Ai phải gánh hệ lụy kinh tế từ biểu tình ở Hongkong?
Biểu tình bất phục tùng dân sự ở Hongkongmặc dù mới kéo dài chưa đầy 1 tuần, nhưng đã bắt đầu có tác động không chỉ với đời sống của người dân mà còn cả kinh tế địa phương. Nếu tiếp diễn, biểu tình có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với Hongkongmột trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu châu lục. Nhưng người chịu thiệt hại kinh tế nặng nề nhất do biến động chính trị ở đặc khu này sẽ là Trung Quốc đại lục.
Người Hongkong vẫn đổ ra đường biểu tình phản đối quy định bầu cử lãnh đạo mới
Giao thông ách tắc rối loạn, các hoạt động công cán làm ăn của giới doanh nhân bị gián đoạn chỉ là một vài ảnh hưởng có thể cảm nhận thấy ngay ở vùng lãnh thổ được hưởng quy chế đặc biệt “một nước hai chế độ” của Trung Quốc này.
Những thiệt hại tài chính ngắn hạn ở đặc khu chỉ có 7 triệu dân nhưng lại có tiềm lực kinh tế ngang ngửa với Philippines, Chile, thậm chí cả Ai Cập này cũng đã bắt đầu đo đếm được.
Chỉ số thị trường chứng khoán ở địa phương đã rớt xuống 7,3% ngay trong tháng 9. Một số ngân hàng đã phải tạm thời dịch chuyển trụ sở ra vùng ngoại ô để tránh bị gián đoạn hoạt động do biểu tình. Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế châu Á Gareth Leather của Capital Economics, tình hình rối loạn hiện tại cũng có thể tác động đến giá bất động sản ở Hongkongvốn đã tăng gấp 2 lần kể từ năm 2009, gây tổn thương cho các ngân hàng có danh mục cho vay bất động sản lớn.
Vẫn theo ông Leather, nếu các cuộc biểu tình kéo dài, “hai ngành du lịch và thương mại – hiện chiếm tỷ trọng 10% GDP của Hongkong, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Và khi đó, kinh tế Hongkong sẽ rơi vào suy thoái là điều không tránh khỏi”.
Tuy nhiên, hậu quả về mặt tài chính trong trường hợp biểu tình lan rộng, kéo dài và trở nên nghiêm trọng mới là điều đáng lo ngại nhất. Bởi Hongkong là một mắt xích quan trọng trong guồng máy tư bản không chỉ ở khu vực châu Á, với hàng trăm tỷ USD mỗi ngày được giao dịch tại đây, qua các thị trường trao đổi tiền tệ, mua bán nguyên vật liệu cơ bản, vốn liên ngân hàng…
Thị trường chứng khoán Hongkong còn được coi là thị trường hoạt động hiệu quả đứng thứ 3 thế giới sau New York và London, đồng thời là nơi niêm yết vốn của các tập đoàn kinh tế trọng yếu của Trung Quốc như: Tập đoàn Dầu khí PetroChina, ngân hàng HSBC, tập đoàn viễn thông China Mobil…
Trong kịch bản xấu nhất, để giải phóng các trục đường huyết mạch thương mại chính, chính quyền Hongkong có thể sẽ phải huy động cảnh sát chống bạo động giải tán biểu tình. Và cũng không loại trừ khả năng quân đội Trung Quốc đồn trú ở Hongkong sẽ can thiệp và việc can thiệp này là hợp pháp, bởi trong thoả thuận chuyển giao năm 1997 có điều khoản chính quyền Hongkong có thể đề nghị quân đội đại lục giúp đỡ trong trường hợp “cần duy trì trật tự và cứu trợ thiên tai”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây sẽ là một kịch bản có nhiều rủi ro nhất với hình ảnh của Hongkong – một trung tâm tài chính hàng đầu, vẫn duy trì được môi trường pháp quyền ổn định với các quy định, chính sách về đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, năng động. Khi đó, Bắc Kinh sẽ là người chịu thiệt hại hơn cả, bởi Hongkong vốn được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của Hoa lục. Xa hơn nữa, biến động chính trị ở Hongkong còn có thể kéo theo những hệ lụy không nhỏ với các trung tâm tài chính khác của Trung Quốc như Thượng Hải, Thâm Quyến.
Theo nhà tư vấn tài chính Mark Yeandle của tập đoàn Z/Yen, trong bối cảnh hệ thống tài chính toàn cầu đã kết nối chặt chẽ như hiện nay, các dòng vốn có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng. Sự không chắc chắn về tương lai của Hongkong đương nhiên sẽ giúp Singapore vươn lên, chiếm thị phần ngày càng lớn trong thị trường tài chính châu Á, nhờ chất lượng cuộc sống, triển vọng quốc tế và các chính sách cởi mở cho doanh nhân của đảo quốc này.
Theo Petrotimes
Những chuyện chỉ có ở Hồng Kông
Theo BBC, biểu tình là hoạt động xảy ra ở nhiều nơi, nhưng cuộc biểu tình hiện đang diễn ra ở Hồng Kông có những đặc thù riêng của mình.
Người biểu tình ở Hồng Kông cầm ô che mưa cho cảnh sát.
Theo BBC, biểu tình là hoạt động xảy ra ở nhiều nơi, nhưng cuộc biểu tình hiện đang diễn ra ở Hồng Kông có những đặc thù riêng của mình.
Làm bài tập ở nhà
Cuộc biểu tình hiện nay thuộc diện lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều năm qua. Thế nhưng nó diễn ra một cách hết sức trật tự, ngăn nắp. Nhiều sinh viên tham gia biểu tình vẫn dành thời gian để làm bài tập về nhà, như trong bức ảnh dưới đây của Richard Frost, Bloomberg News, đăng trên mạng Twitter.
Những chuyện chỉ có ở Hồng Kông.
Xin lỗi vì dựng rào chắn
Lối vào ga tàu điện ngầm Causeway Bay đang bị người biểu tình chặn bằng hàng rào và dựng biểu ngữ kêu gọi dân chủ.
Thế nhưng họ cũng cẩn thận gài thêm một tấm biển, trên có dòng chữ: "Xin lỗi quý vị về sự bất tiện có thể xảy ra".
Ảnh trên là của Collier Nogues, người hiện sống ở Hồng Kông. Ông cũng nhận xét sự hào phóng và lịch thiệp "thể hiện ở mọi nơi, mọi chốn mà tôi qua chiều hôm nay".
Gần đó, người biểu tình cũng xin lỗi vì đã chắn đường.
Gần đó, người biểu tình cũng xin lỗi vì đã chắn đường.
Vệ sinh cá nhân
Nhà báo Hồng Kông Tom Grundy chụp bức hình này, trong đó một người biểu tình mời mọi người phun nước thơm lên áo để vệ sinh thân thể. Thời tiết nóng, nhiệt độ cao và đông đúc làm người ta dễ toát mồ hôi.
Và khi ra đường làm phóng sự, Martin Yip của BBC cũng chứng kiến cảnh người tình nguyện phun nước mát lên những người biểu tình để giúp họ giải nhiệt.
Và khi ra đường làm phóng sự, Martin Yip của BBC cũng chứng kiến cảnh người tình nguyện phun nước mát lên những người biểu tình để giúp họ giải nhiệt.
Gọn gàng ngăn nắp nhất thế giới
Phóng viên BBC Saira Asher nhận xét rằng người biểu tình hết sức cần mẫn dọn dẹp sau mỗi ngày. "Buổi sáng, người biểu tình dọn hết rác thải từ đoàn người trong đêm. Các sinh viên nhặt đầu mẩu thuốc lá và chai nhựa, một số khác phân phát bánh mì ăn sáng".
Bởi vậy mà các mạng xã hội gọi họ là "những người biểu tình lịch sự nhất thế giới".
Những người dân khác cũng tổ chức thu gom rác thải để tái chế.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tường thuật vụ một người đàn ông ném trứng vào đoàn biểu tình ở Causeway Bay, miệng hét: "Về đi học đi, đừng chắn đường nữa!". Các sinh viên biểu tình phản ứng bằng cách dọn dẹp những gì ông ta ném ra.
Theo ntd/Bizlive
Trung Quốc đau đầu trước "quả bom bất ổn" Hong Kong Tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, thậm chí tên lửa hạt nhân cũng chưa làm Trung Quốc tan rã, nhưng những "quả bom bất ổn" thì có thế. Chính sách "Một nước hai chế độ" chẳng phải là sự "sáng tạo về lý luận" về CNXH mang màu sắc Trung Quốc của "đồng chí Đặng" mà là sự lặp lại hình...