệnh không hề có dấu hiệu hay triệu chứng gì.
Vỡ họng vì "yêu" bằng miệng với bạn trai
Một người đàn ông bị vỡ đường thở khi quan hệ tình dục bằng miệng, đây là chấn thương mà 1 triệu người mới có 1 ca. Chàng trai trẻ Fredy Alanis (Anh) đã phải nhập viện cấp cứu sau khi thực hiện hành vi quan hệ tình dục với bạn trai.
Sau vụ việc, Fredy không ngần ngại chia sẻ trên mạng xã hội về trải nghiệm tình dục đáng nhớ: "Trải nghiệm với "cậu nhỏ" quá lớn và kết thúc trong phòng cấp cứu là điều mà tôi không bao giờ quên. "Cậu nhỏ" của bạn trai đã làm đứt đường thở của tôi."
Fredy cũng chia sẻ khi bị chấn thương, anh không có cảm giác quá tệ. "Tôi cảm thấy đó chỉ là cơn đau nhức ở ngực và nó cũng không quá đau", Fredy nói. " Khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, cơn đau vẫn còn ở ngực và buốt. Lúc này tôi đã khóc vì quá đau và không thể đứng thẳng".
Sau đó, Fredy đã được mẹ bạn trai đưa tới viện. Dù rất xấu hổ nhưng Fredy cũng đành thú nhận với bác sĩ chuyện đã xảy ra tối hôm trước và bác sĩ kết luận anh bị vỡ đường thở.
Mặc dù hiếm gặp nhưng đường thở bị vỡ - còn được gọi là chấn thương khí quản - là nơi khí quản và phế quản bị tổn thương. Nó có thể là hậu quả của chấn thương hoặc đâm xuyên vào cổ họng và có thể rất nghiêm trọng. Nó có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến người bệnh khó thở.
Và nếu không được chăm sóc cấp cứu kịp thời, người bị vỡ đường thở có thể tử vong. Các dấu hiệu cho thấy bạn đã bị vỡ đường thở bao gồm khó thở, ho, giọng nói khàn hoặc khó thở và âm thanh thở bất thường.
Các bác sĩ nói với Fredy những gì xảy ra với anh ấy là rất hiếm, ước tính nó có thể xảy ra một trong một triệu hoặc thậm chí hàng trăm triệu trường hợp.
Suýt chết vì quan hệ bằng miệng
Một nữ bệnh nhân giấu tên đến từ Alicante ở Tây Ban Nha nhập viện vì nghi ngờ bị sốc phản vệ sau khi quan hệ với bạn trai. Cô cho biết bản thân bị dị ứng với penicillin nhưng trước đó không hề uống thuốc hay ăn thực phẩm nào bất thường. Tuy nhiên, cô đã quan hệ với bạn trai và nuốt tinh trùng của anh ta.
Susana Almenara, làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Đa Khoa, Tây Ban Nha, cho biết nhiều khả năng người phụ nữ đã bị dị ứng penicillin do bạn trai đã sử dụng thuốc moxicillin-clavulanic acid - một dạng penicillin - để điều trị nhiễm trùng tai và nữ bệnh nhân đã nuốt tinh trùng của anh ta khi làm "chuyện ấy".
Chỉ vì nuốt tinh dịch của bạn trai khi yêu đường miệng mà người phụ nữ suýt mất mạng. (Ảnh minh họa)
Do đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Y Đa khoa đã nghi ngờ sốc phản vệ của cô đã được kích hoạt do việc quan hệ bằng miệng với người đang sử dụng thuốc. Almenara cũng cảnh báo bất cứ ai bị dị ứng thuốc nên cảnh giác với những nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo họ sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Dị ứng với protein trong tinh dịch đã từng được ghi nhận trong các tài liệu y khoa, gây ra các triệu chứng điển hình xảy ra trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Nhưng phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra bằng cách chuyển các chất gây dị ứng (thuốc hoặc thực phẩm) ở nồng độ thấp vào trong tinh dịch.
Những rủi ro sức khỏe khi quan hệ bằng miệng
Nguy cơ gây ung thư vòm họng
"Quan hệ bằng miệng có thể dẫn đến ung thư vòm họng" - Otis Brawley, Giám đốc Y khoa của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bất cứ ai quan hệ tình dục bằng miệng đều có thể ung thư. Thực chất, nguyên nhân chính dẫn đến ung thư vòm họng là loại virus có tên papillomavirus (HPV). Việc quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng tạo điều kiện cho virus HPV lây từ người này sang người khác. Do đó, nếu bạn có quan hệ tình dục bằng miệng nhưng không tiếp xúc với virus HPV thì nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ không xảy ra.
Theo một nghiên cứu do Tạp chí Y học New Zealand công bố năm 2007, người có quan hệ bằng miệng với ít nhất 6 bạn tình có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn nhiều. Nhiễm trùng HPV ở cổ họng có thể bắt gặp ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến và thường gặp hơn ở những đối tượng nam giới từ 40 - 50 tuổi có quan hệ tình dục khác giới.
Tuy nhiên, so với việc uống rượu và hút thuốc dẫn đến ung thư vòm họng thì ung thư vòm họng do virus gây ra vẫn dễ điều trị hơn. Hiện nay, để hạn chế nguy cơ mắc ung thư vòm họng khi quan hệ bằng miệng thì tiêm vắc xin HPV cũng là một trong những biện pháp nên được cân nhắc.
Mắc bệnh tình dục nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ
Nguy cơ lây truyền các bệnh tình dục khi quan hệ đường miệng khá cao vì mọi người thường không dùng biện pháp an toàn. (Ảnh minh họa)
Khi quan hệ bằng đường miệng, hoàn toàn có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường dục. Các bệnh lây truyền thường gặp nhất phải kể đến lậu, giang mai, herpes,... và một số bệnh với tần suất gặp ít hơn như mụn cóc sinh dục, chlamydia, HIV, viêm gan virus A, B, C,...
Những rủi ro có thể xảy ra khi quan hệ bằng miệng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, hành vi quan hệ cụ thể, quan hệ với bao nhiêu bạn tình,... Do đó, kiểu quan hệ này chưa bao giờ được xem là an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm kể trên sẽ cao hơn nếu miệng có vết loét hoặc vết thương. Sau khi quan hệ bằng đường miệng, không nên đánh răng ngay mà nên vệ sinh trước với nước súc miệng.
Trong hầu hết các nghiên cứu và cuộc khảo sát, đa số mọi người khi quan hệ bằng đường miệng đều không sử dụng biện pháp bảo vệ. Điều này có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc sự coi thường, chủ quan về nguy cơ mắc bệnh.
Cách phòng tránh bệnh khi quan hệ bằng miệng
Nếu muốn quan hệ đường miệng an toàn, các cặp đôi nên lưu ý những điều sau:
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như bao cao su, tấm chắn miệng,...
- Không quan hệ với nhiều người, chung thủy với một bạn tình không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Cô gái 26 tuổi buồng trứng lão hóa như người 50 tuổi, "thủ phạm" là thứ rất nhiều người gặp Cô gái Tiểu Lệ, 26 tuổi, đột nhiên thời gian dài không xuất hiện kinh nguyệt, đi khám bác sĩ phát hiện cô đã bước vào thời kỳ mãn kinh. Cô gái trẻ 26 tuổi, buồng trứng lão hóa như người 56 tuổi Cô gái 26 tuổi Tiểu Lệ đang làm công việc bán hàng, thường xuyên phải thức khuya và tăng ca,...