ài Loan ứng phó với “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc
Chính quyền Đài Loan đang xem xét thảo luận phương thức ứng phó với hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc Đại lục.
Đài Loan sẽ sớm có biện pháp đáp trả “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc Đại lục.
Ông Vương Úc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng phụ trách các vấn đề Đại lục, cho biết các ban ngành liên quan của Đài Loan đang xem xét thảo luận việc có nên từ chối nhập cảnh đối với các công dân Trung Quốc mang hộ chiếu in bản đồ “đường lưỡi bò” bao gồm cả những phần lãnh thổ Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền.
Trong “hộ chiếu đường lưỡi bò” mới cho lưu hành, Trung Quốc đã gộp cả 2 địa danh nổi tiếng Nhật Nguyệt Đàm và Thanh Thủy Đoạn Nhai của Đài Loan vào vùng biển tự xưng là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Dự kiến, tiến trình thảo luận phương thức ứng phó với “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ được các ban ngành liên quan của Đài Loan tiến hành trong vòng một tuần.
Hiện tại, các nhà lập pháp thuộc phe đối lập ở Đài Loan đã đề nghị chính quyền Đài Bắc không được cho du khách Trung Quốc mang “hộ chiếu lưỡi bò” nhập cảnh vào Đài Loan.
Video đang HOT
Không riêng ở Đài Loan, “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc cũng đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, cho đây là mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc hòng độc chiếm toàn bộ Biển Đông, khu vực được xác định có nguồn lợi hải sản phong phú, trữ lượng dầu mỏ lớn và án ngữ tại một trong những tuyến hải vận quan trọng nhất thế giới.
Nhiều nước, trong đó có Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, đã có các biện pháp đáp trả mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc.
Theo Dantri
Indonesia chỉ trích hộ chiếu đường lưỡi bò
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã thẳng thừng chỉ trích loại hộ chiếu mới của Trung Quốc là 'xảo trá' và 'phản tác dụng'.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
'Những hành động như vậy là phản tác dụng và sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết các tranh chấp hiện nay.
Chúng ta nhận thấy, động thái này của Trung Quốc là xảo trá, giống như một phép thử đối với vùng biển Đông để thăm dò phản ứng của các nước láng giềng'.
Đó là nội dung trong bài trả lời phỏng vấn của ông Marty được đăng ngày 29/11 trên nhật báo Bưu điện Jakarta.
Đồng thời, Ngoại trưởng Indonesia cũng khẳng định: 'Họ (Trung Quốc) có thể phát hành bản đồ, nhưng điều đó sẽ không có giá trị'.
Ông cho biết, lập trường của Indonesia sẽ không thay đổi bởi bất cứ hành động đơn phương nào và Jakarta sẽ truyền đạt quan điểm của mình về vấn đề này với Bắc Kinh.
Đồng thời, ông Marty nhấn mạnh rằng, việc các nước khác chấp nhận hộ chiếu có in hình bản đồ 'lưỡi bò' không thể được hiểu là họ đồng ý với các tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông cho rằng, ASEAN nên tập trung để có thể hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) như một bước đầu tiên nhằm giảm căng thẳng trong vấn đề này.
'Tôi hy vọng rằng, chúng ta, ASEAN và Trung Quốc có thể tập trung vào đối thoại', ông Marty kêu gọi.
Ngoại trưởng Marty là người từng hy vọng có thể giải quyết phần nào vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông trong năm nay.
Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, song Indonesia đã tham gia điều đình như một trung gian hòa giải trong cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN.
Việt Nam và Philippines đã phản đối loại hộ chiếu 'đường lưỡi bò' bằng cách từ chối đóng dấu visa lên tấm hộ chiếu mới của công dân Trung Quốc nhập cảnh vào các nước này.
Mỹ hôm 27/11 cho biết, nước này không chứng thực bản đồ có 'đường lưỡi bò' trên hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Giới chức ngoại giao Trung Quốc biện hộ rằng, những bản đồ này 'được tạo ra không nhằm vào bất kỳ nước cụ thể nào'.
Theo Tinngan
Trung Quốc vẽ ra "đường chín đoạn": Cả tình và lý đều không đạt Ngày 5-12, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng bài "Phải tăng mối nguy hiểm cho Việt Nam khi khai thác dầu trong vùng đường chín đoạn", trong đó nhắc đến sự kiện tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thăm dò và vu khống Việt Nam "lấy trộm dầu" chứ không phải "khai thác dầu". Ngay...