Ai mà nghĩ ở Hà Nội lại có ti tỉ món ăn kết hợp với bạch tuộc hay ho đến mức này
Những miếng bạch tuộc tươi ngon giòn dai, kết hợp trong món ăn nào cũng thơm ngon hấp dẫn vô cùng.
Bạch tuộc vốn là món ăn khoái khẩu với nhiều người. Dù chế biến theo cách nào và ăn như thế nào thì hương vị tươi ngon, giòn dai của nguyên liệu này vẫn luôn quyến rũ mãi không thôi, đặc biệt là trong không khí mát mẻ dễ chịu của những ngày này ở Hà Nội. , cũng có ti tỉ món ăn từ bạch tuộc hay ho đủ hấp dẫn để bạn phải sắp xếp một tour khám phá đó.
Chảo bạch tuộc xào cay kích thích vị giác ngay từ cái nhìn đầu tiên, với sự hòa quyện của những miếng bạch tuộc múp míp, các loại rau quyện trong thứ nước sốt đo đỏ sóng sánh. Nước sốt đậm đà ngọt cay xuýt xoa vừa khéo nâng tầm bạch tuộc dai giòn, ngọt thịt nóng hổi, ăn nhiều cũng chẳng chán. Muốn bớt cay, bớt nóng thì nhớ quấn kèm cùng rau sống để giảm đi độ nóng một chút. Nếu thích thêm độ béo ngậy thì hãy “mạnh tay” gọi thêm thật nhiều phô mai, dai dai hay ho vô cùng.
Nhớ đừng quên ghi lại một vài địa chỉ thưởng thức bạch tuộc xào cay ngon chuẩn như Octobar 27 Trần Duy Hưng, Jeju BBQ 627 Đê La Thành hay Octopus King 42B Yết Kiêu.
Bánh bạch tuộc – Takoyaki
Là món ăn đường phố rất nổi tiếng đến từ xứ sở hoa anh đào, Takoyaki thu hút bởi vẻ ngoài nhỏ xinh và hương vị độc đáo. Nguyên liệu chính của món này là bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành chua, bắp cải, gừng và không thể thiếu bạch tuộc. Riêng phần bạch tuộc được luộc trước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, khi ăn có cảm giác giòn, rất ngon. Lớp vỏ bánh rất giòn, phần nhân bên trong nóng hổi và thơm phức, ăn kèm vụn cá ngừ và các loại sốt, vừa ăn vừa thổi trong tiết trời mát mẻ thì thật không gì thú vị bằng.
Để tìm được những chiếc bánh dễ thương này ở Hà Nội, bạn có thể ghé qua Takochan Chợ Gạo, Totoro 87 Triệu Việt Vương hoặc các quán ăn Nhật Bản.
Hà Nội vào thu rồi, “rục rịch” đi ăn đồ nướng là hợp lý lắm đó! Ngoài các loại thịt sườn thông thường thì đừng quên gọi thêm một phần bạch tuộc nướng khoái khẩu nhé. Từng miếng bạch tuộc ướp đẫm sốt sa tế hay muối ớt đỏ au, cho lên bếp nghe xèo xèo, săn lại tỏa hương thơm lừng như mời gọi. Cuốn cùng rau diếp, kim chi, chấm ngập nước chấm rồi cứ thế ăn cả. Trông không đẹp mắt lắm nhưng… kệ, miễn ngon là được.
Những quán lẩu nướng thông thường hầu hết đều có bạch tuộc cho bạn tự nướng. Nếu muốn thử bạch tuộc nướng sẵn, sạch sẽ và không ám mùi thì hãy thử Sio Sushi hay Octopus King xem sao nhé.
Dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng với các tín đồ của bạch tuộc, bạch tuộc nhúng giấm là món ăn chưa bao giờ thôi “gây thương nhớ”. Do lâu chín, nhưng nóng hổi nên món ăn này luôn được thưởng thức kiểu “lai rai”, vừa đủng đỉnh ăn vừa trò chuyện. Chịu khó chờ đợi để được hưởng “thành quả” là miếng bạch tuộc tươi ngon, giòn ngọt dậy mùi giấm sả, cuốn chấm đủ thủ tục mới càng chuẩn vị và “kinh tế” hơn.
Video đang HOT
Hồng Kông Quán 90 Tô Hiến Thành hay Bạch tuộc nhúng dấm số 40 Hàng Bún là vài gợi ý cho nhóm bạn tụ tập thưởng thức món ăn này.
Không có vẻ “dịu dàng” như bạch tuộc nhúng giấm, lẩu bạch tuộc hấp dẫn bởi phần nước dùng chua cay hít hà xuýt xoa. Khéo léo nhúng bạch tuộc nở tròn như bông hoa, thêm thật nhiều rau, đậu và ít mì, xếp sẵn bát đũa chờ đợi để “đánh chén” nữa là vừa xinh. Nếu muốn “xôi thịt” hơn, bạn có thể thả thêm thịt bò, tôm hay thật nhiều loại hải sản khác, nồi lẩu sẽ trở nên đầy đặn ngọt nước, ăn bắt vị hơn nữa.
Lẩu bạch tuộc ở Hà Nội thì đa dạng vô cùng, ngoài những set lẩu thông thường thì lẩu một người hay lẩu bạch tuộc khổng lồ cũng rất được ưa chuộng đó nhé. Lẩu Say 168 Triệu Việt Vương, MIN Quán 5B Cao Đạt hay Container số 1A Lương Yên là một vài gợi ý.
Nói đến các món ngon ngâm sả quất, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến chân gà sả quất “làm mưa làm gió” suốt thời gian qua. Thế nhưng, chỉ cần thay chân gà bằng bạch tuộc thôi, một món ăn “đỉnh cao” nữa sẽ ra đời. Bạch tuộc hấp chín cùng gừng nên dai ngọt mà chẳng còn vị tanh, trộn cùng nước ngâm chua ngọt thơm nức mùi sả thì “hết sảy”. Mang màu sắc sặc sỡ lại hội tụ đủ vị chua – cay – ngọt đặc trưng, thử hỏi ai lại nỡ chối từ bạch tuộc ngâm cơ chứ!
Dạo một vòng các shop bán đồ ăn vặt online, bạn sẽ được “phục vụ” tận răng món ăn đầy mới mẻ thú vị này đó.
Theo Tri thức trẻ
Tham khảo ngay 3 món nhậu ngon từ bạch tuộc, ông xã sẽ khen hết lời
Gợi ý 3 món nhậu ngon từ bạch tuộc dưới đây sẽ khiến ông xã khen hết lời.
Bạch tuộc giàu vitamin A, B1, B2,... và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, i-ốt rất tốt cho cơ thể và trí não. Ăn bạch tuộc thường xuyên giúp chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng.
Chị em hãy mang đến hương vị mới lạ cho bữa ăn gia đình bằng món ngon từ bạch tuộc. Nguyên liệu này không chỉ giúp bữa cơm thêm ngon miệng mà còn là mồi nhậu tuyệt vời.
Bài viết này giới thiệu đến bạn công thức chế biến 3 món: Bạch tuộc nhúng giấm, bạch tuộc nướng sa tế và canh kim chi bạch tuộc.
Bạch tuộc nhúng giấm
Nguyên liệu
1 kg bạch tuộc nhỏ
2 trái dừa xiêm
2 chén giấm nuôi
1 ít rau cần, giá đỗ, hành lá
1 kg bún tươi
Gia vị: sả, hành tím, hành tây, gừng, tỏi
Chế biến bạch tuộc nhúng giấm
Rửa sạch bạch tuộc, bỏ phần túi mực, để ráo nước. Có thể bỏ luôn cả phần mắt để khi nhúng giấm nước không bị đen.
Hòa nước dừa xiêm vào giấm, thêm sả cây và gừng đập dập để tạo hương thơm. Nêm lại nồi nước sao cho có vị chua ngọt là được.
Bắc nồi nước lên bếp, vặn lửa lớn, nấu đến khi sôi thì nêm nước mắm, tiêu, ớt xắt lát và hành, tỏi đã phi thơm.
Dọn bạch tuộc, rau, bún lên bàn. Khi ăn, nhúng bạch tuộc vào nồi nước đang sôi và chấm với nước mắm dầm ớt cay hay mắm gừng.
Món bạch tuộc nhúng giấm chế biến đơn giản mà thơm ngon độc đáo sẽ là mồi nhậu ưng ý của ông xã và món ăn ngon miệng cho cả nhà.
Món bạch tuộc nhúng giấm chế biến đơn giản mà thơm ngon độc đáo sẽ là mồi nhậu ưng ý của ông xã và món ăn ngon miệng cho cả nhà - Ảnh minh họa: Internet
Bạch tuộc nướng sa tế
Nguyên liệu
1kg bạch tuộc
1 hũ sa tế
Rau củ: dưa leo, khế, rau răm
Gia vị: muối, đường, bột ngọt, mật ong
Chế biến món bạch tuộc nướng sa tế
Bạch tuộc mua về rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.
Ướp bạch tuộc với 4 muỗng canh sa tế, hành, tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê mật ong, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt; trộn đều rồi để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
Sau khi ướp bạch tuộc được 30 phút thì mang đi nướng. Có thể nướng bằng lò nướng hoặc bếp than. Khi bạch tuộc có màu vàng đều và thơm lừng thì đã chín.
Lưu ý: Bạch tuộc khi nướng phải để nguyên con. Khi nướng bằng lò than phải trở bạch tuộc liên tục để không bị cháy khét.
Sau khi nướng, để bạch tuộc vào đĩa rồi cắt thành miếng vừa ăn. Thưởng thức kèm với muối tiêu chanh hay muối ớt xanh, rau răm, dưa leo, khế.
Bạch tuộc nướng sa tế thơm lừng là món nhậu lý tưởng vào ngày cuối tuần. Uống vài hớp bia rồi nhâm nhi miếng bạch tuộc thì còn gì bằng - Ảnh minh họa: Internet
Canh kim chi bạch tuộc
Nguyên liệu
500 gram bạch tuộc
200 gram kim chi
1 củ cải trắng
200 gram giá đỗ
Gia vị: đường, mắm, muối, bột ngọt, hành lá, hành tím, tỏi, ớt
Chế biến canh kim chi bạch tuộc
Rửa sạch bạch tuộc, xắt khúc vừa ăn rồi để ráo nước.
Rửa sạch rau củ. Sau đó, củ cải trắng bào vỏ, xắt lát xéo hơi dày; giá đỗ để ráo nước; hành lá xắt khúc, ớt xắt lát.
Kim chi nên mua còn nguyên cây, để ra đĩa rồi dùng kéo cắt thành từng khúc ngắn vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp, thêm một ít dầu ăn rồi cho hành, tỏi vào phi thơm. Tiếp đến, vặn lửa lớn, thả bạch tuộc vào đảo đều nhanh chóng, để riêng ra đĩa.
Nấu 2 lít nước sôi, cho củ cải trắng vào. Tiếp tục nấu đến khi củ cải mềm thì thêm kim chi và ớt; nấu khoảng 5-7 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Lưu ý: Vì nước kim chi đã có gia vị, bạn nên nêm ít muối để không bị mặn.
Tiếp đến, cho giá đỗ, bạch tuộc vào trộn đều, rắc hành lá, tắt bếp.
Canh kim chi bạch tuộc với vị chua ngọt, cay xé cùng miếng bạch tuộc giòn sần sật mang lại bữa cơm ngon miệng và là món nhậu tuyệt vời.
Canh kim chi bạch tuộc với vị chua ngọt, cay xé cùng miếng bạch tuộc giòn sần sật mang lại bữa cơm ngon miệng và là món nhậu tuyệt vời cho ông xã - Ảnh minh họa: Internet
Theo phunusuckhoe.vn
Những món ăn mang hơi thở mùa thu Nhật Bản Chia món ăn theo mùa là một điểm đặc biệt, khác lạ của ẩm thực Nhật Bản. Vào mùa thu, khi lá phong bắt đầu nhuộm đỏ, những món ăn có màu đỏ, vàng ấm áp sẽ "lên ngôi". Nấm Matsutake (nấm Tùng Nhung): Được phân bổ tại những ngọn núi cây tùng quanh năm mây mù, tuyết phủ, cách mặt nước biển...