Ai nên tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu?
Diễn biến bệnh viêm não mô cầu những ngày qua khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, khẳng định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch sẽ bùng phát.
Bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn gây não mô cầu đã được ghi nhận ở cả ba miền. Xin ông cho biết, khả năng dịch bùng phát có xảy ra?
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển: Theo tôi hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy có xu hướng bùng phát dịch viêm màng não do não mô cầu. Các ca bệnh xảy ra rải rác, tản phát, chưa phát hiện được ổ dịch nào. Kết quả giám sát vi khuẩn học với những người sống gần bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu ở huyện Mê Linh (Hà Nội) trong tuần vừa qua không phát hiện được trường hợp người lành mang vi khuẩn não mô cầu nào.
Có vẻ như diễn biến dịch viêm não mô cầu thời điểm này đang “ nóng” hơn so với mọi năm?
Ở nước ta, viêm não mô cầu là một bệnh tương đối phổ biến. Bệnh xảy ra quanh năm với những ca tản phát, chủ yếu ở trẻ nhỏ và tăng cao vào mùa xuân do điều kiện thời tiết mưa, ẩm, lạnh dễ làm giảm sức đề kháng của cơ thể người. Kể từ đầu năm 2012 đến nay, đã phát hiện 8 trường hợp bệnh rải rác và tản phát không gây thành dịch ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là diễn biến thường xảy ra hàng năm.
Người dân có nên chủ động đi tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu?
Tiêm vắc-xin phòng bệnh có hiệu quả tốt nhưng phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy loại vắc-xin, có thể tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi hay lớn hơn, tiêm cho các đối tượng sống trong vùng dịch hoặc phải di đến vùng dịch, những người sống trong một cộng đồng khép kín hoặc các cộng đồng có báo cáo về các trường hợp nhiễm não mô cầu.
Video đang HOT
Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc-xin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển, người mắc các bệnh mãn tính. Cần thận trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết.
Bệnh viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Hạn chế tụ tập nơi đông người, hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
Khi có triệu chứng nào thì người bệnh cần tới cơ sở y tế?
Sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường là 3-4 ngày. Bệnh biểu hiện rất đa dạng với nhiều thể bệnh như viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm khớp, viêm màng trong tim.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: sốt đột ngột, đau đầu, chán ăn, kích thích, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng, cổ cứng, li bì, co giật có thể xuất huyết hoại tử trong trường hợp có nhiễm khuẩn huyết. Khi thấy sốt cao, đau họng, đau đầu, cổ cứng, nôn vọt cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
Theo ANTĐ
Phương pháp mới kiểm soát ung thư cổ tử cung
Tính trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng nửa triệu phụ nữ bị ung thư cổ tử cung (CTC) nhưng ở các nước phát triển, ung thư CTC ngày càng giảm trong 20 năm gần đây nhờ thực hành các phương pháp dự phòng (làm phết tế bào, soi cổ tử cung và tiêm vắc-xin phòng virus u sòi cho phụ nữ trẻ). Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn còn được phát hiện chậm ở nhiều phụ nữ, tại nước ta, ung thư CTC luôn chiếm hàng đầu với tỷ lệ 53,3% trong tổng số các ung thư ở phụ nữ. Tuổi phổ biến là từ 30 - 60 tuổi, đỉnh cao từ 45 - 55 tuổi.
Trong số những ca ung thư mới, phần lớn gặp ở tầng lớp phụ nữ nghèo, vì nhiều lý do:
- Không có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ.
- Bận bịu với làm ăn nên lần lữa đi khám.
- Không thuận lợi tiếp cận cơ sở y tế.
- Chi phí cho phết tế bào còn cao là một trở ngại lớn đối với phụ nữ nghèo (500.000 đồng phí cho phết tế bào ở một bệnh viện công lập Hà Nội), tạo ra sự bất bình đẳng trong dự phòng ung thư CTC, trong khi ở nhiều nước trên thế giới thực hiện chương trình tầm soát ung thư CTC bằng phết tế bào học (Papsmear) miễn phí cho mọi phụ nữ trên 35 tuổi và đã có trên 3 con.
Những phương pháp phổ biến sớm ung thư CTC
Phết tế bào CTC: Đó là test phát hiện những thay đổi trên cổ tử cung - những thay đổi ở tế bào có khả năng trở thành ung thư. Điều may mắn là nếu phụ nữ thường xuyên làm phiến đồ tế bào CTC thì hoàn toàn có thể phòng ngừa ung thư CTC vì từ những thay đổi ở tế bào cho đến khi thành ung thư phải sau nhiều năm (8 - 10 năm). Nếu phụ nữ thường xuyên làm phết tế bào thì gần như không bao giờ có kết quả ung thư vì đã phát hiện được tổn thương ở giai đoạn sớm hơn rồi và được điều trị ngay ở giai đoạn này.
Soi cổ tử cung: Trong trường hợp phết tế bào cho kết quả khác thường. Với sự phóng đại của kính lúp, thầy thuốc có thể nhìn thấy những tổn thương nghi ngờ để làm sinh thiết và có thể xác định bản chất đích thực của tổn thương.
Tiêm vắc-xin phòng virus gây u sùi cũng là một lựa chọn: Vắc-xin (Merck Gardasil) có hoạt lực với 4 túp HPV 6, 11, 16, 18. Theo tổ chức y tế thế giới, đối tượng lý tưởng để tiêm phòng vắc-xin là các em gái tuổi từ 11 - 12 và phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục đến tuổi 26 nhằm tạo miễn dịch trước khi bị lây nhiễm HPV.
Có rất nhiều cách để phát hiện ung thư cổ tử cung. (Ảnh minh họa)
Test phát hiện HPV chính xác hơn phết tế bào
Ngày nay người ta biết rằng hầu hết ung thư CTC là do bị nhiễm HPV (virus gây u sùi). Có nhiều típ HPV nhưng chỉ có một vài típ có thể gây ung thư CTC cũng như ung thư âm hộ và ung thư âm đạo. Một số típ HPV khác có thể gây tổn thương u sùi, có nhiều mức độ, nặng nhất giống như súp lơ (hay sùi mào gà).
Test phát hiện HPV là gì? Đó là test có tên Digene Hybrid Capture II HPV, nhằm chuẩn đoán sớm ung thư CTC, có độ nhậy để phát hiện ung thư CTC mức độ trung bình vào cao đến 95% số trường hợp so với độ nhầy của phết tế bào chỉ là 79%. Nhìn chung, test HPV nhận diện tổn thương ung thư CTC chính xác hơn test phết tế bào đến 20%. Đây là test duy nhất được FDA công nhận ở Mỹ như là test hỗ trợ cho phết tế bào để tầm soát ung thư CTC.
Mối liên hệ có thể có giữa HPV đã được biết đến gần đây tuy nhiên nhiều nguồn thông tin khác phát hiện HPV là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư CTC (99,7%). Đây là phương pháp có hiệu quả trong chuẩn đoán sớm ung thư CTC ở nhóm phụ nữ trên 35 tuổi - nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất phát triển ung thư CTC. Kết quả nghiên cứu test phát hiện HPV để tầm soát ung thư CTC có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong vì bệnh nguy hiểm này, kéo giãn thời gian tầm soát đối với những phụ nữ có HPV âm tính để giảm chi phí.
Tác nhân gây tăng nguy cơ phát triển ung thư CTC
Yếu tố nguy cơ duy nhất và lớn nhất để phát triển ung thư CTC là virus gây u sùi (tức HPV), nguyên nhân của gần 100% các trường hợp ung thư CTC. Có khoảng 100 chủng HPV nhưng chỉ có 20 chủng là yếu tố nguy cơ gây ung thư CTC say này, 2 chủng HPV16 và HPV18 là tiền thân của đa số ung thư CTC. Mặc dầu đa số phụ nữ được chuẩn đoán là đều có HPV nhưng không phải phụ nữ nào đã có chuẩn đoán hay đã từng được chuẩn đoán là có HPV đều sẽ bị ung thư CTC. Tuy nhiên, chỉ có chủng HPV16 và HPV18 hoặc 20 chủng khác nữa mới có thể dẫn đến ung thư CTC.
Phụ nữ dưới 29 tuổi đối diện với nguy cơ bị nhiễm HPV luôn lớn hơn phụ nữ có tuổi. Trong hầu hết trường hợp, hệ thống miễn dịch nhanh chóng tấn công HPV do đó đã giúp cho nhiễm HPV tự khỏi nhưng nhiều phụ nữ khác không có sự may mắn đó, HPV vẫn tồn tại, gây tổn thương ở CTC và tiềm ẩn khả năng tiến triển thành ung thư. Nhiều khi phụ nữ không biết mình mang HPV cho nên cần làm test phát hiện HPV, 3 năm mỗi lần là thời gian khuyến cáo làm test HPV, thầy thuốc quyết định khi nào không cần làm nữa hay cần làm với khoảng cách gần hơn.
Theo Eva
Đánh giá mới nhất về các tác dụng phụ của vắc-xin Vắc-xin có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định nhưng rất hiếm khi gây vấn đề nghiêm trọng và cũng không liên quan với tự kỷ hay tiểu đường týp 1, Viện Y học Mỹ tuyên bố trong một khảo sát toàn diện về tính an toàn của vắc-xin kéo dài 17 năm. Báo báo này được tiết lộ hôm thứ...