Ái nữ Tổng thống Trump có thể trở thành chủ tịch Worldbank
Theo Financial Times, Ivanka Trump, con gái và đồng thời là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đang có cơ hội trở thành chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới (WB).
Đương kim chủ tịch Jim Yong Kim sẽ từ chức vào ngày 1/2 để gia nhập một công ty chuyên về đầu tư cơ sở hạ tầng, sớm hơn gần 3 năm so với thời hạn nhiệm kỳ của ông. Việc từ chức đột ngột này có khả năng liên quan đến căng thẳng giữa ông với chính quyền Trump về Trung Quốc.
Sau khi ông Kim từ chức, ban lãnh đạo WB mới đây ra thông báo sẽ bắt đầu chấp nhận các đề cử vào đầu tháng tới và bầu ra tân Chủ tịch vào giữa tháng 4.
Ivanka không có nền tảng về thương mại quốc tế, nhưng bà là một nữ doanh nhân được nhiều người biết đến. Ivanka đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của gia đình ông Trump và cũng từng làm chủ thương hiệu thời trang riêng của mình.
Năm 2017, bà Ivanka Trump đã vận động gây quỹ 01 tỉ USD cho WB từ nguồn hỗ trợ của Saudi Arabia để thúc đẩy khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của phụ nữ.
Ái nữ nhà ông Trump
Video đang HOT
Bà Ivanka Trump rời công ty của gia đình sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2017 và đảm nhận một vị trí cấp cao tại Nhà Trắng. Con gái lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, xếp thứ 19 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2017.
Ivanka Trump sinh năm 1981, cao 1,8m, từng là người mẫu cho nhiều nhãn hiệu thời trang như Tommy Hilfiger, Sassoon Jeans ngoài ra cô cũng xuất hiện trên nhiều tạp chí danh tiếng như Stuff, Forbes, Golf, Avenue, Elle…Năm 2007, Ivanka được tạp chí Maxim đưa vào danh sách 100 mỹ nhân hấp dẫn nhất thế giới.
Bà nằm trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực
Bộ Tài chính Mỹ đang bắt đầu quá trình đánh giá nội bộ để chọn ra một ứng cử viên và mong muốn được làm việc với các thống đốc để chọn một nhà lãnh đạo mới.
Ngoài bà Ivanka Trump và bà Nikki Haley, những cái tên khác được đề cử bao gồm Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass và ông Mark Green, người đứng đầu Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ.
Theo thông lệ, lãnh đạo của WB sẽ do cổ đông lớn nhất – Mỹ lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay, những ứng cử viên do Mỹ đề cử không còn được đảm bảo chắc chắn sẽ được bầu làm Chủ tịch WB.
Nam Hải
Theo VietNamnet
Cảnh báo xung đột thương mại Mỹ -Trung thành chiến tranh 'hạt nhân'
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí Christopher Ford nói với tờ báo Financial Times cho biết Mỹ cảnh báo nước Anh về những mối nguy hiểm khi hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Theo ông Ford, Trung Quốc có thể lợi dụng các dự án mới ở nước ngoài với sự tham gia của Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc để lấy cắp công nghệ và xây dựng tiềm năng hạt nhân quân sự cho mình. Sputnik phân tích tình huống trong đó có sự lẫn lộn mục tiêu chính trị và kinh tế.
Sự tham gia của Trung Quốc vào công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Anh trong 20 năm qua tại Hinckley Point từ lâu đã là mục tiêu tấn công của các chính trị gia, chuyên gia Mỹ và châu Âu. Trước đây rõ ràng có thể nhìn thấy những lý do thương mại đằng sau những lời chỉ trích này, một nỗ lực ngăn chặn đối thủ cạnh tranh Trung Quốc xâm nhập vào thị trường phương Tây.
Đặc biệt, có cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị thực sự mở rộng công nghệ lò phản ứng hạt nhân, và do đó đe dọa việc kinh doanh của các nhà cung cấp phương Tây. Tại Hinckley Point, công ty Trung Quốc chỉ tham gia vào lĩnh vực tài chính. Công ty năng lượng Pháp EDF sẽ xây dựng hai lò phát điện tổng công suất 3,2 GW. Tổng công ty hạt nhân Trung Quốc (CGN) đầu tư 6 tỷ bảng Anh (8 tỷ USD) vào dự án này. Như vậy Trung Quốc sẽ sở hữu 33,5% cổ phần dự án, trong khi EDF giữ 66,5%.
Theo các nhà phê bình phương Tây, CGN quyết định tham gia xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Hinckley Point để có cơ hội tham gia xây dựng các công trình khác tại Anh, nơi Trung Quốc không chỉ là nhà đầu tư mà còn cung cấp công nghệ điện hạt nhân. Đây có thể là trường hợp đầu tiên xuất khẩu công nghệ lò phản ứng Trung Quốc sang phương Tây.
Trong bối cảnh của một cuộc chiến thương mại leo thang, Mỹ đã quyết định sử dụng vũ khí nặng cân hơn cáo buộc ăn cắp công nghệ. Đặc biệt Ford đã nói ra trực tiếp điều này theo ông, Mỹ có bằng chứng cho thấy công ty CGN tham gia vào vụ trộm cắp công nghệ hạt nhân dân sự và chuyển giao cho quân đội Trung Quốc. Những dự án ở nước ngoài tạo cơ hội cho công ty Trung Quốc truy cập các thông tin quan trọng, và đây là mối đe dọa đến an ninh các nước phương Tây Mỹ hiện đã lựa chọn cáo buộc theo hướng này. Đồng thời ông Ford thậm chí còn cố gắng liên kết thành một chuỗi hợp lý giữa các hợp đồng đấu thầu với tên lửa Trung Quốc nhắm vào các thủ đô phương Tây, đặc biệt là vào London.
Làm thế nào những lập luận này gây ấn tượng với chính quyền Anh? Liệu Washington có thể ảnh hưởng đến việc hợp tác năng lượng Trung Anh? Chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Tài chính Chunyang, ông Liu Ying đã trả lời các câu hỏi của Sputnik.
"Tôi tin rằng áp lực của Mỹ đối với Anh sẽ làm chậm dự án, nhưng liệu điều này có ảnh hưởng đến sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân giữa Trung Quốc và Anh nói chung hay không, tất nhiên, phụ thuộc vào vị trí của chính phủ Anh. Ngoài ra sự hợp tác có định dạng ba bên với sự tham gia của Anh, Pháp, Trung Quốc. Anh có thể tăng cường sự giám sát đối với dự án, nhưng điều này sẽ không nhất thiết ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Hợp tác ba bên là một thực tiễn thương mại phổ biến, và bằng cách này, việc trao đổi công nghệ cũng là một thực tế hay gặp trên thị trường. Do đó, Mỹ vô ích khi lên án Trung Quốc trộm cắp công nghệ. Hiện giờ Mỹ đang tham gia, cố gắng ngăn cản vào các hoạt động thương mại bình thường, hơn nữa, họ đang can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Tôi tin rằng Vương quốc Anh và Trung Quốc đều đã đàm phán trong hợp đồng các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu không có thỏa thuận về những điểm này, Anh sẽ không bắt đầu hợp tác với Trung Quốc. Trên thực tế, Mỹ cũng lo ngại về sự tăng trưởng năng lực Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, và thực tế Trung Quốc đang thách thức vị trí độc quyền của Mỹ trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, Mỹ tìm cách hạn chế sự hợp tác của Trung Quốc với các nước khác theo mọi cách, phá hoại các dự án hợp tác quốc tế liên quan đến Trung Quốc và cố gắng kìm chế khả năng cạnh tranh của Trung Quốc".
Câu hỏi đặt ra là bây giờ bao nhiêu từ ngữ có thể được chuyển thành các quyết định chính trị. Chúng ta có nên trông đợi việc Mỹ có thể sử dụng các biện pháp ngăn chặn thứ cấp và mở rộng chế độ trừng phạt với các nước hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực nguyên tử hòa bình? Ý kiến Liu Ying về điều này.
"Tôi cho rằng cơ hội này không thể bị loại trừ. Có thể Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tương tự. Hơn nữa, họ sẽ ngày càng cố gắng hạn chế những thương vụ sáp nhập và mua lại liên quan đến các công ty Trung Quốc. Ví dụ, các thương vụ do Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNOOC) thực hiện ở Mỹ không phải là công nghệ cao mà là các giao dịch bình thường của thị trường, nhưng Mỹ đã can thiệp vào các việc như vậy".
Gần đây đại diện của tập đoàn CGN Trung Quốc đã lên tiếng lên án những hạn chế mà Mỹ đã đưa ra trong lĩnh vực cung cấp cho Trung Quốc vật liệu và thiết bị dùng trong năng lượng hạt nhân dân sự. Trong một thông cáo được đưa ra tại Diễn đàn Quốc tế về Kiểm soát Xuất khẩu Hạt nhân Toàn cầu ở Abu Dhabi, CGN gọi quyết định của chính phủ Mỹ là "hoàn toàn không phù hợp" và tuyên bố "bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình". Có lẽ "cuộc họp báo" mà Christopher Ford đã vội vàng tổ chức dành riêng cho Financial Times là sự tiếp nối của cuộc tranh luận.
Theo Danviet
Anh khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông Nhật báo Anh Financial Times đưa tin trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo ngày 22-10, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Philip Jones, cho biết, Anh sẽ khẳng định quyền tự do hàng hải trên biển Đông, bất chấp phản ứng gần đây của Bắc Kinh cho rằng London có hành vi khiêu khích. Cuối tháng 8...