Ai muốn trồng trọt thì đến đây nhận cây, không cần trả phí
Miễn bạn là người yêu thích trồng trọt, sống xanh thì hãy đến đây nhận cây giống, không cần trả phí.
Hàng trăm cây giống các loại tại Chợ nhỏ 0 đồng. Ảnh T.Đ
Cứ đến thứ bảy hàng tuần, Chợ nhỏ 0 đồng lại hoạt động với mong muốn kết nối những người yêu thích trồng trọt, sống xanh với nhau.
Ai cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng cây
Sáng 19.3, chúng tôi có mặt tại lầu 3 của một tòa nhà trên đường Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Ngay từ sớm, nhiều người có chung niềm yêu thích trồng trọt, sống xanh cũng đến nhận cây.
Được biết, đây là hoạt động Chợ nhỏ 0 đồng do chị Mai Huệ, 32 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM tổ chức.
Khi đến đây mọi người được phát một phiếu để điền thông tin như họ tên, những cây giống mà mình muốn nhận. Tại một góc nhỏ ở chợ có dán một tờ giấy, trên đó là tên những loại cây mà ngày hôm đó chợ sẽ có. Theo đó, ai thích cây nào thì ghi vào và không quy định về số lượng, tuy nhiên chỉ nhận được 1 cây/giống. Sau khi ghi xong, phiếu sẽ đưa lại cho chị Huệ. Rồi ngồi chờ, khi nào được gọi thì mới nhận cây.
Rất nhiều người đến để nhận cây vào sáng 19.3. Ảnh T.Đ
Theo như quan sát, chợ có hàng chục giống cây như kiểng, hoa, thuốc, rau tổng số lượng lên đến hàng trăm cây. Ngoài ra còn có nhiều hạt giống, phân bón nhà làm…
Khi đến chợ mọi người sẽ được phát một phiếu điền thông tin như tên, cây giống muốn lấy. Ảnh T.Đ
Bảng “menu” luôn được thay đổi về giống cây mới. Mỗi người được lựa chọn nhiều cây giống khác nhau, không hạn chế số lượng. Tuy nhiên, nếu đến lượt mà cây giống mình chọn không còn sẽ được nhận cây giống khác. Ảnh T.Đ
Chị Thái Ngọc My, 31 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, đã “đi chợ” được hơn 20 cây giống các loại như thạch thảo kép, lưỡi mèo, phụng tiên… Chị My chia sẻ bản thân thích nhất về cách bố trí, tổ chức nơi đây vì nó không xô bồ, luôn có trật tự nhất định dù là cho cây miễn phí.
Video đang HOT
“Trước đó tôi cũng có đến chợ vài lần rồi, hầu như đợt nào cũng có giống cây mới. Ở đây, chủ yếu là mấy anh, chị có chung niềm yêu thích là trồng cây. Ngoài việc được nhận cây giống, tôi còn học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc chúng nữa”, chị My nói.
Chị My đã tận dụng ban công phòng trọ của mình trồng thêm các loại cây kiểng nhỏ với mong muốn có nơi để thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Chị My nhận được rất nhiều cây giống khi đến Chợ nhỏ 0 đồng. Ảnh T.Đ
“Diện tích sống xanh ở nhà tôi cũng nhỏ thôi, nhưng đủ để cho bản thân vui mỗi khi đi làm về. Buổi sáng tôi hay dậy sớm để chăm vườn, tưới cây, dù là một hành động nhỏ nhưng nó giúp tôi có năng lượng làm việc một ngày dài”, chị My bộc bạch.
Còn chị Đoàn Nhiên, 36 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM cũng chọn cho mình gần 20 cây giống đa dạng khi đến Chợ nhỏ 0 đồng. “Đây là lần đầu tiên tôi đến đây, thấy không khí vui vẻ, nhộn nhịp, mọi người luôn chào đón. Ai cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng cây với nhau”, chị Nhiên nói.
Sau khi phiên chợ kết thúc, mọi người sẽ được bốc thăm trúng thưởng với những cây giống có giá trị hơn. Ảnh T.Đ
Nhà chị Nhiên cũng trồng các loại cây từ kiểng đến rau củ quả nhưng đa số giống cây ấy chủ yếu được chị mua ở ngoài tiệm.
“Ở nhà tôi trồng nhiều lắm, nhưng cây chết cũng không ít, đôi lúc cũng nản. Cách đây 2 tuần tôi được một anh từng đến Chợ nhỏ 0 đồng tặng cây hương thảo và chỉ cách trồng, giờ nó phát triển rất mạnh. Thấy thích nên tôi đã tranh thủ thời gian đến đây vừa xin cây giống vừa học hỏi thêm kinh nghiệm về cách trồng cây”, chị Nhiên hào hứng nói.
Vô số cây giống đẹp. Ảnh T.Đ
Mỗi tuần đều có cây giống mới. Ảnh T.Đ
Đa số những cây giống từ Chợ nhỏ 0 đồng được nhận từ bạn bè, người thân của chị Huệ. Ảnh T.Đ
Ngoài được nhận cây giống với giá… 0 đồng, kết thúc phiên chợ, mọi người được bốc thăm trúng thưởng với các phần quà là những cây kiểng lớn và có giá trị hơn.
Kết nối được những người yêu cây
Chị Mai Huệ cho biết bắt nguồn từ cộng đồng yêu cây khá lớn trên mạng xã hội mà chị là thành viên, Chợ nhỏ 0 đồng được ra đời như một nhánh nhỏ nhằm tập trung những người muốn trao đổi, chia sẻ cây, hạt giống đến những người yêu cây khác.
Mọi người chia sẻ về cách trồng cây. Ảnh T.Đ
Trước đó, hoạt động trên diễn ra ở một quán cà phê trên đường Bùi Đình Túy, nhưng vì không gian nhỏ chị dời qua địa chỉ số 138 Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM (đây cũng là nhà của chị Huệ).
Hiện tại, Chợ nhỏ 0 đồng diễn ra vào thứ bảy hàng tuần, từ sáng đến chiều. Các ngày còn lại chợ chỉ nhận cây. Ai muốn đóng góp thì có thể đem đến, đây cũng là “đầu vào” giúp chợ có thêm nhiều giống cây mới.
Chị Huệ cho hay việc tặng cây miễn phí được chị làm từ năm 2019, sau nhiều thay đổi cộng với việc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì Chợ nhỏ 0 đồng chính thức hoạt động sau tết 2022 tại địa chỉ số 138 Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh T.Đ
Theo chị Huệ, Chợ nhỏ 0 đồng dành cho cho tất cả mọi người ở khắp nơi. “Ở đây không phân biệt bất kỳ ai, miễn bạn là người yêu thích trồng trọt, sống xanh. Khi đến mọi người sẽ được lựa những cây mình yêu thích, không cần trả phí. Và nếu bạn muốn san sẻ cây giống của mình đến chợ thì chúng tôi rất vui và hạnh phúc”, chị Huệ nói.
Sau khi nhận được cây từ chợ, nhiều người còn quay lại tặng cây giống sau khi trồng và nhân giống thành công tại nhà. Ảnh T.Đ
Đa dạng cây giống. Ảnh T.Đ
Chị Huệ hy vọng Chợ nhỏ 0 đồng không chỉ là nơi cho – nhận cây giống mà còn giúp mọi người trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quý giá về cây trồng, cách chăm sóc từ những người trồng cây lâu năm.
Với chị Huệ, điều ý nghĩa nhất của Chợ nhỏ 0 đồng làm được có lẽ là việc kết nối được những người yêu cây ở nhiều độ tuổi khác nhau. “Rất nhiều chị lớn tuổi rất dễ thương, nhiều bạn khá trẻ nhưng cũng rất đam mê với cây trồng. Từ đó, khoảng cách giữa thế hệ này với thế hệ kia cũng không còn quá xa nữa”, chị chia sẻ thêm.
Thu nhập tiền tỉ nhờ trồng vú sữa tím tứ quý
Trồng vú sữa tím tứ quý bán trái và cây giống, ông Trần Anh Nhân (45 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ, H.Kế Sách, Sóc Trăng) thu nhập trên 2 tỉ đồng mỗi năm.
Ông Nhân cho biết vú sữa tím tứ quý là sản phẩm đột biến từ vú sữa tím truyền thống, được ông phát hiện trong vườn của cha vợ. "Cha vợ tôi có vườn vú sữa hàng chục năm với hơn 100 gốc. Cách đây hơn 7 năm, tôi phát hiện có một cây mang tính trạng trội khác lạ, cho trái quanh năm, trong khi vú sữa bình thường thì mỗi năm chỉ cho trái một lần. Biết đây là giống vú sữa quý, tôi chiết nhánh đem về trồng", ông Nhân kể.
Ông Nhân bên giống vú sữa tím tứ quý với nhiều ưu điểm vượt trội. Ảnh DUY TÂN
Ưu điểm của giống vú sữa này là chịu được hạn mặn, ra trái quanh năm. Cây cho trái to, khi chín vỏ mỏng, không có mủ như các loại vú sữa thông thường. Vì vậy, năm 2012, ông Nhân bắt đầu nhân giống trồng khắp vườn và đến nay đã trồng 6 ha. "Trước kia, với diện tích vườn nhà 3,5 ha, tôi chủ yếu trồng xoài nhưng năng suất không cao và giá cả bấp bênh. Đến khi phát hiện giống vú sữa mới có nhiều ưu điểm vượt trội, tôi quyết định nhân giống trồng hết diện tích đất. Sau đó thuê thêm 2,5 ha nữa để trồng, tổng cộng 6 ha", ông Nhân nói.
Vú sữa tím tứ quý chịu được hạn mặn, cho trái quanh năm và kích cỡ lớn. Ảnh DUY TÂN
Năm 2016, xã Nhơn Mỹ bị xâm nhập mặn, những cây vú sữa trong vườn ông Nhân dù còn nhỏ nhưng không hề hấn gì. Đến giai đoạn năm 2019 - 2020, Sóc Trăng tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn, nồng độ mặn đo khi đó đến hơn 3. Cứ tưởng cây không chống chịu nổi nhưng không ngờ chỉ bị rụng lá một ít, rồi vẫn cho trái vụ kế tiếp.
Trái có màu tím nhạt hơn so với loại vú sữa tím truyền thống, phần đầu cuốn hơi nhọn. Ảnh DUY TÂN
Ông Nhân cho biết, đặc điểm của vú sữa tứ quý là lá to, trái màu tím nhạt hơn so với loại vú sữa tím truyền thống, phần đầu cuốn hơi nhọn. Khi trái chín, trọng lượng đạt từ 250 - 500 gram/trái. Thịt dai, mềm, nhiều nước nên có lợi thế khi xuất sang nước ngoài. "Đặc biệt không mủ, cơm thịt dày ra tới vỏ, khi ăn chỉ cần lột nhẹ phần vỏ mỏng bên ngoài", ông Nhân nói.
Vú sữa tím tứ quý có thịt dai, nhiều nước và không mủ. Ảnh DUY TÂN
Vú sữa tứ quý được nhân giống bằng hình thức chiết cành hoặc ghép chui cành. Sau khi trồng khoảng 14 tháng sẽ cho trái, khi trái đậu được 2 tháng thì tiến hành bao trái, đến khoảng 2,5 tháng thu hoạch (sớm hơn vú sữa lò rèn 1,5 tháng). Cây dễ chăm sóc, nhẹ phân, mỗi tháng chỉ bổ sung phân một lần trên cây.
Mỗi tháng, ông Nhân cung ứng cho thị trường hơn 10.000 cây vú sữa giống. Ảnh DUY TÂN
Theo ông Nhân, vú sữa tím tứ quý chẳng những ra trái quanh năm mà còn cho năng suất cao. Trong năm 2021, ông thu hoạch gần 40 tấn trái, giá bán từ 30.000 - 60.000/kg (tùy thời điểm). Đặc biệt, ông nhân giống cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 cây mỗi tháng, chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long. Nhờ đó, ông có thu nhập trên 2 tỉ đồng.
Một ông nông dân Lai Châu "hô biến" 3 cây hoa hồng cổ thành vườn hoa hồng trong thung lũng đẹp như phim Từ 3 cây hồng cổ Sa Pa mua về lúc ban đầu, một lão nông ở Lai Châu đã "hô biến" thành vườn hồng đẹp như tranh, ai nhìn cũng mê. Đó là ông nông dân Bạch Thanh Quang, ở bản Hưng Bình (xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Gây dựng vườn trồng hoa hồng đẹp như phim từ 3...