Ai là chủ nhân của hàng ngàn bộ hài cốt?
Chủ nhân của những bộ hài cốt này là ai? (Ảnh: minh họa)
Phần lớn truyền thuyết đều nói rằng những bộ hài cốt trong hang là của nghĩa quân Lữ Gia, song lại có người bảo là quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.
Điều khá đặc biệt mà nhóm thám hiểm của ông Thịnh biết được, đó là, trên các vách hang có rất nhiều giáo mác, dao kiếm. Tuy nhiên, ông chỉ nhìn thấy hình thù mà thôi, vì han gỉ hết rồi, động vào là vỡ vụn.
Trong chuyến khám phá hang động và “ suối xương” năm ấy, nhóm ông Thịnh mất tổng cộng 3 ngày đêm. Thời gian khám phá dài như thế, song vẫn chưa đi được hết các ngóc ngách. Trước kia, cụ Như từng đi 7 ngày đêm trong động vẫn chưa thấy đáy hang đâu. Cụ đi sâu đến nỗi bị lạc đường, hết cả dầu thắp. Cũng may, đến ngày thứ 7 thì có lễ hội chùa Thầy. Tiếng trống hội lọt vào hang, cụ cứ theo âm thanh của tiếng trống mà lần mò ra ngoài mới thoát chết.
Liệu hàng ngàn bộ xương trong bể và trong lòng núi có phải của quân Lữ Gia?
Theo lời ông Thịnh, không phải ở “suối xương” mới có xương người mà hầu hết các ngách hang đều có hài cốt. Nhiều bộ xương nằm theo thế co quắp. Tóm lại, toàn bộ hang động trong lòng núi là một huyệt mộ khổng lồ chưa được khai quật.
Có một chuyện mà tôi dò hỏi mãi, ông Thịnh mới kể, đó là chuyện ông cùng đoàn thám hiểm nhặt được rất nhiều đồ cổ trong chuyến khám phá hang động. Cứ chỗ nào thấy có tro than, đào lên kiểu gì cũng có hài cốt và cạnh bộ hài cốt là một số loại đồ cổ, chủ yếu là bát đĩa.
Cát và khoáng chảy ra từ vách đá là một trong những chuyện lạ trong núi Sài Sơn
Những cái bát ăn to như bát tô bây giờ, còn đĩa thì có đường kính tới 40-50cm, to như cái mâm. Ông Thịnh đã bán một số món đồ cổ, được bao nhiêu thì ông không nói. Hiện ông Thịnh còn giữ khoảng chục món nữa, nhưng nhờ người khác cất giữ. Tôi bày tỏ ý định muốn xem những thứ đồ cổ ấy, nhưng ông từ chối. Ông cũng từ chối việc chụp ảnh chân dung ông.
Trong những câu chuyện dưới chân núi Sài Sơn, tôi được nghe rất nhiều tấn bi kịch liên quan đến việc xâm phạm “suối xương”, đào bới đồ cổ. Có cậu thanh niên đào bới hài cốt, lấy đồ cổ, đột nhiên bị thần kinh, điên khùng. Có người xuống hang nghịch ngợm, giẫm đạp vào hài cốt, bị tai nạn giao thông chết ngay khi ra khỏi hang.
Xương cốt nhiều vô kể trong lòng núi Sài Sơn, nên người dân gọi là “suối xương”
Gần đây nhất, theo lời đồn, một thanh niên tên T, là con trai của một người bán hàng ở chùa Thầy, sau khi lấy được 20 món đồ cổ trong “suối xương”, liền đâm hư, rồi mắc nghiện. Hiện T đang nằm ở trại cai nghiện. Mẹ T hoảng quá, đem một số đồ cổ nộp cho chùa.
Những câu chuyện hư thực về sự xâm phạm nơi yên nghỉ của hàng ngàn nghĩa quân Lữ Gia khiến nhiều người nhụt chí không còn dám khám phá “suối xương” nữa.
Video đang HOT
Xương cốt có ở rất nhiều ngóc ngách
Trao đổi về chuyện bể xương và “suối xương” bí ẩn trong lòng núi Sài Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Chung, Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quốc Oai cho biết: Bà đã làm việc ở Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 20 năm nay, song chưa thấy có nhà khoa học nào thông qua huyện để nghiên cứu về vấn đề này nên không nắm được bất cứ thông tin gì.
Ông Đặng Văn Tu, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) cũng cho biết, từ trước đến nay, tỉnh cũng chưa có dự án hay ý tưởng nào nghiên cứu về những bộ xương trong núi Sài Sơn. Thông tin duy nhất mà ông biết được cũng chỉ qua lời kể của nhà chùa rằng đó là xương cốt của nghĩa quân Lữ Gia. Còn nhà chùa thu thập những thông tin đó từ đâu thì ông cũng không nắm được.
Những đồ gốm vỡ vẫn còn nhiều trong hang động, cạnh những bộ xương
PGS-TS. Nguyễn Lân Cường cho biết: “Từ 20 năm trước, tôi đã vào hang trong núi Sài Sơn để tìm hiểu về những bộ hài cốt bí ẩn này, song không có tư liệu gì cả. Những truyền thuyết mà nhân dân quanh vùng kể lại cũng không hoàn toàn thống nhất. Phần lớn truyền thuyết đều nói rằng những bộ hài cốt trong hang là của nghĩa quân Lữ Gia, song lại có người bảo là quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc (thế kỷ 19).
Tôi đã đề xuất với nhà chùa cho khai quật, song nhà chùa không cho nên thôi. Sau đó, tôi mải ngược xuôi Nam – Bắc với mồ mả, xương cốt nên rất bận, không có thời gian nghĩ đến cái bể xương với suối xương ấy nữa”.
Chụp ảnh kỷ niệm với xương cốt trong động
Theo ông Đặng Bằng – Trưởng Ban quản lý di tích chùa Thầy, cố GS. Trần Quốc Vượng cũng đã từng vào hang Cắc Cớ nghiên cứu sơ lược về bể xương và ông nói ngay rằng: “Khó có thể tin đây là xương cốt của quân Lữ Gia chống Hán. Bởi vì, với thời gian hơn 2.000 năm, xương cốt phải hóa thạch rồi!”.
GS. Trần Quốc Vượng chỉ nói mỗi câu như vậy, rồi không có ý kiến gì thêm nữa nên nhà chùa và Ban quản lý di tích chùa Thầy cũng chỉ biết tin vào truyền thuyết mà thôi.
Những người trong Ban quản lý di tích chùa Thầy cũng đã chú tâm tìm hiểu chuyện này, song chưa tìm được bất cứ tài liệu chính thống, bia đá nào nói về bể xương, “suối xương” và nghĩa quân Lữ Gia.
Chỉ có một tài liệu duy nhất có tên “Sơn Tây tỉnh địa chí”, xuất bản năm 1938, của Phạm Xuân Độ nói về những bộ hài cốt trong hang động núi Sài Sơn. Tuy nhiên, bộ sách này cũng chỉ dẫn lời truyền thuyết y như lời kể của nhân dân trong vùng…
Có ý kiến cho rằng, để xương cốt hóa thạch, phải cần thời gian lên đến cả triệu năm. Xương cốt phải chìm xuống đáy biển, được lớp trầm tích bao phủ, rồi quá trình vận động tạo sơn, đáy biển dâng lên thành núi, mới có hóa thạch, chứ một vài ngàn năm chưa thể hóa thạch được. Do đó, ý kiến của GS. Vượng cho rằng, nếu xương trong núi Sài Sơn có niên đại 2.000 năm thì đã hóa thạch, chưa hẳn đã đúng.
Công chúng và người dân quanh núi Sài Sơn rất cần câu trả lời của các nhà khoa học
Phần lớn ý kiến khác lại khẳng định, nếu quân Lữ Gia chết trong lòng núi từ 2.000 năm trước, thì xương cốt đã tan thành đất. Tuy nhiên, lại có người phản biện, không hẳn trải qua 2 ngàn năm xương cốt đã tan biến, mục ruỗng. Bởi vì, nếu những bộ xương này nằm trong điều kiện môi trường đặc biệt nào đó, không có sự xâm hại của vi khuẩn, thì có thể tồn tại lâu bền. Thực tế, các nhà khoa học đã từng khai quật mộ thuyền 2.500 năm ở Hưng Yên vẫn còn nguyên xương cốt.
Vậy là bể xương, “suối xương” cùng những bộ hài cốt rải rác khắp hang động trong lòng núi Sài Sơn vẫn chìm trong bức màn bí ẩn.
Công chúng và người dân quanh núi Sài Sơn rất cần câu trả lời của các nhà khoa học.
Theo VTC News
Mục sở thị 'suối xương' trong lòng núi
Đang lò dò tìm kiếm trong vách đá xem có tìm được thứ gì hóa thạch không, tôi liền đá phải một bộ xương, khiến sọ người lăn lông lốc. Cảm giác ớn lạnh chạy khắp cơ thể.
Loanh quanh ở xóm Chợ dưới chân núi Sài Sơn một hồi, tôi cũng tìm được một người dẫn đường xuống "suối xương" huyền thoại trong lòng núi. Chàng trai dẫn đường tên Tuấn.
Tôi và Tuấn buộc thừng rồi đu người thả xuống một ngách nhỏ ngay phía bên phải bể xương. Bóng đêm lạnh lẽo bao trùm. Bốn bề chỉ có một màu đen kịt.
Chùa Thầy - danh thắng chứa đựng nhiều bí ẩn
Tôi cứ bám chân Tuấn mà bò. Thỉnh thoảng lại rờ thấy một mê cung. Chỉ cần tuột tay khỏi chân Tuấn là lạc trong động, chết đói trong một ngóc ngách nào đó là cái chắc. Ý nghĩ đó khiến tôi lạnh người. Nếu Tuấn lẩn mất ở ngách hang nào đó, chắc tôi chẳng còn biết đường ra.
Đến một cửa động có đường kính chừng một mét, Tuấn dừng lại và bảo, cách đây 4 năm, ông Phạm Văn Long và 2 người nữa, đều ở xóm Chợ, đem lưới vào chăng ở miệng hang này để bắt dơi. Khi mọi người đang gỡ hàng chục con dơi dính lưới, bỗng có một quầng sáng rực lửa như cái đuốc bay lơ lửng ngay trước mặt mọi người.
Đường lên hang Cắc Cớ
Cả mấy người đều sợ hãi, tròn mắt nhìn, không nói được lời nào. Cái đuốc lơ lửng chừng vài chục giây rồi tự dưng rơi mất hút xuống lòng hang. Mọi người bỏ lại lưới, chạy thục mạng khỏi hang. Chẳng rõ thực hư thế nào, nhưng từ đó mấy người này không dám bước chân vào hang bắt dơi nữa.
Lần mò chừng hơn tiếng đồng hồ trong hang động, hết đi lại bò, tôi thấy một khoảng rộng mênh mông hiện ra. Luồng ánh sáng từ chiếc đèn pin Tuấn mang theo không xé nổi bóng đêm chiếu đến mái hang. Ánh sáng yếu ớt từ chiếc đèn bị bóng đêm đen đặc nuốt chửng.
Du khách xuống hang Cắc Cớ đều tò mò khám phá bể xương
Tuấn bảo: "Cứ nhắm mắt chạy nhảy lung tung cũng được". Quả thực, mặt hang khá bằng phẳng, tôi cứ dạo bước một cách thoải mái trong cảnh có mắt cũng như không. Tuy nhiên, tôi thấy khá khó thở vì thiếu không khí.
Người dân địa phương gọi hang này là Bãi Ba Sào, vì nó rộng bằng khoảng 3 sào Bắc bộ. Giữa hang có "chợ lợn", là bãi đá mà hòn nào cũng có hình thù ụ ị như một con lợn.
Tuấn nhặt một hòn đá và ném mạnh lên mái hang. Sau khi tiếng "cạch" dội âm vào các vách đá, hàng loạt tiếng đập loạn xạ từ vách động dội xuống. Những con dơi hoảng hốt va vào người tôi "bịch bịch".
Chiếc đầu lâu trong Bãi Ba Sào
Một lát sau, tiếng động của đàn dơi bay tán loạn ngớt dần, chúng tôi tiến vào sát vách động. Chiếc giày leo núi ngập dưới lớp phân dơi dày đặc. Trên vách đá, hàng vạn con dơi treo lơ lửng, ken đặc. Giống dơi ở trong động này chủ yếu là dơi ngựa khá nhỏ.
Lần mò một lúc thì Tuấn tìm thấy hai cột nhũ đá bên vách động. Chiếu đèn pin vào, một cột lóe lên màu vàng, còn một cột sáng lên màu bạc. Hai cột nhũ đá này giống hình cây, có cành, lá, nên những người chứng kiến gọi là "cây vàng, cây bạc".
Xương cốt rất nhiều trong bể đá
Tuấn chỉ tôi mấy dẻ xương người nằm sát vách đá. Trên cổ, bên cạnh bộ xương còn có một xâu tiền vung vãi. Không hiểu người này xâu tiền vào dây để cất giữ hay nó có ý nghĩa như một chiếc vòng trang sức. Tuấn bảo, một số người đã lấy đồng xu đem cho các nhà khoa học nghiên cứu xem loại tiền này thuộc đời nào, từ thế kỷ bao nhiêu, song chưa thấy có ai trả lời cả.
Đang lò dò tìm kiếm trong vách đá xem có tìm được thứ gì hóa thạch không, tôi liền đá phải một bộ xương, khiến sọ người lăn lông lốc. Cảm giác ớn lạnh chạy khắp cơ thể.
Xương cốt có rất nhiều trong lòng núi Sài Sơn
Tôi bàn với Tuấn tìm cách mang bộ xương này lên bể xương, nhưng Tuấn bảo cứ để cụ an nghỉ ở đó. Bởi nếu di chuyển lên trên, gặp không khí đậm đặc, hoặc ánh sáng tự nhiên, bộ xương hơn 2 ngàn năm tuổi này sẽ vụn ra như mùn.
Cách đây 4 năm, một đám thanh niên đã chuyển các cụ lên bể xương, nhưng khi mang các cụ đến nơi, đầu lâu cứ nổ lốp bốp, vỡ vụn hết, rất thương tâm.
Lần mò từng bước quanh Bãi Ba Sào, rồi Tuấn cũng tìm thấy một ngách động nhỏ. Chúng tôi bật cả 3 chiếc đèn pin chiếu xuống song tuyệt nhiên không thấy đáy. Ném hòn đá xuống thì một lát sau mới nghe thấy tiếng lốc cốc vọng lên. Tuấn bảo, muốn đi tiếp thì phải chuẩn bị thang dây rất dài và có nhiều người cùng đi để hỗ trợ nhau.
Cột nhũ đá hình Phật trong động Sài Sơn
Đi qua "giếng" này sẽ đến một khoảng rộng nữa gọi là Thung Lũng Tình Yêu. Tên đó là do một số lão nông đặt khi thám hiểm. Nó đẹp ra sao, lãng mạn thế nào Tuấn cũng không biết, vì dưới đó cũng tối om như mực.
Từ Thung Lũng Tình Yêu, phải đi qua nhiều ngóc ngách hiểm trở mới đến được "suối xương".
Để xuống được "suối xương" phải chấp nhận nguy hiểm, thậm chí... mất mạng, vì rất có thể bị lạc, bị ngã hoặc bị ngộp thở vì thiếu không khí.
Hiện tại, ở Sài Sơn không ai có khả năng dẫn đường xuống tận "suối xương". Những người từng xuống "suối xương", người đã mất, người bệnh tật, người bị nạn, thậm chí, người từng xuống đó cũng không muốn nhắc lại chuyến đi đó nữa, vì những ám ảnh kỳ lạ.
Theo VTC
Điểm danh những nhân vật xăm kín gần 100% cơ thể 1. Người có bàn cờ trên đầu Không chỉ có bàn cờ trên đầu mà khắp cơ thể của người đàn ông này đều có những hình xăm khác nhau, đặc biệt hơn anh ta còn phun màu lên đồng tử mắt. Người đàn ông này có tên là Matt Gone, hiện đang sống tại Portland, Orego, nước Mỹ. Trên cơ thể anh...