Ai mà tin được cây xương rồng lại được chế biến thành vô vàn món ngon ở Quảng Nam như thế này
Những món ăn từ xương rồng đối với chúng ta có phần lạ lẫm nhưng đấy lại là hương vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình ở miền Trung.
Trong suy nghĩ của nhiều người, xương rồng là một loại thực vật chỉ dùng để “làm cảnh” hoặc trang trí trong những chậu nhỏ xinh xắn. Nhưng ẩm thực là sự sáng tạo không giới hạn, bởi thế mà một số nơi đã tận dụng giống cây đầy gai nhọn này để chế biến thành nhiều món ăn. Đặc biệt là khi đến Quảng Nam, bạn sẽ bất ngờ với hàng loạt đặc sản hấp dẫn có sự góp vị của xương rồng.
Tại các tỉnh miền Trung đầy nắng gió, xương rồng có mặt ở khắp mọi nơi và có nhiều giống khác nhau. Nhưng được dùng để làm nguyên liệu cho bữa ăn thì người ta lại chọn xương rồng tai thỏ, bởi vì chúng có gai mảnh nhỏ và lá mềm hơn các loại khác.
Sau khi lấy xương rồng về, phải sơ chế chúng bằng cách bỏ phần gai bên ngoài, tách lớp màn xanh cho thật sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Để bỏ bớt phần nhớt, người ta sẽ luộc một lần bằng nước sôi cho đến khi chúng chuyển sang vàng nâu. Khi ấy chỉ cần vắt ráo nước là bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon tùy theo sở thích.
Video đang HOT
Ở Quảng Nam, xương rồng có thể kết hợp cùng nhiều món ăn quen thuộc như làm gỏi, xào cùng tỏi hay nấu canh… Tất cả đều mang đến hương vị độc đáo, lạ miệng mà nhất định ai đến đây cũng phải một lần nếm thử.
Vào những ngày nắng nóng, tô canh chua xương rồng lại làm người ta thấy sảng khoái bởi vị thanh thanh, giòn giòn man mát. Sau khi xào sơ cùng gia vị và cá cho thấm đều thì cho nước vào nấu. Ấy là đã có được món đặc sản thơm ngon lạ miệng. Vị chua dịu, dai dai của xương rồng kết hợp thêm miếng cá ngọt đậm làm cho bữa cơm hấp dẫn hơn hẳn.
Hôm nào không kịp đi chợ, ra vườn bẻ vài lá xương rồng rồi xào cùng cà chua, tỏi, hành là đã có một món ăn vô cùng “đưa cơm”. Rồi những đĩa gỏi xương rồng chua thanh, giòn giòn mang hương vị chẳng lẫn vào đâu. Tuy trước đây chỉ là món ăn cứu đói cho những người dân nghèo ở xứ Quảng nhưng hiện nay, những món ăn từ xương rồng lại trở thành một đặc sản vùng miền nhờ hương vị độc đáo, khác lạ của chúng.
Theo Trí Thức Trẻ
Đầu bếp nhà hàng chỉ ra 3 cách "thần kì" để rau xào luôn xanh mướt đẹp mắt, căng mọng lại giòn ngon xuất sắc
Ai cũng nghĩ rằng chỉ cần đun sôi dầu, cho vài nhánh tỏi phi thơm và cho rau vào xào là xong, nhưng bí quyết để món rau xào ngon xuất sắc lại không chỉ đơn giản như thế.
Món rau xào là món ăn quen thuộc của mỗi gia đình. Thế nhưng, các chị em vẫn thường thắc mắc vì sao rau xào ở nhà hàng luôn xanh mướt, căng mọng, giòn ngon trong khi món rau xào của mình lại thâm sì, teo tóp. Ai cũng nghĩ rằng chỉ cần đun sôi dầu, cho vài nhánh tỏi phi thơm và cho rau vào xào là xong, thế nhưng, nếu chỉ đơn giản như thế thì hẳn là ai cũng sẽ trở thành đầu bếp tài ba.
Thực ra, để có món rau xào xanh mướt mắt, lại giòn thơm, ngon "bá cháy" như nhà hàng thì phải có bí quyết cả đấy. May mắn rằng, tôi được một người bạn làm đầu bếp lâu năm cho một nhà hàng Việt chỉ cho 3 cách quan trọng, mà thường các chị em chẳng bao giờ nghĩ đến.
- Hầu hết khi mọi người xào rau đều đổ rau trực tiếp vào chảo dầu. Việc làm đó thực tế là không sai, nhưng đó lại chính là một trong những lý do tại sao rau lại chuyển sang màu thâm xì. Anh đầu bếp bạn tôi nói rằng, trước khi xào rau, hãy ngâm rau xanh trong nước pha cốt chanh khoảng 5 phút. Tính axit trong chanh sẽ ngăn không cho rau xào chuyển sang màu thâm đen.
- Cách thứ 2, trước khi xào rau bạn hãy chần sơ qua một lần với nước sôi. Khi nước sôi, bạn đổ một chút muối vào và nhúng rau vào nồi rồi nhấc ra ngay. Sau đó nhúng rau vừa chần vào một bát nước lạnh rồi vớt ra để ráo nước. Sau khi rau ráo nước thì đem xào ngay, cách làm này sẽ khiến rau giữ được độ xanh và giòn.
- Cuối cùng, một trong những phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất, chính là khi sơ chế, bạn hãy tách riêng phần lá và phần thân rau. Sau đó, khi xào rau hãy cho phần thân vào trước rồi gần tắt bếp thì cho phần lá vào. Bởi vì phần thân rau thường sẽ mất nhiều thời gian để chín hơn phần lá, nên nếu để nguyên cả cây xào thì thân rau chín cũng là lúc lá chuyển sang màu thâm xì rồi.
Nhớ nhé, chỉ với những bí quyết đơn giản này là bạn đã có thể trổ tài làm món rau xào xanh mướt, giòn ngon như nhà hàng rồi. Chúc bạn thành công!
Theo Helino
Quán ăn 16 năm chở bánh canh từ Trà Vinh lên Sài Gòn mỗi ngày Sợi bánh canh làm từ gạo nguyên chất luôn tươi mới khiến món ăn của quán bà Tâm thu hút thực khách hơn. Quán bánh canh của gia đình bà Băng Tâm nằm trên đường Tôn Đản, quận 4 đã được 6 năm nay. Trước đó, quán ở một địa chỉ khác cùng quận 4. "Bán được 10 năm thì chúng tôi chuyển...