Ai nên xét nghiệm chỉ số PSA tìm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới cao tuổi. Chỉ số PSA được đánh giá là bước đột phá trong việc phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
Theo số liệu của cơ quan thế giới nghiên cứu ung thư IARC, ung thư tiền liệt tuyến là loại ung thư đứng thứ tư toàn cầu tính chung cả hai giới (sau ung thư phổi, vú, đại – trực tràng).
Tuy nhiên, bệnh lý này khó phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Với xét nghiệm PSA và kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt, ngày càng có nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, ngày càng có nhiều bệnh nhân được tầm soát và chẩn đoán sớm.
Những thông tin cơ bản về chỉ số PSA
PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, được tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt.
Phần lớn PSA trong máu đều gắn với các protein huyết tương. Chỉ có khoảng 30% PSA tự do không gắn với các protein. Các PSA tự do này không có khả năng phân hủy protein. Đây chính là lý do chỉ số PSA được coi là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến.
Tỷ lệ chỉ số PSA tự do/PSA toàn phần được dùng để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến nếu nồng độ PSA tự do nằm trong khoảng 4 – 10 ng/ml. Nếu tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần dưới 15%, nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến là rất cao.
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PSA?
Thực tế, không phải ai cũng được thực hiện xét nghiệm PSA. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể như:
- Khi muốn sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến. Nam giới từ 50 trở lên nên thực hiện xét nghiệm PSA hàng năm để sàng lọc và phát hiện bệnh sớm.
- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng nên tiến hành sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến từ năm 40 tuổi trở đi.
- Xét nghiệm PSA được dùng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũng như nguy cơ tái phát bệnh. Tùy theo từng mức độ bệnh cụ thể, xét nghiệm PSA cần được theo dõi sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến từ 6 đến 36 tháng.
Video đang HOT
Chỉ số PSA và những cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
Đối với người bình thường, chỉ số PSA toàn phần trong máu sẽ rất thấp (dưới 4 ng/mL). Tuy nhiên, càng lớn tuổi kích thước của tuyến tiền liệt sẽ càng tăng cao.
Chỉ số PSA là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến. Cụ thể như sau:
- Khi nồng độ PSA trong máu tăng cao, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.
- Khi mắc ung thư tiền liệt tuyến tốc độ tăng PSA toàn phần trong máu sẽ tăng nhanh hơn bình thường. Những người có tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên sẽ có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn.
- Những người có tốc độ tăng PSA
Tuy nhiên, không phải cứ có nồng độ PSA trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc bị mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tăng nồng độ PSA trong máu như: viêm tuyến tiền liệt, Phì đại tuyến tiền liệt lành tính , bí đái phải đặt sonde niệu đạo…
Do đó, để chẩn đoán chính xác hơn ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh cần định lượng chỉ số PSA tự do và tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần.
Thực tế, việc xác định tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần giúp chẩn đoán và phân biệt hiệu quả những trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến.
Việc xác định tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần giúp chẩn đoán và phân biệt hiệu quả những trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến
Nếu nồng độ PSA toàn phần huyết tương tăng từ 4 lên 10 ng/mL, tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần 0,15 sẽ giúp chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến với độ đặc hiệu khoảng 56,5% và độ nhạy 85%.
Đặc biệt, có khoảng 23% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần dao động từ 0,15-0,19. Khoảng 9% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến có tỷ số PSA tự do/PSA toàn phần 0,20.
Để bảo vệ sức khỏe, nam giới đặc biệt là những người có độ tuổi từ 50 trở lên cần thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả.
Bỏ qua 1 bài kiểm tra sức khỏe, cô gái tá hoả khi biết mắc ung thư trực tràng: Cơ thể phát ra 4 tín hiệu, hãy khám hậu môn càng sớm càng tốt!
Vì sợ kiểm tra ở hậu môn, Tiểu Lâm đã về tự uống thuốc vì nghĩ mình bị bệnh trĩ nhưng đến khi tái khám mới phát hiện ra ung thư trực tràng.
" Tôi nghĩ đó là chảy máu do bệnh trĩ, chứ không nghĩ đó là ung thư trực tràng ". Khoảnh khắc nhìn thấy kết quả chẩn đoán, Tiểu Lâm (ngoài 20 tuổi, Trung Quốc) hoàn toàn choáng váng.
Nửa năm trước, Tiểu Lâm đến bệnh viện khám vì có máu trong phân. Vốn là người nhút nhát nên cô phản đối khi bác sĩ bảo cần thăm khám trực tràng bằng cách kiểm tra hậu môn. Nghĩ là mình bị bệnh trĩ nên cô đã quyết định không thực hiện bài kiểm tra sức khỏe này mà về nhà tự mua thuốc chữa bệnh trĩ để uống.
Sau khi dùng thuốc, Tiểu Lâm cảm thấy tình trạng bệnh có vẻ đã được cải thiện, nhưng máu trong phân vẫn còn. Không những thế, cô còn hay bị đau bụng. Không ngờ khi đến bệnh viện khám lại, kết quả là ung thư trực tràng!
Xét nghiệm bị bỏ qua: Thăm khám trực tràng
Trong trường hợp của Tiểu Lâm, có 4 từ chủ chốt: "Thăm khám trực tràng". Hầu hết mọi người khi nghe đến thăm khám trực tràng thì đều nghĩ đến "chọc hậu môn". Chỉ nghĩ đến cảnh đó thôi cũng có thể khiến nhiều người chùn bước: "Xấu hổ lắm, đau lắm, tôi không làm đâu". Nhưng thực tế, đây là một cuộc kiểm tra rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về trực tràng.
Đối với thăm khám trực tràng, bác sĩ sẽ đeo bao tay, bệnh nhân nằm nghiêng về bên trái, cúi người về phía trước, tư thế ngồi xổm. Quy trình gồm hai bước:
1. Kiểm tra bên ngoài hậu môn
Bác sĩ dùng ngón tay trỏ sờ quanh hậu môn để tìm xem có khối u, chai cứng hay dấu hiệu gì khác lạ không, đồng thời kiểm tra da hậu môn.
2. Kiểm tra bên trong hậu môn
Bác sĩ bôi một ít chất bôi trơn lên ngón trỏ và vùng hậu môn bệnh nhân, sau đó đưa ngón trỏ vào trực tràng để kiểm tra. Việc làm này có thể phát hiện trực tràng ở khoảng cách 7cm, kiểm tra kích thước của trực tràng, độ căng của cơ vòng, phát hiện có búi trĩ trong trực tràng và ống hậu môn hay không, phát hiện lỗ rò hậu môn...
Đồng thời, thăm khám trực tràng cũng là cách phân biệt bệnh trĩ với ung thư trực tràng đơn giản và hiệu quả, tỷ lệ phát hiện ung thư trực tràng cao tới 75%, là phương pháp khám chủ yếu cho bệnh ung thư trực tràng.
Ngoài việc khám bằng tay, bác sĩ cũng sẽ quan sát bề mặt của bao quấn ngón tay, nếu có mủ hoặc máu thì có thể yêu cầu kiểm tra thêm.
4 triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư trực tràng
Từ trường hợp của Tiểu Lâm, chúng ta có thể rút ra một bài học: Bạn phải cảnh giác nếu cơ thể có biểu hiện bất thường. Chẳng hạn như ung thư trực tràng không phải là không có dấu hiệu báo trước. 4 triệu chứng sau đây có thể là tín hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
1. Có máu trong phân
Đi ngoài ra máu, nhiều người lầm tưởng là chỉ có bệnh trĩ hoặc rò hậu môn chứ không nghĩ đến ung thư trực tràng. Khi bệnh đi ngoài ra máu ở giai đoạn nặng, lâu không chữa dứt là dấu hiệu rõ nhất của ung thư trực tràng.
Có một cách để phân biệt. Đối với bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn, máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện và không trộn lẫn với phân. Trong trường hợp ung thư trực tràng, máu sẽ lẫn với phân và có thể kèm theo chất nhầy không rõ.
2. Hình dạng phân thay đổi
Nếu bạn thấy phân đột nhiên trở thành dải phẳng hoặc bị loãng, đó có thể là do một dị vật đã phát triển trong trực tràng, chèn ép khiến phân bị thay đổi hình dạng.
3. Đi đại tiện bất thường
Có cảm giác "mót rặn, nặng trĩu" khi đại tiện, tức là rất muốn đi đại tiện, nhưng khi đại tiện chỉ thải được một lượng phân nhỏ, luôn cảm thấy vẫn chưa hết phân hoặc cảm giác muốn đi vệ sinh đột ngột biến mất, tình trạng này cũng có thể là tín hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
4. Tần suất đại tiện bất thường
Mỗi người đều có kiểu đại tiện riêng. Một số người có thể đi ngoài 1 ngày 1 lần, một số người có thể đi 1 ngày 3 lần, cũng có người 3 ngày mới đi 1 lần hoặc thậm chí 1 tuần 1 lần. Nhưng nếu bạn thấy tần suất thay đổi bất thường, ví dụ đang từ 1 ngày 1 lần trở thành 1 ngày 3-4 lần, bạn phải cảnh giác. Nếu số lần đi đại tiện giảm, mỗi tuần đi dưới 3 lần, hoặc không có ý định đi ngoài trong thời gian dài, phân khô, đó có thể là táo bón mãn tính.
Nguồn: Aboluowang - Ảnh: Sohu
Gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư gan, bác sĩ tức giận "tố cáo" 2 loại thực phẩm trong tủ lạnh chính là thủ phạm Sau khi nổi những nốt mẩn đỏ nhỏ ở mu bàn tay và cổ, bôi thuốc mà không đỡ, gia đình anh Tôn đến bệnh viện khám thì phát hiện cả 3 người trong nhà đều mắc bệnh ung thư gan. Anh Tôn năm nay 48 tuổi (Trung Quốc) là nhân viên của một công ty trang trí, lương tháng cũng không tồi,...