Ai không nên tiêm vaccine Covid-19?
Người bị dị ứng với các thành phần của vaccine Covid-19 không nên tiêm, người mắc dị ứng thông thường vẫn có thể chủng ngừa.
Kể từ cuối tháng 12/2020, nhiều quốc gia bắt đầu triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19. Đây được coi là hy vọng chấm dứt đại dịch của nhiều nước. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi nước cần chủng ngừa cho ít nhất 70% dân số mới mong đạt miễn dịch cộng đồng. Song giống với các loại dược phẩm khác, vaccine Covid-19 có thể để lại tác dụng phụ và không phù hợp với một số đối tượng nhất định.
Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, người được tiêm vaccine cần khám sàng lọc trước đó. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ không tiêm, và được khuyến cáo không đến điểm tiêm chủng. Khi khám sàng lọc, người được tiêm phải thông báo cho nhân viên y tế tiền sử bệnh tật, các bệnh nhiễm trùng cấp tính, mạn tính phải điều trị, hóa trị, miễn dịch, có tiền sử dị ứng hay sốc phản vệ.
Đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng như WHO chỉ khuyến cáo duy nhất một nhóm không nên tiêm chủng, đó là người dị ứng với các thành phần của vaccine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người gặp phản ứng nghiêm trọng trong lần tiêm đầu tiên không nên chích mũi thứ hai.
Người dị có tiền sử dị ứng thông thường (với thức ăn, phấn hoa, nấm mốc…) vẫn có thể tiêm vaccine. “Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi không loại trừ những tình nguyện viên thế này, thậm chí cả người dị ứng thực phẩm nghiêm trọng”, tiến sĩ Purvi Parikh, chuyên gia dị ứng của Mạng lưới Nghiên cứu Dị ứng và Hen suyễn, giải thích.
Video đang HOT
Bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (phải), 28 tuổi, Khoa Hồi sức Tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, đang được khám sàng lọc trước khi tiêm, ngày 8/3. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ ba từ trái sang) giám sát do đây là ngày đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam. Ảnh: Hữu Khoa.
Dù vaccine được khuyến nghị sử dụng cho người cao tuổi, song theo WHO, nên cân nhắc chủng ngừa cho những người rất yếu, có thể sống dưới ba tháng tới. Không nên tiêm vaccine cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi trước khi có kết quả nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn.
Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, dữ liệu an toàn của vaccine còn hạn chế. Ban đầu, WHO cho rằng phụ nữ mang thai chỉ nên tiêm chủng nếu thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm nCoV (nhân viên y tế tuyến đầu hoặc có bệnh nền). Song hôm 1/2, WHO điều chỉnh khuyến nghị. Trên trang web chính thức, WHO nêu rõ: “Dựa vào những gì đã biết, chúng tôi cho rằng rủi ro của vaccine với phụ nữ có thai nhỏ hơn lợi ích đem lại”.
Sức khoẻ các nhân viên y tế ổn định sau khi tiêm vaccine COVID-19
39 bác sĩ, nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang có sức khoẻ ổn định, không có phản ứng bất thường.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tính đến đầu giờ chiều, sức khoẻ của 39 nhân viên y tế được tiêm vaccine COVID-19 sáng nay (8/3) đều ổn định, không có phản ứng bất thường. Sau khi tiêm khoảng 30 phút, các nhân viên đã quay trở lại làm việc bình thường.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, để tiến hành chiến dịch tiêm chủng, bệnh viện đã triển khai kho bảo quản tiếp nhận vaccine, hoàn thiện cơ sở tiêm bảo đảm quy trình chống nhiễm khuẩn, bảo đảm về sàng lọc. Đặc biệt, với những trường hợp cao tuổi, bệnh viện sẽ khám sàng lọc kỹ lưỡng bằng điện tim, x-quang, xét nghiệm để bảo đảm tốt nhất sức khỏe người tiêm, an toàn tiêm chủng...
Sức khoẻ của các nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sau khi tiêm đều ổn định.
Theo ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Astrazeneca được cấp phép tại Hàn Quốc và trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm cũng như sản xuất rất khắt khe. Đến nay, vaccine đã được WHO phê duyệt sử dụng trong những tình huống phòng chống dịch bệnh khẩn cấp.
Vaccine cũng có hiệu quả bảo vệ đối với các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Ngoài Việt Nam, hiện trên thế giới cũng đang triển khai tiêm loại vaccine này.
Tuy nhiên, ông Park cũng cho rằng, dù đã trải qua quy trình phát triển rất nghiêm ngặt, nhưng đây là lần đầu tiên thế giới sản xuất một loại vaccine trong thời gian ngắn 1 năm. Do vậy, người được tiêm chủng phải được theo dõi, kiểm tra liên tục sau tiêm 48 giờ. Ngoài ra, những người này cũng cần tiếp tục theo dõi tại nhà để quá trình tiêm được đảm bảo an toàn.
Hoàn thiện quy trình tiêm chủng
Phát biểu tại cuộc họp rút kinh nghiệm sau tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc. Đây là sự đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
Bộ Y tế đề nghị Chương trình Tiêm chủng Mở rộng và các đơn vị thực hiện tiêm chủng nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Chính phủ và Bộ Y tế về sử dụng vaccine phòng COVID-19, giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vaccine để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).
Bên cạnh đó Chương trình tiêm chủng cũng cần đẩy mạnh giám sát để phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai tiêm chủng, kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình chuẩn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế mong muốn các cơ quan báo chí truyền thông tích cực phối hợp với ngành y tế tăng cường truyền thông về tính an toàn và lợi ích tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tới mỗi người dân và cộng đồng để vận động toàn thể người Việt Nam thực hiện biện pháp phòng bệnh tích cực này.
"Không có vaccine nào an toàn 100% và không có vaccine nào có tác dụng phòng bệnh 100%. Do vậy muốn bảo vệ xã hội khỏi nguy cơ mắc COVID-19, đồng thời với tiêm chủng chúng ta cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế). Tôi tin tưởng rằng, thực hiện tốt những điều này chúng ta nhất định sẽ chặn đứng COVID-19", ông Thuấn nhấn mạnh.
20 triệu liều vắc-xin COVID-19 bị vứt sọt rác? Bài học từ chính nước Mỹ, và điều may mắn của Việt Nam Bài viết dưới đây của chuyên gia giúp bạn hiểu hơn về nguy cơ hao hụt vắc xin COVID-19 và những bài học rút ra từ nước Mỹ. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường ở nhiều nơi, tiêm vắc-xin phòng bệnh đang được kỳ vọng là cách giải quyết triệt để và hiệu quả. Theo WHO, trên toàn...