Ai qua mấy nhịp cầu tre?
Người ở thành phố tất nhiên không thấy một loại cầu bắc qua mương, qua kênh, qua rạch… gọi là cầu tre.
Nhưng người ở thôn quê hoặc người ở thành phố gốc quê dĩ nhiên đã biết hoặc từng đi trên những cây cầu tre này. Loại cây lá nhỏ, cành nhánh rậm rạp, mọc thành bụi được trồng làm hàng rào quanh nhà ở thôn quê ngày xưa.
Tre để bắc cầu là loại tre già, lớp vỏ ngoài của thân cây tre đã ngả màu ửng vàng, rất cứng, bền chắc. Người ta đốn xuống bắc qua kênh, rạch, mương vườn để tiện việc lưu thông cho người đi bộ ở miệt rẫy, miệt vườn. Thường cầu tre được bắc sóng đôi, hai cây tre sát nhau cho dễ đi. Nếu kênh, rạch rộng, hai bờ xa, cầu tre phải bắc nối nhau hai nhịp, hoặc ba nhịp, mỗi nhịp có hai cây tre đóng sâu xuống đáy rạch, đáy kênh chéo nhau để làm giá đỡ cho nhịp cầu và thêm tay vịn cho người đi khỏi té, nhất là vào mùa mưa, bùn sình trơn trợt.
Hình ảnh cây cầu tre gắn liền với kỷ niệm, ký ức tuổi thơ của đời người nên đã đi vào ca dao, vào câu hát ru em trước khi có những bài hát nói về nét đẹp của cầu tre. Mấy câu ca dao, điệu ví ngày xưa đã trở thành bài hát ru em nói về hình ảnh của cây cầu tre ai cũng biết:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Khổ thơ lục bát xuất phát từ dân gian theo cách truyền khẩu này mang đầy hình ảnh và tình tự của người mẹ thuần Việt ngày trước ngồi bên cánh võng hát ru con ngủ đã theo tôi qua hết tháng năm dài tới nay đã hơn nửa đời người. Mỗi lần nhớ đến, nghĩ đến tâm hồn tôi luôn rung động một cách sâu sắc, mãnh liệt.
Cầu ván thì quá sang trọng, chắc chắn phải đóng đinh rồi, còn cầu tre không thể đóng đinh mà phải buộc dây, có khi là dây thừng, có khi lấy dây mây ven bờ rạch, bờ kênh để cột, vì cầu tre chiếc (một cây tre) hay cầu tre đôi (hai cây tre bắc song song) luôn chông chênh theo vị thế từ bờ rạch, bờ kênh bên này nhỏng cao lên, khoảng giữa dòng nước chảy xiết và thấp dần xuống sát bờ rạch, bờ kênh bên kia.
Video đang HOT
Cầu tre không thể bắc chõng chơ trên dòng nước vì nó lắt lẻo, rất khó đi, nhất là vào mùa mưa, chân lấm bùn leo lên cầu tre dễ té do trơn trợt. Cầu tre phải có tay vịn, và người đi trên cầu tre bước đi luôn gập ghềnh, xiêu vẹo, chông chênh và đó là hình ảnh người mẹ đơn thân nuôi con giữa xã hội phong kiến, một mình dắt con đi qua năm tháng, có đoạn phải đi trường học, có đoạn phải đi trường đời, nó giống như những người mẹ quê nhọc nhằn bước qua những đoạn cầu tre.
Nếu một người đàn ông có trái tim nhạy cảm, nghĩ thấm sâu hơn chắc chắn sẽ ngậm ngùi rơi nước mắt về người phụ nữ và đứa con thơ mình đã bỏ rơi trên hai đoạn đường đó với mấy nhịp cầu tre lắt lẻo.
Có lẽ bị ám ảnh bởi bài hát ru em này từ ngày thơ ấu khi mẹ tôi hát ru tôi ngủ, rồi tới những đứa em tôi sau đó ở căn nhà lá bên sông nơi quê ngoại nên bây giờ mỗi lần về quê tôi thường đi sâu vào các thớt vườn dừa để qua một con rạch, để được đi lại mấy cây cầu tre lắt lẻo đầy hình tượng và cảm xúc dạt dào kia. Nhưng ngay cả quê làng tôi, được xem là nghèo nhất của mảnh đất quê nghèo nhiều sông rạch, kênh mương cầu tre cũng rất hiếm.
Hầu hết những cây cầu tre xưa mà tôi từng đi qua thuở ấu thơ, có thể là đi học, đi chơi, đi câu cá, đi hái bần, đi soi cua, soi ếch ban đêm, đi tắm vào buổi trưa, buổi chiều… đều đã được thay bằng cầu đúc bê-tông xi-măng. Con rạch Cầu Lộ và rạch Xẻo Bần, Xẻo Lá nối hai xã Phú Vang – Lộc Thuận có hai cây cầu ván ngày xưa, giờ cũng có cầu bê-tông rộng rãi, khang trang, xe ô-tô con chạy qua được.
Tìm mãi, đi mãi theo những lối mòn lúc nhớ lúc quên, cuối cùng tôi cũng đến được con xẻo ngày xưa qua nhà cô bạn gái học cùng lớp thời tiểu học. Và chỉ ở đây, một vùng sâu, vùng xa sau khi băng qua không biết bao nhiêu thớt vườn dừa bạt ngàn mới thấy sót lại một cây cầu tre bắc qua con xẻo dừa nước gọi là Xẻo Lá xen lẫn những cây bần rậm rạp đang mùa bông trắng xóa.
Cây cầu tre bắc qua xẻo, bên kia là ngôi nhà của cô bạn gái, giờ lợp mái tôn fipro xi-măng thay cho mái lá, tường gạch không tô, một gian nới rộng thành ba gian. Nhưng cây cầu tre thì vẫn như cũ, chỉ một cây tre đơn chiếc gá vào hai cây trụ chống bắt chéo hình tam giác giữa dòng nước. Rồi từ đó, một cây tre đơn chiếc khác nối tới bờ xẻo bên kia.
Tôi bước chậm đi qua, tay nắm chắc thanh vịn, vô cùng cẩn thận, không phải vì sợ té xuống nước mà vì sợ mau qua khỏi cây cầu tre lắt lẻo. Ừ, quả đúng như câu hát ru em, từ ngày mẹ hát đưa tôi, đưa em tôi ngủ trên cánh võng tuổi thơ cho tới bây giờ, cầu tre luôn lắt lẻo.
Nhưng cầu tre qua xẻo dừa nước lưa thưa, tán bần rợp trời hoa trắng càng lắt lẻo hơn khi tôi bước trở về. Cô bạn nhỏ ngày xưa thời tiểu học đã có chồng Đài Loan, đang ở Cao Hùng. Ngôi nhà giờ chỉ còn ông bà già và đứa em trai tàn tật bẩm sinh không nói được chỉ ú ớ khi nhận ra tôi là người quen và chỉ tay ra cây cầu tre bắc qua xẻo gục gặc đầu ú ớ chẳng biết nói gì, nhưng dáng chừng rất xúc động.
Tôi bước qua cây cầu tre lắt lẻo, lần này lắt lẻo cả đôi chân. Tôi bước nhanh hơn để mau qua khỏi cây cầu kỷ niệm.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Chuyên gia tâm lý chỉ ra mẫu phụ nữ thường bị bỏ rơi: Hóa ra "Loanh quanh lỗi cũng tại đàn ông hết!"
Anh Sơn đúc kết những chia sẻ rất hay về 2 kiểu phụ nữ rất dễ đẩy mình vào thế thất bại trong một mối quan hệ.
Chúng ta thường bàn luận về những chủ đề: Phụ nữ khôn khéo, đàn bà bản lĩnh hay nghệ thuật giữ chồng. Mỗi người lại rỉ tai nhau vài cách hay thế nhưng mọi thứ vẫn chỉ là lý thuyết, bạn chẳng thấy thành công khi áp dụng vào tình yêu, cuộc sống hôn nhân của mình.
Mới đây Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Đinh Thái Sơn đã chia sẻ quan điểm về 2 kiểu phụ nữ rất sâu sắc, thấm thía. Đó là "những mẫu phụ nữ thường bị bỏ rơi".
"Đúc kết sau một thời gian làm việc nhiều với khách hàng nữ, mới thấy có những điều tưởng như phụ nữ đang ra sức phấn đấu cho sự tốt đẹp hơn thì lại tác dụng ngược. Điều này không mang tính kết luận tổng quát nhưng rất đáng suy ngẫm.
Chuyên gia Đinh Thái Sơn là khách mời quen thuộc trong các show như "Chuyện đêm cuối tuần" - VTV3, "Chuyện đêm muộn" - VTV1, Bí mật tạo hóa của VTV3 và là host chuyên mục "Ngôi nhà giới tính" - VTV2.
Tôi sẽ dùng từ đàn bà để gọi thay cho những người phụ nữ đã nhiều kinh qua, trải nghiệm.
Có hai mẫu đàn bà thường bị bỏ rơi, một là đàn bà quá mạnh mẽ, hai là đàn bà quá mức đa nghi.
Không phải đàn bà mạnh mẽ và đa nghi không tốt, chỉ đơn giản là đàn ông không thích và cảm thấy những người phụ nữ như vậy không thích hợp để cùng nhau đi đến cuối đời".
Đàn bà mạnh mẽ là do đàn ông mà thành
Anh Sơn cũng giải thích rõ hơn về quan điểm của mình như sau:
"Đàn bà mạnh mẽ thì khiến đàn ông không có cảm giác được chở che, được bảo vệ cho họ. Đàn bà đa nghi thì khiến đàn ông áp lực, không thoải mái và mất đi sự tự do. Hiểu thấu đáo lý do tại sao đàn bà lại như thế thì mới thấy có nguyên do sâu xa. Sự mạnh mẽ của đàn bà không phải tự nhiên mà hình thành, sự đa nghi của đàn bà chẳng phải tự nhiên mà nảy sinh. Loanh quanh cũng lỗi tại đàn ông hết!
Cũng chính là vì người đàn ông bên cạnh chưa đủ tài giỏi mà đàn bà phải mạnh mẽ. Tài giỏi không phải ở chỗ người đàn ông bên cạnh họ kiếm ra bao nhiêu tiền, địa vị cao bao nhiêu, mà người đàn ông ấy chưa đủ tài giỏi khiến người phụ nữ của mình an lòng, và khiến cô ấy tình nguyện buông xuống sự mạnh mẽ và kiêu ngạo, tự nguyện lột xuống lớp mặt nạ ngụy trang để có thể yếu đuối bên cạnh người đàn ông của mình.
Nếu như một trong những mối quan hệ tình cảm, đàn bà còn mạnh mẽ, còn kiên cường và ngày một mạnh mẽ hơn, thì tức là họ đã yêu sai người. Chị em cứ thử kiểm nghiệm điều này có đúng không. Chị nào cứ vỗ ngực bồm bộp và mạnh mồm nói sống tốt không cần đàn ông, ấy là đang cố giấu đi khoảng trống hẫng hụt mà họ khát khao ở một người đàn ông tốt. Đàn bà sinh ra đã là phận mềm yếu, không có người đàn bà nào mạnh mẽ, chỉ có người đàn bà cố tỏ ra mạnh mẽ để bảo vệ chính mình. Nhưng đàn bà sẽ thôi bảo vệ chính mình, thôi kiên cường khi có người bao dung tình nguyện bảo vệ họ.
Sự đa nghi của đàn bà không tự nhiên mà có
Là 1 người từng gỡ rối cho rất nhiều phụ nữ, anh Sơn khẳng định: "Còn sự đa nghi của đàn bà không tự nhiên mà có. Sự đa nghi của đàn bà chính là biểu hiện của một niềm tin đã từng vỡ nát, niềm tin để sai chỗ. Khi người đàn bà của bạn đa nghi, đừng hờn trách tại sao họ lại thế, mà hãy nghĩ rằng mình đã từng sai ở đâu, lỗi lầm thế nào khiến họ mất niềm tin. Bởi khi đàn bà đa nghi, đàn ông khó chịu một thì lòng họ bứt rứt mười. Mỗi đa nghi của đàn bà đồng nghĩa với sự khổ tâm của họ.
Cho nên sự mạnh mẽ của đàn bà không phải bẩm sinh, mà do tổn thương hình thành. Nếu nói theo ngôn ngữ xã hội học thì ứng xử của đàn bà cũng là một sản phẩm được xã hội hóa thôi. Không ai vừa sinh ra đã kiên cường, mà mọi sự mạnh mẽ hay kiên cường của đàn bà đều do dòng đời hun đúc, do tổn thương vẽ thành. Trời sinh đàn ông mạnh mẽ, đàn bà yếu mềm. Điều này thì lại càng rõ ràng với văn hóa Việt Nam còn đầy dư âm bất bình đẳng giới nên đàn bà cứ phải mạnh mẽ như là tự nhiên vậy.
Ảnh minh họa
Tính đa nghi của đàn bà không phải tự nhiên sinh ra, mà chỉ do niềm tin cạn kiệt, tin tưởng bao nhiêu thất vọng bấy nhiêu, từng thất vọng mới nảy sinh đa nghi, từng rất yêu mới hình thành ngờ vực. Thương lắm, đàn bà mạnh mẽ cần được yêu thương và đàn bà đa nghi cần được trân trọng. Bởi tất cả sự mạnh mẽ hay đa nghi, ẩn sâu đằng sau đều là đau khổ. Vì thế mới có câu nói rằng phụ nữ nếu gặp được người đàn ông tốt thì cả đời chẳng cần phải trưởng thành nữa. Một người phụ nữ càng mạnh mẽ, thành thục cũng bởi vì cô ấy chưa gặp được người đàn ông đủ tốt mà thôi".
Để giải quyết những vấn đề trên chuyên gia Đinh Thái Sơn kết luận:
"Vậy, đàn bà muốn hạnh phúc thì phải thấu hiểu mình trước đã. Hiểu mình hiểu người rất quan trọng, đừng đổ lỗi cho đàn ông. Tập trung vào giữ sắc, giữ vững tinh thần chứ đừng đa nghi, ghen tuông. Đàn ông lúc đó sẽ thấy người phụ nữ của mình khí chất và quý giá - nếu để mất cô ấy thì tiếc lắm, nên sẽ đối đãi tử tế lại. Với mẫu phụ nữ này thì phi công già trẻ xếp hàng dài dài đợi lên máy bay ấy chứ!".
Quan hệ quá đà, nam thanh niên khổ sở vì 'trên bảo dưới không nghe' Nam thanh niên 28 tuổi (quê Lạng Sơn) đến khám tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do có tình trạng "trên bảo dưới không nghe" suốt thời gian dài. Bệnh nhân chia sẻ, anh vô cùng bi quan, mệt mỏi vì "cậu nhỏ" không thể cương cứng mỗi khi gần gũi bạn gái. Thấy bạn gái thất vọng,...