Ai như anh kỹ sư này, cầm bằng đại học về quê nuôi ruồi mà thu hơn 10 cây vàng mỗi năm
Sau khi tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, anh Nguyễn Trung Hùng (25 tuổi), trở về quê ở khu Thủy sản ( phường Phương Lâm, TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) nuôi ruồi lính đen lấy ấu trùng bán.
Ban đầu nhiều người chê anh gàn dở, nhưng khi thấy nuôi ruồi cho thu hơn 500 triệu đồng/năm ai cũng trầm trồ khen.
Được anh Hùng dẫn tới thăm khu nuôi ruồi lính đen trong vườn nhà, tôi không khỏi ngạc nhiên khi một thanh niên trẻ lại có đam mê kỳ lạ đến vậy. Gần như tất cả thời gian rảnh trong ngày, anh Hùng đều ở trong vườn “làm bạn” với ruồi lính đen.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Lâm nghiệp, anh Hùng trở về quê nhà nuôi ruồi lính đen lấy ấu trùng.
Anh Nguyễn Trung Hùng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Từ ngày còn học đại học, tôi đã thích mày mò, tìm hiểu kỹ thuật và những giống mới lạ trong sản xuất nông nghiệp. Qua các trang mạng điện tử về nông nghiệp và youtube, tôi biết đến loài ruồi lính đen này…”.
Đam mê nông nghiệp lại trỗi dậy, anh Hùng chia sẻ về ý tưởng muốn nuôi ruồi lính đen với gia đình. Dù không đồng tình nhưng gia đình cũng không cấm cản tôi nuôi ruồi lính đen.
Đầu năm 2019, anh Hùng bắt tay vào nuôi ruồi lính đen. Khi đó, mỗi 1 lạng trứng giống ruồi lính đen anh phải mua với giá 1 triệu đồng. Ngoài ra, anh Hùng còn đầu tư thêm khay nhựa, mùng vải, khu vực nuôi được tận dụng từ chuồng lợn cũ trong vườn. Ruồi lính đenchỉ ăn những phế phẩm, rác hữu cơ có sẵn trong vườn như rau, bã đậu, củ quả dập nát nên chi phí không lớn.
Khởi nghiệp với số vốn từ 3-5 triệu đồng, sau 2 tháng chăm sóc đàn ruồi lính đen phát triển nhanh và đẻ trứng. Trước khi nuôi ruồi ruồi lính đen, anh Hùng đã nắm chắc quy trình, kỹ thuật, chính vì vậy đã thành công ngay từ lần đầu thử nghiệm. Từ số trứng thu được khoảng 5 lạng/ngày, đàn ruồi lính đen ngày càng được nhân lên mà không cần nhập thêm trứng giống.
Video đang HOT
Hiện anh Hùng bán ấu trùng ruồi lính đen từ 800 ngàn đồng – 1,2 triệu đồng/lạng.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Hùng cho biết: “Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens, không gây hại như ruồi thông thường và khả năng gây bệnh rất thấp. Nuôi ruồi lính đen không có rủi ro, bởi chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 28 – 30 độ C. Vì vậy người nuôi ruồi lính đen cần giữ cho nhiệt độ thích hợp giúp ruồi sinh sôi nảy nở tốt…”.
Theo anh Hùng, ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, vòng đời khoảng hơn 1 tháng. Ruồi lính đen trưởng thành chỉ sống 3 ngày – 5 ngày. Ruồi cái trưởng thành có thể đẻ từ 500 – 800 trứng.
Anh Nguyễn Trung Hùng kể: “Khi bắt tay vào nuôi ruồi lính đen, nhiều người nó tôi bị dở hơi hay sao mà lấy ruồi về nuôi. Nhưng tôi đều bỏ ngoài tai và tập trung làm công việc của mình. Nhờ vậy mà tôi có được thành công như ngày hôm nay”.
Ấu trùng ruồi lính đen là thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngoài ra chúng phân hủy và biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh rất nhanh, để bón cho cây trồng.
“Phát hờn” với chị Luyện Bắc Giang thu 70 triệu/tháng từ tre lục trúc
Việc thay thế cám công nghiệp bằng nhộng ruồi lính đen sẽ tiết kiệm chi phí, chất lượng vật nuôi được nâng cao, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn với môi trường.
Tại gia đình anh Hùng, từ khi sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho cá, đàn cá trong ao lớn nhanh. Theo đó, thu nhập từ bán cá cũng tăng lên.
Anh Nguyễn Trung Hùng cho biết, nuôi ruồi lính đen không tốn nhiều công sức, có thể kết hợp cùng các mô hình chăn nuôi khác như nuôi heo, gà, chim cút… để lấy phân thải của vật nuôi chính làm thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen.
Hiện tại, anh Hùng đang sử dụng cặn làm bún, rau củ quả hư hỏng thu gom từ các quầy hàng cùng với phân gà, bã đậu nên ít phát sinh chi phí. Thời gian ấp trứng ruồi lính đen giai đoạn ấu trùng được xem là thời kỳ đóng góp tốt nhất cho việc xử lý rác thải, vì chúng có thể tiêu thụ hàng tấn phế phẩm nông nghiệp để phát triển.
Nhờ nuôi ruồi lính đen, mỗi năm anh Hùng thu nhập đến hàng trăm triệu đồng.
Qua tham gia các nhóm trao đổi mua bán ruồi lính đen trên facebook, ấu trùng ruồi lính đen được tiêu thụ nhanh, nhiều khi cung không đủ cầu. Khách hàng của anh Hùng chủ yếu là các hộ chăn nuôi ngoại tỉnh, thậm chí cả ở các tỉnh phía Nam.
Hơn 1 năm nuôi ruồi lính đen với 1 mùng nuôi chỉ vài m2 đều đặn mỗi tuần, anh Hùng thu được khoảng 1 kg trứng. Anh Hùng bán ấu trùng ruồi lính đen từ 800 – 1,2 triệu đồng/lạng, mỗi tháng thu nhập trên 30 triệu đồng.
“ Nuôi ấu trùng ruồi lính đen không tốn nhiều chi phí như các loại côn trùng khác. Bình quân 1 năm tôi đút túi hơn 500 triệu đồng. Thời gian tới, tôi dự tính sẽ nhân rộng mô hình để tăng sản lượng ấu trùng ruồi lính đen bán cho các chủ trangg trại”, anh Nguyễn Trung Hùng cho biết thêm.
Nuôi gà bằng trứng ruồi, con nào cũng khỏe, tiền lời nhiều hơn
Là người chịu khó tìm tòi, học hỏi những mô hình sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị Đặng Thị Bích Vân (ở thôn 2, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) đã mạnh dạn thử nghiệm và thành công với mô hình đa cây, đa con trong trang trại rộng 2 ha của gia đình.
Đặc biệt, gần đây chị đã triển khai nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen mang lại hiệu quả cao.
Ấu trùng ruồi lính đen (còn gọi là sâu canxi) là nguồn thức ăn sạch, giàu chất dinh dưỡng cho chăn nuôi. Theo các nhà khoa học phân tích, ấu trùng ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng có thành phần dinh dưỡng cao, gồm: 43 - 51% protein, 15 - 18% chất béo, 2,8 - 6,2% canxi, 1 - 1,2% phốt pho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Chị Vân đang cho gà ăn ấu trùng ruồi lính đen.
Đồng thời với ưu thế vòng tròn khép kín, gà ăn ấu trùng ruồi lính đen thải ra phân không gây mùi hôi và phân này sẽ trở thành nguồn thức ăn cho ấu trùng ruồi để tái đàn, cũng là nguồn phân sinh học bón cho các loại cây trồng, thân thiện với môi trường.
Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, tháng 7-2019 chị Vân đã gửi mua từ tỉnh Vĩnh Long 50 gram trứng ruồi lính đen với giá 1,5 triệu đồng về nuôi thử nghiệm và nhân giống.
Nhờ tận dụng được nguồn phế thải, phế phẩm như trái cây, rau củ quả hư hỏng, bã sắn... và thực hành đúng quy trình hướng dẫn nên ngay từ đợt đầu tiên chị đã nuôi cấy thành công ấu trùng ruồi lính đen, cứ 1 gram trứng được 4 kg ấu trùng, sau 3 tuần sẽ thành kén và nở thành ruồi.
Có nguồn thức ăn dồi dào và diện tích vườn thoáng rộng, chị làm chuồng trại theo hình thức nhà sàn (để tận thu nguồn phân) và mua 500 gà con về nuôi bằng phương pháp cho ăn ấu trùng ruồi. Đàn gà phát triển nhanh, chất lượng thịt thơm, ngon được nhiều người ưa chuộng.
Qua 4 tháng rưỡi nuôi, bình quân mỗi con gà đạt trọng lượng 2,5 kg, với giá bán hiện tại chị thu về 75 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 30 triệu đồng.
Chị Vân chia sẻ, nuôi ấu trùng ruồi tiết kiệm được diện tích mặt bằng, cứ 1 m2 trong khoảng thời gian 15 ngày sẽ thu được từ 15 - 20 kg thức ăn (so sánh với nuôi giun quế 1 m2 phải nuôi trong 2 tháng nhưng chỉ cho ra 3 kg); phân gà thu được vừa dùng nhân cấy, tái đàn ấu trùng ruồi vừa bán được 3.000 đồng/kg.
Vì thế, theo chị Vân hiệu quả kinh tế nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen cao hơn gấp nhiều lần so với cách nuôi truyền thống... Sắp đến gia đình chị Vân dự định sẽ tăng quy mô đàn gà lên gấp 2 - 3 lần và nuôi nhiều đợt để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Mai Viết Tăng (Báo Đắk Lắk)
Lạng Sơn: Nuôi ruồi lấy trứng chăn nghìn con gà vàng như rơm, thương lái tranh nhau mua Nuôi ruồi lính đen để lấy trứng, ấu trùng làm thức ăn nuôi đàn gà cả nghìn con - đó là mô hình phát triển chăn nuôi của anh Lương Văn Thắng (thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn). Nuôi ruồi lấy trứng nuôi gà giảm chi phí chăn nuôi, tạo sản phẩm an toàn, góp phần...