Ai là người đã xây dựng vùng đất cổ xưa đầy bí ẩn này?
Teotihuacan, một trong những thành phố lớn đầu tiên của Tây bán cầu, được xây dựng rất hoành tráng nhưng cho đến nay nguồn gốc của nó là một bí ẩn, là một câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ học.
Teotihuacan, nằm ở miền Trung Mexico, được xây dựng rất hoành tráng với hai kim tự tháp khổng lồ, một đại lộ linh thiêng rất lớn, kiến trúc, nghệ thuật và tôn giáo của nó đã ảnh hưởng đến tất cả các nền văn hóa Mesoamerican tiếp theo, và ngày nay nó vẫn là địa điểm cổ xưa được ghé thăm nhiều nhất ở Mexico. Teotihuacan cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Nằm trong thung lũng cùng tên, Teotihuacan được hình thành từ năm 150 trước Công nguyên. Các cấu trúc lớn nhất tại địa điểm này đã được hoàn thành trước thế kỷ thứ 3, và thành phố đã đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ 4 với dân số lên tới 200.000 người. Teotihuacan là tên của người Aztec đặt cho thành phố, có nghĩa là “Nơi của các vị thần”.
Khi những người Aztec đặt chân tới miền trung Mexico, họ đã phát hiện ra thành phố được xây dựng từ 1000 năm trước nên củng cố lại nó cũng như đặt tên Teotihuacan cho vùng đất này.
Tại một địa điểm khảo cổ nổi tiếng nằm cách thành phố Mexico khoảng 50km, nhà khảo cổ học George Cowgill thuộc Đại học bang Arizona vẫn đang trên con đường tìm kiếm câu trả lời “Ai đã xây dựng nên thành phố bí ẩn này?”
“Đây là thành phố lớn nhất ở bất cứ nơi nào thuộc Tây bán cầu trước những năm 1400,” Cowgill cho biết. “Trong quá trình khảo cổ, chúng tôi đã tìm ra các dấu vết của hàng ngàn dân cư và các kim tự tháp tương đương với các kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập.”
Video đang HOT
Kỳ lạ thay, Teotihuacan, với một con đường trung tâm đồ sộ và các tòa nhà lớn bao gồm Đền mặt trời và Đền mặt trăng, lại không có cấu trúc quân sự nào, mặc dù các chuyên gia nói rằng sự ảnh hưởng về văn hóa và quân sự của Teotihuacan tràn ra khắp khu vực.
Nhà khảo cổ học Cowgill cũng chia sẻ thêm rằng bề mặt có thể nhìn thấy của cả vùng đất đã được lập bản đồ chi tiết, nhưng có lẽ mới chỉ khai quật được một số phần. Bất kể những người xây dựng thành phố này là ai, nhưng ở thời điểm đó, bằng những thiết bị bí ẩn nào, họ vẫn thật vĩ đại.
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy Teotihuacan là sự chắp vá của các nền văn hóa như Maya, Mixtec và Zapotec. Có giả thuyết cho rằng một ngọn núi lửa đang phun trào đã buộc một lượng lớn dân cư chuyển vào thung lũng Teotihuacan và những người tị nạn đó đã xây dựng lên thành phố này.
Bên trong ngôi đền, các nhà nghiên cứu tìm thấy các thi thể của con người và động vật bị chôn vùi, đây có thể là những người đã hy sinh cho các lớp kim tự tháp khi nó được xây dựng.
Hiện chúng ta vẫn không rõ tại sao Teotihuacan sụp đổ. Một giả thuyết cho rằng các tầng lớp nghèo hơn đã thực hiện một cuộc nổi dậy nội bộ chống lại giới thượng lưu.
Vào khoảng năm 600, các tòa nhà lớn của Teotihuacan đã bị lửa cố tình phá hủy, các tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc tôn giáo cũng đã bị hủy hoại theo. Tiếp theo, xói mòn đất và hạn hán tàn phá thêm thành phố, mặc dù khu vực rộng lớn và vĩ đại này vẫn tồn tại trong hai thế kỷ nữa nhưng sự thống trị chỉ còn là ký ức.
Bí ẩn những ngôi đền kì dị, vĩnh viễn không được phép mở ra
Là một trong những nơi cổ xưa, linh thiêng nhất trên thế giới, khám phá những ngôi đền bí ẩn này dường như bất khả thi. Cách duy nhất là để mặc nó ở đó, vĩnh viễn không được mở ra.
1. Đền thờ Padmanabhaswamy: Là một ngôi đền cổ ở Ấn Độ, đền Padmanabhaswamy gắn liền với nền tôn giáo huyễn hoặc của nước này. Điều nổi tiếng nhất về nó là kho báu khổng lồ được giấu ở bên trong. Các cuộc tranh cãi xoay quanh đền thờ không chỉ liên quan đến giá trị của kho báu, mà bởi nó còn gắn liền với các vị thần cổ.
Bởi vậy không ai biết chắc được người nào thực sự xứng đáng nhận được kho báu của thần linh, và kho tiền khổng lồ này sẽ mãi mãi bị giữ kín ở đây. Nhiều người cũng đã tự nguyện bảo vệ đền thờ để kho báu của nó không bao giờ bị mở ra và cướp mất, đảm bảo tính linh thiêng và giá trị của ngôi đền vẫn nguyên vẹn.
2. Hành lang Văn khố của người Ai Cập: Có nhiều lý do mà những di tích cổ như tượng Nhân Sư ở Ai Cập không bao giờ được phép đào bới và mổ xẻ, dẫu nó có giá trị lịch sử lớn tới đâu. Những nhà khảo cổ học không hề đụng đến một tầng kiến trúc ẩn bên dưới bức tượng khổng lồ này, nơi được gọi là Hành lang Văn Khố.
Khu vực bí ẩn này lần đầu tiên được tìm ra bởi các nhà khảo cổ trong ngôi mộ của Tutankhamun, họ nhận ra có một số hang động lớn, có vẻ là hang tự nhiên, nằm ngay bên dưới Nhân Sư. Để tránh những người muốn tìm kiếm khu vực này để chứng minh nó có thật, những nhà khảo cổ và chính phủ Ai Cập đã ngăn chặn mọi cuộc điều tra và tìm kiếm về tượng Nhân Sư. Tồn tại hay không, có lẽ chúng ta không bao giờ biết được.
3. Hầm mộ của vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên: Là một trong những lăng mộ cổ xưa và lớn nhất thế giới, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một bí ẩn mà có lẽ không bao giờ có thể giải mã được. Lăng mộ này có quy mô đồ sộ, chia thành nhiều phần. Bên trong còn có bẫy như nỏ tự động bắn, sông suối băng thủy ngân và được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Nhiều học giả đã đề xuất việc khám phá các cung điện ngầm và lăng mộ vị hoàng đế, nhưng quy mô cung điện quá lớn và gặp nhiều khó khăn do bẫy. Hơn nữa, khi khai quật các chiến binh đất nung, người ta đã bắt đầu nhận ra làm vậy sẽ bị các hiện vật này bị phá hủy do tiếp xúc với không khí. Vì nguyên do khoa học và cả các tin đồn về lời nguyền trong lăng mộ, khu vực này sẽ được bảo vệ kỹ lưỡng thay vì khai quật và khám phá.
4. Nghĩa địa của Thần Khỉ: Nằm ở Honduras là một thành phố bị lãng quên bên dưới cánh rừng già rậm rạp. Khi sử dụng máy bay điều khiển từ xa để khám phá khu rừng, họ còn tìm thấy một cánh cổng lớn có thể dẫn tới di tích cổ nằm dưới lòng đất, được gọi là nghĩa địa của Thần Khỉ. Tuy nhiên để có thể tới được đó, các nhà khảo cổ sẽ buộc phải dùng trực thăng để thả xuống đúng miệng cổng bởi địa hình ở đây rất nguy hiểm và khó tiếp cận được.
Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với một loại ký sinh trùng có thể xâm nhập vào người và tiêu hủy dần da thịt, nội tạng. Với các mối nguy hiểm này, di tích cổ dưới lòng đất vẫn bị bỏ hoang và hoàn toàn không thể đặt chân vào.
5. Thành phố bị mất Aztlan: Dẫu hầm kho báu ở di tích này vẫn chỉ là suy đoán, nhưng có vẻ như thực sự tồn tại một thành phố Aztect dưới lòng đất ở Nam Mỹ. Nó hoàn toàn chưa được khai quật và khám phá. Aztect là một trong những triều đại lớn nhất trong lịch sử Nam Mỹ, và nền văn minh của họ đã đạt được những thành tựu có giá trị to lớn. Thành phố Aztlan nổi tiếng tới vậy bởi được cho là quê hương của bảy bộ lạc người Aztect. Do thế, nó còn được gọi là thành phố với bảy cánh cổng.
Bí ẩn khối đá hơn 10.000 năm tuổi bị cắt đôi hoàn hảo Nằm ở ốc đảo Tayma, Arab Saudi, Al Naslaa là khối đá hơn 10.000 tuổi bị chia làm hai với đường cắt thẳng như sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Đây là bí ẩn lớn mà giới khoa học chưa thể tìm ra lời giải. Khối đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo Tayma, Arab Saudi là một bí ẩn lớn...