Ai không nên dùng bột nghệ, tinh bột nghệ?
Bột nghệ hay tinh bột nghệ được dùng rộng rãi trong việc chữa các bệnh về tiêu hoá, làm đẹp da, tốt cho máu, …. Tuy nhiên, dùng sai cách có thể gây hại đến sức khỏe.
Tinh bột nghệ sờ vào mịn hơn và thường có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với bột nghệ. Trong khi đó bột nghệ thì thường sạn tay do có lẫn các chất thô, xơ. Tuy nhiên bột nghệ và tinh bột nghệ đều được chế biến từ củ nghệ tươi nên cùng có những lợi ích sức khỏe nhất định.
Cụ thể củ nghệ rất giàu các hợp chất chống viêm và chống ôxy hóa. Trong đó hoạt chất curcumin có trong nghệ là một chất chống oxy hóa polyphenol. Nó được cho là có khả năng chống vi rút, kháng khuẩn, kháng viêm và chống ung thư mạnh. Nhờ đặc tính kháng viêm nên nghệ rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm như viêm khớp, giúp giảm đau, giảm sưng khớp, trị các vết thương hở, vết bỏng, vết bầm tím và các bệnh về da.
Curcumin còn giúp cải thiện tâm trạng, kích thích sản xuất ra các hormone dẫn truyền thần kinh là serotonin và dopamine tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái. Bên cạnh đó uống bột nghệ (tinh bột nghệ) cũng tạo cho bạn một hệ miễn dịch vững chắc, khỏe mạnh.
Nghệ tốt cho sức khỏe tuy nhiên có những nhóm người nên cẩn trọng và lưu ý khi sử dụng bột nghệ hay tinh bột nghệ:
Phụ nữ mang thai
Video đang HOT
Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nghệ được cho là sử dụng an toàn khi được chế biến trong món ăn. Nhưng nếu uống nghệ dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc, thai phụ và mẹ bỉm sữa sẽ gặp nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Bởi nghệ có tác dụng kích thích tử cung vì vậy nó có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt nhưng có thể gây nguy hiểm đối với thai phụ.
Bệnh nhân thiếu máu
Người thiếu máu do thiếu sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ. (Ảnh minh họa)
Một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy các hợp chất hoá học trong nghệ có thể liên kết với sắt trong ruột và gây ra tình trạng thiếu sắt. Theo nghiên cứu, nghệ lại là một trong những gia vị được biết đến có khả năng ức chế sự hấp thụ sắt từ 20 – 90% ở người. Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ.
Người bị sỏi thận
Thường xuyên tiêu thụ bột nghệ (tinh bột nghệ) với số lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, bệnh nhân sỏi thận cũng không nên dùng.
Người chuẩn bị phẫu thuật
Nếu dự định phẫu thuật nên ngưng tiêu thụ nghệ trong khoảng 2 tuần trước khi thực hiện ca mổ vì nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến ra máu nhiều, khó cầm trong và sau khi phẫu thuật.
Người bị sỏi mật và tắc nghẽn đường mật
Chất curcumin trong nghệ giúp cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật và ung thư túi mật. Tuy nhiên theo một nghiên cứu, nghệ có thể kích hoạt các cơn đau ở những người bị sỏi mật. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những người có vấn đề liên quan đến sỏi mật và tắc nghẽn đường mật nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa chất curcumin.
Nguy cơ ung thư khi dùng đũa sử dụng một lần không rõ nguồn gốc
Đũa ăn một lần đã trở nên quá quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người. Vậy nhưng những đôi đũa ăn liền không rõ nguồn gốc vẫn trôi nổi trên thị trường, có chứa các chất độc dưới đây không phải ai cũng biết.
Hiện nay, đũa "ăn liền" hay còn gọi là đũa dùng một lần được sử dụng phổ biến tại hầu hết quán ăn, từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng, thậm chí một số gia đình còn mua về gia đình để sử dụng cho tiện. Tuy vậy, nhiều sản phẩm đũa ăn liền không rõ nguồn gốc vẫn trôi nổi trên thị trường, có giá chưa tới 100 đồng/đôi với, sử dụng loại đũa này có thể vô tình bạn đã đưa chất độc hại vào trong cơ thể.
Đũa sử dụng một lần không rõ nguồn gốc có mùi khó chịu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Trang Taipei Times đưa tin: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Đài Loan đã phát hiện sản phẩm đũa dùng 1 lần có chứa chất độc hại và yêu cầu thu hồi toàn bộ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. FDA Đài Loan đã thu 250 mẫu đũa tại 170 cửa hàng lớn nhỏ buôn bán các bộ đồ ăn dùng 1 lần, trong đó phát hiện có 1 mẫu chứa chất biphenyl và 3 mẫu khác có chứa chất hydrogen peroxide.
Đây là 2 chất tẩy trắng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Việc tiếp xúc với hai loại chất này có thể gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người dùng. Đặc biệt, biphenyl có nguy cơ tiềm ẩn là phá hủy phổi, dạ dày và tuyến tụy. Ở liều lượng thấp trong thời gian ngắn, chất tẩy trắng có thể gây hại cho gan, tuyến giáp, tiếp xúc lâu dài nguy cơ dẫn đến ung thư gan và các khối u ác tính.
Trước đó, loại đũa ăn một lần cũng đã từng bị phản ánh bị "ngậm" lưu huỳnh. Mặc dù lượng hóa chất tồn dư trên đũa có thể không nhiều, khó xảy ra trường hợp ngộ độc cấp tính nhưng sẽ dẫn đến tổn thương mạn tính. Các hóa chất có gốc lưu huỳnh có thể gây loét niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là những vi khuẩn dẫn đến tiêu chảy. Với những đôi đũa này, khi bóc lớp nilon đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc.
Ngoài ra, để làm đẹp, đũa ăn một lần giá rẻ được đưa qua nước ôxy già. Đây là loại nước có tính tẩy rất mạnh. Được biết, ôxy già khi ở nồng độ rất thấp (dưới 5%) được sử dụng phổ biến để tẩy tóc người. Với nồng độ cao hơn, nó có thể làm cháy da khi tiếp xúc.
Ở nồng độ thấp hơn được sử dụng trong y học để rửa vết thương và loại bỏ các mô chết. Bột tan được sử dụng trong khâu đánh bóng, lâu ngày tích tụ trong người sẽ gây ra bệnh sỏi mật.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa HN), nấm mốc cũng là một trong những chất độc có thể có trong đũa ăn một lần. Nguyên liệu sản xuất ra đũa thông thường là tre, gỗ, có chứa nước nếu chưa tiến hành bảo đảm an toàn tuyệt đối rất dễ mốc và sinh ra vi khuẩn độc hại. Vì vậy, các loại đũa thường có thời hạn sử dụng không quá nửa năm. Quá thời gian này, người sử dụng rất dễ bị nhiễm các loại khuẩn khác nhau.
Mỗi người cần tự bảo vệ mình bằng việc lựa chọn sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.
Kỹ thuật mới giúp người phụ nữ 34 tuổi thoát ám ảnh sỏi gan tái đi tái lại Người phụ nữ ở Phú Thọ nhập viện do tái phát sỏi trong gan. Tuy nhiên nếu chỉ lấy sỏi mà không xử lý hẹp đường mật trong gan, nguy cơ tái phát của bệnh nhân rất cao. Năm 2008, chị N.T.T (34 tuổi, ở Đoan Hùng, Phú Thọ) đã được mổ lấy sỏi mật. Gần đây, chị thấy có biểu hiện đau...