Ai là người nuôi dạy hoàng tử, công chúa thay hoàng hậu?
Sinh con nhưng không được toàn quyền nuôi dạy, ai là người thay phi tần thậm chí hoàng hậu để có được quyền lực tối thượng ấy.
Có những quy tắc khó hiểu trong thời kỳ phong kiến Trung Hoa. Mặc dù hoàng tử và công chúa rõ ràng có cuộc sống rất sung sướng nhưng ngay từ nhỏ họ đã không được gần gũi với mẹ ruột, thậm chí có những nàng cách cách còn không có con do không biết lấy lòng nhân vật bí ẩn này.
Đặc biệt những đứa trẻ mang trong mình dòng máu chân mệnh thiên tử để làm vua thì ngay cả hai tiếng “mẹ ơi” cũng không được gọi. Không ai được phép nuôi dạy con của chính mình. Đó là quy định của triều đại nhà Thanh trong việc nuôi dạy các hoàng tử, công chúa.
Duy chỉ có hậu cung của hoàng hậu mới được đặc quyền này nhưng chính bản thân Hoàng hậu cũng không được phép nuôi dạy con của mình.
Khoảng thời gian mang thai là lúc hoàng hậu và đứa con chưa sinh của mình gần gũi nhất. Sau khi hoàng hậu sinh con, nhũ mẫu sẽ mang hoàng tử hoặc công chúa đến tẩm điện khác để nuôi dưỡng, hoàng hậu chỉ được gặp con của mình khi cho ăn hoặc vào những dịp đặc biệt.
Dù có thương nhớ con thế nào, hoàng hậu cũng không thể làm trái luật.
Khi mới sinh cho đến khi trường thành, hoàng tử và công chúa sẽ có một đội ngũ tùy tùng gồm 40 người để phục vụ, riêng nhũ mẫu có 8 người, những người còn lại phục vụ giặt giũ, cơm nước.
Sống với nhũ mẫu, các hoàng tử công chúa sẽ được học lễ nghĩa trong cung, khác với những đứa trẻ khác được thoải mái vui đùa với cha mẹ, những đứa con sống trong hoàng cung phải tuân thủ quy tắc riêng.
Sở dĩ có điều này là do nhà Thanh được cai trị bởi người Mãn Châu. Đây là một bộ tộc thiểu số ở Trung Quốc, vốn là những người du mục bán khai nên họ ủng hộ sự dũng cảm và độc lập.
Việc tách biệt khỏi mẹ mình ngay từ nhỏ, tránh sự yêu thương, che chở của mẹ sẽ góp phần hình thành và duy trì sự kiên trì, dũng cảm của đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện hơn nhất là với những đứa bé được chỉ định sẽ nối ngôi vua cha.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi mang trong mình chân mệnh thiên tử, thừa kế ngai vàng, Hoàng tử càng phải được nuôi dưỡng kỹ càng và công phu, khác hẳn với những đứa trẻ thông thường. Tất nhiên, mất đi tình yêu thương, gần gũi của mẹ là sự đánh đổi để giành lấy ngai vàng.
Ngoài ra, việc tách biệt khỏi mẹ cũng nhằm mục đích ngăn chặn những hệ lụy quyền lực từ việc cùng huyết thống. Hoàng tử được người khác nuôi nấng, sẽ khiến tình cảm giữa mẹ và con không sâu đậm. Khi thừa kế ngai vàng họ sẽ không dành quá nhiều ân sủng cho mẹ, tránh sự lộng quyền của hoàng thân quốc thích bên ngoại đối với việc triều chính.
Trong cung, công lao của việc nuôi dạy con cái lớn hơn cả việc sinh nở. Nhiều trường hợp do hoàng hậu không sinh được con trai đã nhận con của phi tần để nuôi nấng, bồi dưỡng – dĩ nhiên đó phải là những đứa trẻ siêu việt và xuất chúng.
Không chỉ các hoàng tử mà ngay cả các công chúa, cách cách từ khi ra đời cũng đã không được ở trong vòng tay của mẹ. Việc nuôi dạy đều được giao cho các nhũ mẫu, bởi vậy cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều nhất không phải do người sinh thành mà là người nuôi nấng.
Hơn nữa, nhũ mẫu còn có quyền lực khủng khiếp, đó là khi các cách cách sau khi xuất giá, muốn được gần gũi chồng phải hối lộ tiền cho các nhũ mẫu nếu không sẽ bị ngăn cản, mắng nhiếc.
Không gần gũi bố mẹ, chồng xa cách, con cái không có là tình cảnh chung của nhiều cách cách thời nhà Thanh để rồi họ rơi vào trạng thái trầm cảm và qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ.
Vị công chúa được 3 đời Hoàng đế nhà Thanh yêu chiều nhưng nửa sau cuộc đời lại đầy bị thương
Dù được 3 đời Hoàng đế nhà Thanh ưu ái, Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa vẫn không thể hưởng trọn hạnh phúc đến cuối đời.
Tranh vẽ Hoàng đế Càn Long.
Càn Long là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa, thời kỳ trị vì của ông cũng kéo dài lâu nhất với hơn 60 năm. Càn Long trong đời sinh được 10 cô con gái. Trong số đó, nổi tiếng nhất và được cưng yêu nhất là Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa, cô con gái út của Càn Long.
Sinh ra trong sự mong đợi Hòa Hiếu công chúa sinh ngày 3/1 (âm lịch) năm Càn Long thứ 40, khi Càn Long Đế đã được 63 tuổi.
Mẹ bà là Đôn phi Uông thị, một sủng phi của Càn Long Đế, xuất thân Bao y Chính Bạch kỳ. Tuy nhiên trước đó, vì nguồn gốc xuất thân có phần thấp kém, nên phải sau 8 năm xuất hiện trong cung, Uông Thị mới được tấn phong Đôn phi. Vận may tiếp tục mỉm cưới với Uông Thị khi 3 năm sau đó bà mang long thai.
Tranh vẽ Đôn phi Uông Thị.
Càn Long biết tin đã vô cùng vui mừng, ông không ngờ rằng mình vẫn còn có con khi lúc đấy đã 65 tuổi. Hơn nữa, Tử Cấm Thành khi ấy đã không được nghe tiếng khóc của trẻ sơ sinh trong gần 10 năm trời, vì vậy Càn Long Đế rất mong chờ được ôm lấy đứa trẻ này. Cuối cùng Đôn phi đã hạ sinh cho Càn Long cô công chúa thứ 10 vào năm sau đó.
Lúc này, gần như hầu hết các con gái của Càn Long Đế hoặc đều đã qua đời, hoặc đã lấy chồng và rời khỏi Tử Cấm Thành. Càn Long Đế vì vậy rất vui mừng khi có thêm một tiểu công chúa bên cạnh. Kể từ khi sinh ra, Hòa Hiếu công chúa đã được Càn Long Đế hết mực cưng chiều.
Năm 10 tuổi, Hòa Hiếu được phong Hòa Thạc công chúa. Khi tròn 12 tuổi, Hoàng đế nâng địa vị của Hòa Hiếu lên Cố Luân công chúa.
Vốn dĩ, Hòa Thạc công chúa là tước vị dành cho Hoàng thứ nữ do các phi tần sinh ra, phẩm vị ngang với Quận vương. Cố Luân công chúa là tước vị dành cho Hoàng đích nữ do Hoàng hậu hạ sinh, phẩm vị ngang với Thân vương. Đủ để thấy, cô con gái út được Càn Long ưu ái đến nhường nào khi sẵn sàng phá bỏ quy định của triều đình. Ngoài ra, ông còn cho phép Hòa Hiếu dùng kiệu sức vàng, loại kiệu chỉ sau khi xuất giá các Công chúa mới được dùng.
Hòa Hiếu Công chúa thường được nhận xét là có vẻ ngoài rất giống cha mình, bà được nhận xét là tính cách quyết đoán, và thường giả nam trang tháp tùng Càn Long Đế trong những chuyến đi săn. Thậm chí Càn Long từng nói với Hòa Hiếu rằng: "Nếu con là Hoàng tử, ta chắc chắn sẽ lập con làm Thái tử".
Tạo hình Hòa Hiếu Công chúa trên phim ảnh.
Tháng 11 năm Càn Long thứ 54 (1789), Hòa Hiếu Công chúa khi đó 14 tuổi, đã kết hôn với Phong Thân Ân Đức, 15 tuổi, con trai cả của Hòa Thân, một viên quan rất được Càn Long Đế sủng ái và vô cùng nổi tiếng trong lịch sử.
Sau khi thành hôn, Hòa Hiếu Công chúa phát hiện bố chồng mình là một tham quan kiêu ngạo. Hòa Hiếu nhiều lần nói với chồng rằng: "Cha chàng chịu Hoàng phụ ân trọng, nhưng không biết nghĩ đền đáp, mà chỉ ngày ngày nhận hối lộ, ta thật lo thay cho chàng. Ngày nào đó thân không giữ được, ta ắt cũng bị chàng liên lụy".
Không lâu sau đó, vào năm Gia Khánh thứ 4, nơi hậu Càn Long Đế băng hà, Hòa Hiếu mất nơi hậu thuẫn vững chắc nhất. Trong lần đầu tiên Gia Khánh nắm toàn bộ chính quyền, việc đầu tiên ông làm là diệt trừ Hòa Thân. Ngay cả Phong Thân cũng bị bắt giữ, tịch thu tài sản và chờ ngày ra pháp trường. Hòa Gia sụp đổ, Hòa Hiếu Công chúa rơi vào hoảng loạn, ngày đêm rửa mặt bằng nước mắt.
Hòa Hiếu vội vã vào hoàng cung để thỉnh cầu anh trai tha cho chồng mình một con đường sống. Gia Khánh yêu thương em gái từ nhỏ nên khi đối mặt với hình ảnh đau thương của cô nên đã mềm lòng đồng ý. Hòa Thân không bị xử trảm mà được ban tự vẫn trong tù, bảo toàn cơ thể. Phong Thân Ân Đức cũng được tha tội và tiếp tục cho hưởng thụ bá tước, tiếp tục làm quan.
Tranh vẽ Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa.
Gia Khánh Đế phái Phong Thân Ân Đức đến nhận chức quan ở vùng biên ải. Phong Thân từ đó chìm vào hoan lạc tửu sắc. Cho dù Hòa Hiếu có thể nhẫn nhịn nhưng cơ thể của Phong Thân càng ngày càng yếu, chẳng được bao lâu thì ông ngã bệnh.
Hòa Hiếu Công chúa thỉnh cầu anh trai cho họ được trở về Bắc Kinh, và Gia Khánh Đế đã chấp thuận. Tuy nhiên chỉ 3 tháng sau Phong Thân Ân Đức qua đời, để lại Hòa Hiếu chịu cảnh góa phụ.
Hòa Hiếu công chúa và Phong Thân Ân Đức có chung một con trai, sinh vào năm Càn Long thứ 58 nhưng chết yểu vào năm Gia Khánh thứ 2. Hòa Hiếu Công chúa sau đó nhận nuôi 2 con gái riêng của Phong Thân, sau còn nhân nuôi một nghĩa tử là Phúc Ân, để Hòa gia có người kế thừa.
Thương cảm với hoàn cảnh của em gái mình, nhưng Gia Khánh Đế chỉ có hỗ trợ cho Hòa Hiếu về mặt tài chính. Gia Khánh Đế còn để Phúc Ân thế tập tước Khinh xa Đô úy của Hòa Thân.
Hòa Hiếu Công chúa sau đó tiếp tục được cháu mình là Đạo Quang Đế hết mực chiếu cố. Tuy nhiên vào năm Đại Quang thứ 3 (1823), Hòa Hiếu Công chúa qua đời sau những năm tháng bi thương và cô quạnh.
Có lẽ, sự may mắn và hạnh phúc của Hòa Hiếu Công chúa đã dồn hết cả vào cuộc đời lúc trẻ. Để rồi, dù được 3 đời Hoàng đế nhà Thanh ưu ái, Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa vẫn không thể hưởng trọn hạnh phúc đến cuối đời.
20 thói quen tốt bạn nhất định phải xây dựng cho bản thân trước năm 25 tuổi Trước khi gặp được hoàng tử, nàng Bạch Tuyết đã suýt bị mẹ kế hãm hại không biết bao lần. Đừng cho rằng cứ là công chúa thì sẽ nghiễm nhiên được hưởng mọi đặc ân, cả cuộc đời này chuyện gì cũng suôn sẻ. Sự tự lập sẽ khiến đường dài phía trước rực rỡ hơn. Sự tự lập sẽ khiến bạn...